- Tham gia
- 10/10/2015
- Bài viết
- 371
Những ngày Tết đến xuân về, ngồi bên mâm gạo, đĩa thịt, những mớ lá chuối, lá dong xanh ngắt bà chuẩn bị làm bánh, cảm giác thật yên bình và hạnh phúc khó tả.
Bánh chưng, bánh tét mang ý nghĩa to lớn trong đời sống tâm hồn Việt mỗi độ Tết đến xuân về. Loại bánh tượng trưng cho một năm mới no đủ, hạnh phúc và cũng là vật phẩm để gia đình dâng lên bàn thờ tổ tiên ngày Tết không thể thiếu. Nhưng chỉ với những chiếc bánh được làm từ chính tay bà, tay bố mẹ mới cho ta cảm giác Tết đang đến gần từng ngày.
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh bánh chưng vuông cạnh ngoài miền Bắc, còn ở miền Nam bánh tét được chọn thay thế cho bánh chưng. Nhiều người cho rằng, bánh Tét trong miền Nam tượng trưng cho người dân vùng nam hiền lành chân chất, đơn giản dễ chịu, không cầu kỳ như người miền Bắc. Chính bởi vậy bánh tét được làm khá đơn giản và gọn nhẹ, gói theo kiểu hình đòn chứ không vuông to như ngoài miền Bắc.
Thực tế ngoài miền Bắc cũng có những vùng gói bánh tét như miền Nam như các tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên...
Nhưng dù là bánh được làm ở miền Bắc hay miền Nam, thì ta cũng chỉ cảm nhận được không khí Tết đến gần khi chính tay ông bà, bố mẹ tự làm nên những chiếc bánh truyền thống đó. Cảm giác ngồi xem người lớn làm bánh sao thấy mình vừa hạnh phúc lại vừa ấp áp với một năm mới sắp đến mà không cần thứ gì đó quá cao sang.
Chiếc bánh chưng, bánh tét - món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam trong những ngày Tết cổ truyền.
Mặc dù tên gọi khác nhau giữa hai miền, nhưng chúng có nguyên liệu rất giống nhau, từ những hạt gạo nếp thơm ngon...
...đến những miếng thịt làm nhân
và những hạt đỗ vàng ươm bao bọc quanh miếng nhân thịt lợn.
Những chiếc lá xanh ngắt, những miếng thịt dài, những mâm gạo, mâm đỗ đầy ụ đang chờ sẵn đôi bàn tay khéo léo nhẹ nhàng của bà, để tạo thành một món truyền thống dâng lên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa cũng như những ngày Tết.
Với kinh nghiệm theo số tuổi, bà đang chăm chút sao cho miếng bánh được đều đỗ và thịt nhất.
Nhẹ nhàng bước đầu gói những tàu lá chuối lại với nhau
Bao bọc kín chiếc bánh tét.
Tỉ mẩn...
tỉ mẩn.
Sao cho bánh gọn gàng nhất.
Đến công đoạn buộc lạt ép bánh cho chặt và gọn.
Và những chiếc bánh đã hoàn thiện xong.
Giờ chỉ việc xếp chúng vào những chiếc nồi to.
Cho lên bếp đun trong khoảng một ngày với những chiếc bánh kích cỡ to, và chỉ mất hơn nửa ngày với những chiếc bánh nhỏ vừa tay cầm.
Là có ngay thành phẩm tươi ngon mà trong đó là bao công sức của bà làm nên. Chỉ ngắm những chiếc bánh xanh ngon do chính tay bà làm, do chính những chiếc nồi của gia đình đun sủi ùng ục nước, ta mới cảm nhận được "hương vị" thanh bình, nhẹ nhàng và hạnh phúc của ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
Ảnh: Nguyễn Minh Chương
Rose (Vntinnhanh)
Bánh chưng, bánh tét mang ý nghĩa to lớn trong đời sống tâm hồn Việt mỗi độ Tết đến xuân về. Loại bánh tượng trưng cho một năm mới no đủ, hạnh phúc và cũng là vật phẩm để gia đình dâng lên bàn thờ tổ tiên ngày Tết không thể thiếu. Nhưng chỉ với những chiếc bánh được làm từ chính tay bà, tay bố mẹ mới cho ta cảm giác Tết đang đến gần từng ngày.
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh bánh chưng vuông cạnh ngoài miền Bắc, còn ở miền Nam bánh tét được chọn thay thế cho bánh chưng. Nhiều người cho rằng, bánh Tét trong miền Nam tượng trưng cho người dân vùng nam hiền lành chân chất, đơn giản dễ chịu, không cầu kỳ như người miền Bắc. Chính bởi vậy bánh tét được làm khá đơn giản và gọn nhẹ, gói theo kiểu hình đòn chứ không vuông to như ngoài miền Bắc.
Thực tế ngoài miền Bắc cũng có những vùng gói bánh tét như miền Nam như các tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên...
Nhưng dù là bánh được làm ở miền Bắc hay miền Nam, thì ta cũng chỉ cảm nhận được không khí Tết đến gần khi chính tay ông bà, bố mẹ tự làm nên những chiếc bánh truyền thống đó. Cảm giác ngồi xem người lớn làm bánh sao thấy mình vừa hạnh phúc lại vừa ấp áp với một năm mới sắp đến mà không cần thứ gì đó quá cao sang.
Chiếc bánh chưng, bánh tét - món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam trong những ngày Tết cổ truyền.
Mặc dù tên gọi khác nhau giữa hai miền, nhưng chúng có nguyên liệu rất giống nhau, từ những hạt gạo nếp thơm ngon...
...đến những miếng thịt làm nhân
và những hạt đỗ vàng ươm bao bọc quanh miếng nhân thịt lợn.
Những chiếc lá xanh ngắt, những miếng thịt dài, những mâm gạo, mâm đỗ đầy ụ đang chờ sẵn đôi bàn tay khéo léo nhẹ nhàng của bà, để tạo thành một món truyền thống dâng lên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa cũng như những ngày Tết.
Với kinh nghiệm theo số tuổi, bà đang chăm chút sao cho miếng bánh được đều đỗ và thịt nhất.
Nhẹ nhàng bước đầu gói những tàu lá chuối lại với nhau
Bao bọc kín chiếc bánh tét.
Tỉ mẩn...
tỉ mẩn.
Sao cho bánh gọn gàng nhất.
Đến công đoạn buộc lạt ép bánh cho chặt và gọn.
Và những chiếc bánh đã hoàn thiện xong.
Giờ chỉ việc xếp chúng vào những chiếc nồi to.
Cho lên bếp đun trong khoảng một ngày với những chiếc bánh kích cỡ to, và chỉ mất hơn nửa ngày với những chiếc bánh nhỏ vừa tay cầm.
Là có ngay thành phẩm tươi ngon mà trong đó là bao công sức của bà làm nên. Chỉ ngắm những chiếc bánh xanh ngon do chính tay bà làm, do chính những chiếc nồi của gia đình đun sủi ùng ục nước, ta mới cảm nhận được "hương vị" thanh bình, nhẹ nhàng và hạnh phúc của ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
Ảnh: Nguyễn Minh Chương
Rose (Vntinnhanh)