'Bỏ thi tốt nghiệp hơn là bỏ thi đại học, cao đẳng'

Totoro

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/12/2011
Bài viết
5.437
Chủ đề 'có nên bỏ thi đại học cao đẳng hay không' đang nóng hổi trong cộng đồng teen với rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo mới nhất của đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo". Theo đó, có thể bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và thay vào đó là xét tuyển dựa trên kết quả tốt nghiệp để tránh cồng kềnh, tốn kém.

H04-JPG-1373251780-500x0-13753-8925-2678-1379926232.jpg

Thí sinh dự thi ĐH năm 2013 . Ảnh: Ngọc Trần.

Ngay khi dự thảo được công bố đã có rất nhiều ý kiến trái chiều quanh việc nên hay không nên bỏ kỳ thi tuyển sinh quan trọng bậc nhất sau 12 năm học.

Bạn Vịt Pé Bỏng bình luận: "Mình thấy dự thảo hay đấy chứ. Đại học, cao đẳng chỉ nên xét thôi vì cá nhân nào không đủ năng lực, không cố gắng sẽ tự đào thải. Còn bây giờ áp lực thi cử nặng nề nên nhiều bạn cứ thế nhồi nhét đủ loại kiến thức để vào đại học chứ chẳng phải là đam mê nữa”.

Đồng quan điểm, Anh Ngoc chia sẻ: "Thi đại học, cao đẳng bây giờ rất tốn kém, nhiều bạn học rất giỏi nhưng chỉ vì “học tài thi phận” nên vẫn thua những bạn học kém hơn. Việc đánh giá năng lực qua kỳ thi tốt nghiệp tổng hợp sẽ tránh áp lực, tình trạng "học tủ" những môn thi đại học mà thôi".

Tương tự, Tin Tin cũng cho rằng, trên thế giới chỉ những trường đại học lớn mới thi tuyển, còn lại đều áp dụng theo hình thức xét tuyển như thế này.

binh-luan-2-8610-1379926232.jpg

Rất nhiều bình luận trái chiều trước dự thảo mới của Bộ. Ảnh chụp từ màn hình.

Để sớm hiện thực hóa dự thảo này, Quan Quang đề nghị, nếu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp thì phải đảm bảo tính chính xác cao, chấm thật kỹ. Nội dung các môn thi cần xen giữa những kiến thức đã học và phải biết vận dụng chứ không phải học vẹt. Tránh tình trạng quay cóp, tài liệu để đảm bảo năng lực của thí sinh.

Tuy nhiên, không ít ý kiến phải đối khi cho rằng việc bỏ thi đại học, cao đẳng sẽ gây ra những tiêu cực như chạy điểm và không phù hợp tình hình hiện nay. Theo Nguyễn Nghi (THPT Gia Định TP HCM), kỳ thi đại học rất quan trọng vì nó đánh giá kiến thức học được trong 12 năm. Nếu không thi đại học thì sẽ không biết được ai giỏi, ai kém. Còn nếu xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp sẽ không đánh giá đúng năng lực thí sinh vì sẽ có những những bạn không trung thực khi làm bài.

1013904-401920416594395-150841-6241-3992-1379926233.jpg

Nguyễn Nghi cho rằng không nên bỏ thi đại học mà thay vào đó là bỏ thi tốt nghiệp. Ảnh: NVCC.

"Theo mình, cần bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì nó gây áp lực cho học sinh và nhờ đó chúng mình sẽ có nhiều thời gian ôn luyện đại học hơn. Nên giữ kỳ thi đại học như hiện tại nhưng thay vào đó đề thi cần phải vừa sức. Bên cạnh đó có thể cho một số câu hỏi nâng cao để phân loại", Nguyễn Nghi nói thêm.

Punie (THPT Phú Nhuận TP HCM) cũng có chung quan điểm: "Mình không đồng tình lắm với việc xét tuyển đại học, cao đẳng dựa trên điểm thi tốt nghiệp. Rất nhiều bạn đã rất vất vả trong 3 năm cấp 3 để học theo khối mà mình mong muốn. Nếu thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học sẽ có thêm những môn khác không mong muốn, như thế càng áp lực hơn".

Theo Punie, đại học là cánh cửa vô cùng quan trọng đối với học sinh, nên bỏ thi tốt nghiệp để nâng cao chất lượng đại học.

1236830-373791066057602-101949-6323-8144-1379926233.jpg

Punie cũng có quan điểm không nên bỏ thi đại học, cao đẳng vì như thế sẽ không công bằng. Ảnh: NVCC.

Ủng hộ việc đổi mới chương trình học nhưng bạn Cat Cat cho rằng, nếu bỏ thi đại học thì sẽ có rất nhiều tiêu cực phát sinh.

"Thi đại học hiện là kỳ thi nghiêm túc nhất ở nước ta vì năm nào tỷ lệ tốt nghiệp cũng đạt tỷ lệ trên 90% rồi. Có chăng nên bỏ thi tốt nghiệp và duy trì tuyển sinh đại học, cao đẳng để đánh giá chất lượng thí sinh. Đừng áp dụng giáo dục của nước khác vào nước mình vì hoàn cảnh mỗi nước không giống nhau”, học sinh này thẳng thắn.

Theo Ione
 
toàn ra những điều không đâu.những nước khác họ làm nghiêm, chạy điểm ít. nước mình tiền vào là được hết ah.nếu mà xét tuyển qua tốt nghiệp thì con nhà giàu vào đại học hết
 
×
Quay lại
Top