- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 336
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.
Theo Bộ GD&ĐT, nếu dự thảo Thông tư được thông qua và ban hành, sẽ thay thế Thông tư liên tịch 07/2013 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hiện hành, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập trong thời gian qua.
Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, thầy cô chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi trường hoặc bộ môn thiếu giáo viên; hoặc khi có giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và những công việc khác do cấp thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí giáo viên khác dạy thay.
Tại dự thảo Thông tư mới, Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ quy định trên nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục, đồng thời bảo đảm việc giáo viên được hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy định của Luật Viên chức và Bộ luật Lao động.
Trường hợp môn học không thể bố trí đủ giáo viên giảng dạy, giáo viên phải dạy vượt quá số giờ tối đa được thanh toán, thì người đứng đầu cơ sở phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo.
Căn cứ quy định này, hiệu trưởng phải phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợp, đảm bảo công bằng, hạn chế tối đa tình trạng trong 1 cơ sở giáo dục vừa có giáo viên dạy vượt giờ, vừa có giáo viên dạy thiếu giờ.
Dự thảo Thông tư cũng quy định về việc điều chỉnh tổng số giờ dạy thêm được trả tiền trong 1 năm học đối với giáo viên.
Theo đó, số giờ dạy thêm được trả tiền đối với giáo viên mầm non không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động; đối với nhà giáo khác không quá 150 giờ.
Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cử đi biệt phái do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến biệt phái chi trả. Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cử đi dạy liên trường do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM
Theo Bộ GD&ĐT, nếu dự thảo Thông tư được thông qua và ban hành, sẽ thay thế Thông tư liên tịch 07/2013 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hiện hành, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập trong thời gian qua.
Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, thầy cô chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi trường hoặc bộ môn thiếu giáo viên; hoặc khi có giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và những công việc khác do cấp thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí giáo viên khác dạy thay.
Tại dự thảo Thông tư mới, Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ quy định trên nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục, đồng thời bảo đảm việc giáo viên được hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy định của Luật Viên chức và Bộ luật Lao động.
Trường hợp môn học không thể bố trí đủ giáo viên giảng dạy, giáo viên phải dạy vượt quá số giờ tối đa được thanh toán, thì người đứng đầu cơ sở phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo.
Căn cứ quy định này, hiệu trưởng phải phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợp, đảm bảo công bằng, hạn chế tối đa tình trạng trong 1 cơ sở giáo dục vừa có giáo viên dạy vượt giờ, vừa có giáo viên dạy thiếu giờ.
Dự thảo Thông tư cũng quy định về việc điều chỉnh tổng số giờ dạy thêm được trả tiền trong 1 năm học đối với giáo viên.
Theo đó, số giờ dạy thêm được trả tiền đối với giáo viên mầm non không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động; đối với nhà giáo khác không quá 150 giờ.
Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cử đi biệt phái do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến biệt phái chi trả. Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cử đi dạy liên trường do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM