Bình Chữa Cháy Lựa Chọn Nào Phù Hợp Với Nhu Cầu

anhdelta

Thành viên
Tham gia
22/8/2023
Bài viết
0
Bình chữa cháy là một thiết bị phòng cháy chữa cháy được sử dụng để dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ, thường là trong tình huống khẩn cấp. Để lựa chọn được bình chữa cháy phù hợp thì trước tiên hãy nắm rõ các đặc điểm cấu tạo của bình chữa cháy, qua đó ta mới có thể đưa ra được quyết định để lựa chọn được loại nào phù hợp nhất.

Bình chữa cháy dạng bột

Đặc điểm và cấu tạo

Đặc điểm :
Bình chữa cháy dạng bột là bình có chứa chất chữa cháy ở bên trong là dạng bột khô với một áp suất cực lớn. Bình thường được sơn màu đỏ, hình trụ, vỏ được đúc bằng thép. Cụm van được làm từ hợp kim đồng có cấu tạo kiểu vặn một chiều hay kiểu vặn lò xo nén một chiều. Thành phần chính bên trong bình chữa cháy loại này là bột khô.

>>> Cuộn vòi cứu hỏa...xem thêm

Cấu tạo bình chữa cháy bột :
Bột khô trong bình chữa cháy được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm h.ãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy của không khí. Đồng thời làm nhiệm vụ ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
2.png

Nhược điểm:
Các loại bình chữa cháy dạng bột tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.

Bình chữa cháy dạng khí

Đặc điểm và cấu tạo
Đặc điểm :
Thành phần bên trong của bình chữa cháy dạng khí là khí CO2 hoặc một loại khí có tác dụng chữa cháy được nén trong bình với áp suất rất cao trở thành dạng lỏng. Khi mở van bình, do chênh lệch áp suất CO2 được phun ra chuyển thành dạng khí với nhiệt độ rất lạnh tới -79 độ C, giúp thu nhiệt xung quanh. Từ đó, dập tắt đám cháy.
1.png

Cấu tạo của bình chữa cháy dạng khí gồm các bộ phận như:
- Van xả
- Dây loa phun
- Chốt an toàn
- Vỏ bình

>>> Trụ chữa cháy...xem thêm

Nhược điểm:
Do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể dùng bình chữa cháy trong phòng kín có người ở. Ngoài ra, khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, vì vậy, người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh. Bình CO2 cũng không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen...), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn.



Bình chữa cháy bọt Foam

Đặc điểm và cấu tạo
Đặc điểm:
Bình chữa cháy bọt Foam có chứa một loại bọt có tác dụng chữa cháy vô cùng hiệu quả. Chúng có khả năng làm mát ngọn lửa và phủ kín lên nhiên liệu nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc của nó với oxy. Điều này khiến cho quá trình đốt cháy bị ức chế và dần bị dập tắt. Các chất hoạt động bề mặt sẽ tạo bọt ở nồng độ dưới 1%. Bọt chống cháy cũng được tạo thành bởi các thành phần dung môi hữu cơ, chất ổn định bọt, và chất ức chế sự ăn mòn.
4.png

Cấu tạo:
Bình bọt foam được cấu thành bởi các bộ phận như: Thân van, van, vòi phun, cò bóp, khí đẩy, ống dẫn và bọt foam chữa cháy. Cụ thể như sau:

Cấu tạo bình chữa cháy bọt Foam :
Thân van: là bộ phận thuộc nhóm bộ phận bên ngoài của bình, có chất liệu thép chịu áp lực cao. Trên vỏ bình được ghi đầy đủ các thông tin như: đặc điểm, hình ảnh sử dụng, cách bảo quản,.. Các bộ phận trên miệng bình bao gồm: cụm van, van khóa, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, vòi phun và cò bóp.
Các bộ phận bên trong bình bọt chữa cháy bao gồm: bọt Foam, khí đẩy, và ống dẫn nối thẳng tới cụm van trên miệng bình. Bọt chữa cháy bên trong bình có thể là bọt Foam AFFF, bọt Foam ARC:
Bọt AFFF khi chữa cháy sẽ tạo thành một màn sương phủ lên mặt phẳng của nhiên liệu hydrocarbon.
Bọt ARC khi chữa cháy sẽ tạo thành một màng nhầy trên mặt phẳng của nhiên liệu không hòa tan

>>> Nhận báo giá các loại phụ kiện PCCC...xem thêm
 
×
Top Bottom