hoangnhauyen
Thành viên
- Tham gia
- 28/6/2017
- Bài viết
- 0
Trong địa lý cổ truyền, phóng thủy (thoát nước) quan trọng không kém khai môn (mở cửa): nếu phóng Thủy sai, cơ cấu bố trí của toàn bộ ngôi nhà sẽ bị bất ổn.
Nhà cũng là một cơ thể sống, có nạp vào thì phải có thải ra, nếu hoàn thiện sơn phết chưa đẹp thì có thể điều chỉnh, nhưng khi hệ thống thoát nước, hầm phân, hố ga gặp trục trặc thì sẽ không thể sinh hoạt được. Trong địa lý cổ truyền, phóng thủy (thoát nước) quan trọng không kém khai môn (mở cửa): nếu phóng thủy sai, cơ cấu bố trí của toàn bộ ngôi nhà sẽ bị bất ổn. Còn tác xí (đặt khu vệ sinh, hầm phân) trong phong thủy được tiền nhân đúc kết theo nguyên tắc “đưa hung gặp hung” để hóa giải hung khí. Vùng hung không gian nhà được định nghĩa là khu vực được ít ưu tiên hơn về sinh hoạt so với các không gian khác như phòng khách, bếp ăn, phòng ngủ. Do vậy vị trí phù hợp để đặt “đầu ra” cho nhà (như phòng vệ sinh, hầm phân tự hoại) nên nằm ở các vùng hung đó.
Vùng hung mỗi nhà mỗi khác, tùy theo tuổi của gia chủ mà xác định dựa theo la bàn và theo nguyên tắc tọa hung: tuổi gia chủ thuộc Đông tứ mệnh thì vùng hung là vùng thuộc nhóm Tây tứ trạch (Tây Bắc, Tây Nam, chính Tây, Đông Bắc). Tương tự, tuổi gia chủ thuộc Tây tứ mệnh sẽ đặt khu vực vệ sinh, hầm phân ở các hướng thuộc Đông, Đông Nam, chính Nam và chính Bắc. Tất nhiên còn phải xem xét sơn hướng cụ thể trong từng hướng vừa nêu để tránh phạm cung xấu.
Một số nhà biệt thự hay nhà vườn rộng có diện tích khuôn viên bao quanh thì nên đưa hầm phân, hố ga ra hẳn bên ngoài phần xây nhà (dĩ nhiên vẫn đảm bảo nguyên tắc tọa hung như kể trên) để chủ động hơn trong xử lý kỹ thuật, giảm thiểu ảnh hưởng xấu vào ngôi nhà chính. Đặc điểm của hệ thống thoát nước thải thông thường là có độ dốc thích hơp để dễ dàng tiêu thoát. Không phải vô cớ mà phong thủy coi trong việc đắp đất nền cao, khi tòa nhà càng về phía sau càng cao dần lên (nở hậu theo chiều cao) để đảm bảo các phần tiêu thoát nước (cả nước sinh hoạt lẫn nước mưa) thuận lợi hơn. Tránh làm nhà trước cao sau thấp cũng là để tránh gây ra các khoảng thấp trũng, tù đọng uế khí bên trong và phía sau nhà.
Ở phố liền kề, hầu như hầm phân không thể “chạy” đi đâu được, do vây từ đầu lúc bố trí nên lưu ý tới vị trí hầm phân nằm gần vị trí gầm cầu thang hay vệ sinh dưới trệt, có nắp thăm được bố trí khuất, tránh nằm gọn trong chung cung của nhà. Một số nhà hiện nay dùng tầng trệt phía trước để xe thì hầm phân có thể nằm dưới nền nhà xe. Những quy định về sơn hướng đặt hầm phân nếu có thể tuân thủ chặt chẽ theo bát trạch thì tốt còn nếu không cần cố gắng giảm thiểu các bị trí xấu, ưu tiên các vị trí thuận tiện cho không gian chính, chọn chỗ ít sử dụng, khuất nẻo để bố trí trên quan niệm “đa cát thắng thiểu hung” (nhiều cái tốt sẽ lấn ái ít cái xấu) để giúp phong thủy của ngôi nhà hài hòa hơn.
Có một thời gian, do những thiếu thốn về diện tích và bất cập trong bố trí tiện ích không gian, người ta phơi đồ ra ngoài ban công trước nhà hay bất kỳ chỗ nào có khoảng trống! Điều này dẫn đến một diện mạo đô thị nhếch nhác và chất lượng không gian sống giảm sút. Nên khi thiết kế nhà, cần lưu tâm để những khoảng “phụ” này không ảnh hưởng đến những chỗ “chính” khác về mặt kiến trúc và phong thủy, bởi không gọi chỗ nào là phụ cả trong một ngôi nhà có tiện ngi hoàn hảo.
Nếu kết hợp được chỗ giặt cùng với sân phơi thì sẽ tránh di chuyển nhiều, đồng thời dùng nguyên lý tọa hung hướng cát (như các khu bếp, vệ sinh….) sẽ khá hữu hiệu về phong thủy. Cụ thể là những hướng xấu, hướng ít giao tiếp thường bố trí sân phơi và chỗ giặt hoặc nằng gắt làm hại quần áo. Tốt nhất là làm thành phòng giặt (dù nhỏ) kề cận với sân phơi có mái và chung quanh là khung bảo vệ (hoặc lưới) để tránh mưa nắng trực tiếp và ngăn đồ đạc không bị thất lạc. Ngoài ra sự phòng một mùa mưa bão, có thể kết hợp chỗ ủi và soạn đồ.
Nơi giặt và phơi đồ cũng phải đặt khuất tầm nhìn từ ngoài vào, với nhà trệt thường ở giếng trời (phía sau) hay sàn nước, còn nhà còn nhà có mái bằng thì dùng sân thượng là hợp lý. Tuy nhiên cần chú ý dù sân phơi trên thượng vẫn nên đặt phía sau – hậu chẩm – của nhà để vừa tránh lộ ra mặt tiền thiếu thẩm mĩ, vừa không phải mang lại quần áo qua phòng thờ (thường hay hướng ra trước). Đây là điều kỵ trong phong thủy: không treo y phục trước minh đường và nơi trang nghiêm. Các hướng Đông, Đông Bắc, Bắc và Tây Bắc là hướng có trường khi thuộc dương, phù hợp để bố trí chỗ giặt – phơi vốn thuộc Âm.
Riêng với bếp, khu vực mang tính Hỏa, mà Thủy khăc Hỏa nên không được bố trí chỗ giặt – phơi trong bếp, hoặc bên cạnh bếp (quần áo sẽ bị ám khói hoặc dễ bắt lửa gây hỏa hoạn, đồng thời nước giặt làm bếp thêm ẩm ướt).
Nơi giặt giũ là chỗ có lương nước sử dụng thuộc loại nhiều nhất trong nhà, do đó đây là chỗ cần chú ý cấp thoát nước thật thông suốt. Có nước nhiều nhưng chỗ giặt lại mang tính chất khác biệt về nhà tắm, người làm việc có thể ngồi lâu (nếu giặt tay) hoặc giặt máy thì cũng phải có chỗ soạn đồ, do đó không nên đặt trung khu giặt giũ với khu vệ sinh, sẽ khá bất tiện lúc sử dụng. Nếu là nhà trệt còn diện tích thì có thể tách hẳn thành một khu giặt phơi sau nhà, kết hợp khu vực để máy bơm và bồn nước. Nếu là nhà lầu thì cần làm miệng thu thoát nước riêng (không chung với WC hay thoát nước mưa) và bố trí sàn âm để hạn chế nước giặt chảy tràn lan ra sân. Trường hợp là căn hộ chung cư cũng chú ý xem có chỗ đặt máy giặt tại hành lang kho hay không.
Chỗ giặt phơi tính Âm cao, nếu lại đặt trong môi trường âm nữa thì sẽ âm thịnh dương suy, không khí ẩm ướt, quần áo khó mà khô ráo sạch sẽ được, nhiều nước xả ra sễ làm sàn trơn trượt. vì thế tốt nhất phải đặt khu giặt và phơi tại chỗ có nhiều ánh sáng (dương quang) chiếu vào để vừa cân bằng âm – dương, vừa khô ráo, dễ dàng đi lại thao tác giúp người làm việc thỏa mái dễ chịu.
Nhà cũng là một cơ thể sống, có nạp vào thì phải có thải ra, nếu hoàn thiện sơn phết chưa đẹp thì có thể điều chỉnh, nhưng khi hệ thống thoát nước, hầm phân, hố ga gặp trục trặc thì sẽ không thể sinh hoạt được. Trong địa lý cổ truyền, phóng thủy (thoát nước) quan trọng không kém khai môn (mở cửa): nếu phóng thủy sai, cơ cấu bố trí của toàn bộ ngôi nhà sẽ bị bất ổn. Còn tác xí (đặt khu vệ sinh, hầm phân) trong phong thủy được tiền nhân đúc kết theo nguyên tắc “đưa hung gặp hung” để hóa giải hung khí. Vùng hung không gian nhà được định nghĩa là khu vực được ít ưu tiên hơn về sinh hoạt so với các không gian khác như phòng khách, bếp ăn, phòng ngủ. Do vậy vị trí phù hợp để đặt “đầu ra” cho nhà (như phòng vệ sinh, hầm phân tự hoại) nên nằm ở các vùng hung đó.
Vùng hung mỗi nhà mỗi khác, tùy theo tuổi của gia chủ mà xác định dựa theo la bàn và theo nguyên tắc tọa hung: tuổi gia chủ thuộc Đông tứ mệnh thì vùng hung là vùng thuộc nhóm Tây tứ trạch (Tây Bắc, Tây Nam, chính Tây, Đông Bắc). Tương tự, tuổi gia chủ thuộc Tây tứ mệnh sẽ đặt khu vực vệ sinh, hầm phân ở các hướng thuộc Đông, Đông Nam, chính Nam và chính Bắc. Tất nhiên còn phải xem xét sơn hướng cụ thể trong từng hướng vừa nêu để tránh phạm cung xấu.
Một số nhà biệt thự hay nhà vườn rộng có diện tích khuôn viên bao quanh thì nên đưa hầm phân, hố ga ra hẳn bên ngoài phần xây nhà (dĩ nhiên vẫn đảm bảo nguyên tắc tọa hung như kể trên) để chủ động hơn trong xử lý kỹ thuật, giảm thiểu ảnh hưởng xấu vào ngôi nhà chính. Đặc điểm của hệ thống thoát nước thải thông thường là có độ dốc thích hơp để dễ dàng tiêu thoát. Không phải vô cớ mà phong thủy coi trong việc đắp đất nền cao, khi tòa nhà càng về phía sau càng cao dần lên (nở hậu theo chiều cao) để đảm bảo các phần tiêu thoát nước (cả nước sinh hoạt lẫn nước mưa) thuận lợi hơn. Tránh làm nhà trước cao sau thấp cũng là để tránh gây ra các khoảng thấp trũng, tù đọng uế khí bên trong và phía sau nhà.
Ở phố liền kề, hầu như hầm phân không thể “chạy” đi đâu được, do vây từ đầu lúc bố trí nên lưu ý tới vị trí hầm phân nằm gần vị trí gầm cầu thang hay vệ sinh dưới trệt, có nắp thăm được bố trí khuất, tránh nằm gọn trong chung cung của nhà. Một số nhà hiện nay dùng tầng trệt phía trước để xe thì hầm phân có thể nằm dưới nền nhà xe. Những quy định về sơn hướng đặt hầm phân nếu có thể tuân thủ chặt chẽ theo bát trạch thì tốt còn nếu không cần cố gắng giảm thiểu các bị trí xấu, ưu tiên các vị trí thuận tiện cho không gian chính, chọn chỗ ít sử dụng, khuất nẻo để bố trí trên quan niệm “đa cát thắng thiểu hung” (nhiều cái tốt sẽ lấn ái ít cái xấu) để giúp phong thủy của ngôi nhà hài hòa hơn.
Có một thời gian, do những thiếu thốn về diện tích và bất cập trong bố trí tiện ích không gian, người ta phơi đồ ra ngoài ban công trước nhà hay bất kỳ chỗ nào có khoảng trống! Điều này dẫn đến một diện mạo đô thị nhếch nhác và chất lượng không gian sống giảm sút. Nên khi thiết kế nhà, cần lưu tâm để những khoảng “phụ” này không ảnh hưởng đến những chỗ “chính” khác về mặt kiến trúc và phong thủy, bởi không gọi chỗ nào là phụ cả trong một ngôi nhà có tiện ngi hoàn hảo.
Nếu kết hợp được chỗ giặt cùng với sân phơi thì sẽ tránh di chuyển nhiều, đồng thời dùng nguyên lý tọa hung hướng cát (như các khu bếp, vệ sinh….) sẽ khá hữu hiệu về phong thủy. Cụ thể là những hướng xấu, hướng ít giao tiếp thường bố trí sân phơi và chỗ giặt hoặc nằng gắt làm hại quần áo. Tốt nhất là làm thành phòng giặt (dù nhỏ) kề cận với sân phơi có mái và chung quanh là khung bảo vệ (hoặc lưới) để tránh mưa nắng trực tiếp và ngăn đồ đạc không bị thất lạc. Ngoài ra sự phòng một mùa mưa bão, có thể kết hợp chỗ ủi và soạn đồ.
Nơi giặt và phơi đồ cũng phải đặt khuất tầm nhìn từ ngoài vào, với nhà trệt thường ở giếng trời (phía sau) hay sàn nước, còn nhà còn nhà có mái bằng thì dùng sân thượng là hợp lý. Tuy nhiên cần chú ý dù sân phơi trên thượng vẫn nên đặt phía sau – hậu chẩm – của nhà để vừa tránh lộ ra mặt tiền thiếu thẩm mĩ, vừa không phải mang lại quần áo qua phòng thờ (thường hay hướng ra trước). Đây là điều kỵ trong phong thủy: không treo y phục trước minh đường và nơi trang nghiêm. Các hướng Đông, Đông Bắc, Bắc và Tây Bắc là hướng có trường khi thuộc dương, phù hợp để bố trí chỗ giặt – phơi vốn thuộc Âm.
Riêng với bếp, khu vực mang tính Hỏa, mà Thủy khăc Hỏa nên không được bố trí chỗ giặt – phơi trong bếp, hoặc bên cạnh bếp (quần áo sẽ bị ám khói hoặc dễ bắt lửa gây hỏa hoạn, đồng thời nước giặt làm bếp thêm ẩm ướt).
Nơi giặt giũ là chỗ có lương nước sử dụng thuộc loại nhiều nhất trong nhà, do đó đây là chỗ cần chú ý cấp thoát nước thật thông suốt. Có nước nhiều nhưng chỗ giặt lại mang tính chất khác biệt về nhà tắm, người làm việc có thể ngồi lâu (nếu giặt tay) hoặc giặt máy thì cũng phải có chỗ soạn đồ, do đó không nên đặt trung khu giặt giũ với khu vệ sinh, sẽ khá bất tiện lúc sử dụng. Nếu là nhà trệt còn diện tích thì có thể tách hẳn thành một khu giặt phơi sau nhà, kết hợp khu vực để máy bơm và bồn nước. Nếu là nhà lầu thì cần làm miệng thu thoát nước riêng (không chung với WC hay thoát nước mưa) và bố trí sàn âm để hạn chế nước giặt chảy tràn lan ra sân. Trường hợp là căn hộ chung cư cũng chú ý xem có chỗ đặt máy giặt tại hành lang kho hay không.
Chỗ giặt phơi tính Âm cao, nếu lại đặt trong môi trường âm nữa thì sẽ âm thịnh dương suy, không khí ẩm ướt, quần áo khó mà khô ráo sạch sẽ được, nhiều nước xả ra sễ làm sàn trơn trượt. vì thế tốt nhất phải đặt khu giặt và phơi tại chỗ có nhiều ánh sáng (dương quang) chiếu vào để vừa cân bằng âm – dương, vừa khô ráo, dễ dàng đi lại thao tác giúp người làm việc thỏa mái dễ chịu.