- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Thông tin ebook
Tên truyện : Biệt Danh Xương Rồng
Tác giả : Nguyễn Thu Phương
Thể loại : Văn học trong nước
Nhà xuất bản : Kim Đồng
Tủ sách : Tuổi Mới Lớn
Mục Lục
Nỗi buồn có tên
Nào ai biết được chữ ngờ
Biệt danh Xương Rồng
Những chuyện bí mật
Giải mã giấc mơ
Hoa và trái
Đánh cắp niềm tin
Bí mật cuối cùng
Nỗi buồn có tên
Năm đó tôi mười bảy tuổi. Cái tuổi thường buồn những nỗi buồn không tên, rất vu vơ, ngờ nghệch và vớ vẩn. Buồn vì nắng, vì mưa, vì gió, vì mây… Buồn theo kiểu mà một nhà thơ đã “bắt mạch” rất hay: “Hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Nhưng trong tình huống này thì khác, nỗi buồn của tôi tượng hình tượng dạng, buồn có tuổi có tên hẳn hòi: buồn – vì – thi – rớt. Chính xác và cụ thể hơn: sau khi xong lớp 12, tôi rớt ạch khỏi cuộc thi tuyển sinh thường niên vào trường Đại học Kinh tế, rớt không còn đường để cứu vãn.
Còn nhớ những năm cuối thập niên 80 đó, mỗi thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ được đăng ký thi vào một trường Đại học duy nhất, và nếu không đậu được hệ A chính thức thì chỉ còn hệ B đóng tiền (điểm thi cũng phải suýt soát, chỉ được thiếu tối đa 1,5 điểm), và hệ C là… dự bị. Trong khi tôi lại thiếu tới 2,5 điểm so với với mức chuẩn, nên coi như đành “bó tay”. Bởi vậy nên tôi buồn, một trận buồn kéo dài qua cả tháng kể từ khi nhận được tờ giấy báo tin “sét đánh” gửi về tận nhà (mặc dù trước đó “sét” đã “đánh” một lần rồi - lúc tôi đi xem bảng báo kết quả thi dán nơi sân trường Kinh tế, có tên tôi in kèm số báo danh, số điểm từng môn và một chữ “R” ở cột sau cuối, nhưng ngay cả trong lần hai tôi vẫn còn bàng hoàng, chưa muốn tin vào sự thật đau lòng đó).
Hẳn là đọc tới đây bạn sẽ thấy thoáng chút ngạc nhiên, và bạn tự hỏi, “Ủa sao kỳ vậy, chẳng lẽ “đằng ấy” thi sớm một năm?”. Rằng – thì – là bạn đã đúng, tôi trở thành “sinh viên” lớp một từ khi mới được năm tuổi. Thuở tôi còn nhỏ xíu, ba mẹ tôi đã vô cùng hãnh diện. Bất cứ gặp ai, hai người cũng hớn hở khoe rằng có đứa con thần đồng. “Nó mới ba tuổi thôi mà đã biết đọc chữ vanh vách” (sự thật đúng là tôi có khả năng ấy: những tựa báo, chuyện “đọc chữ vanh vách” đối với tôi chỉ là chuyện nhỏ). Bởi vậy ba tôi đã quyết định sửa khai sinh để xin cho tôi đi học sớm. “Danh chánh ngôn thuận” thì sáu, nhưng tuổi thật tôi chỉ mới vừa lên năm. Nói nào ngay, hồi hồi cấp một, cấp hai tôi học rất giỏi, cũng đáng làm mát mặt mẹ cha. Dần lớn lên, tới tận lớp chín tôi vẫn còn học giỏi. Năm nào tôi cũng được chọn vào lớp tuyển. Mấy lần đi thi học sinh chuyên toán, chuyên văn cấp Quận, rồi thành phố. Dựa trên đà đó, ba mẹ tôi đinh ninh việc vô Đại học của tôi chỉ còn là chuyện của thời gian. Đến hạn thì đi thi, và đến thi thì phải đậu. Chuyện trong gang tấc! Chẳng ai nghĩ một thí sinh có nền tảng học tập “cứng cựa” và một bảng thành tích đáng nể như tôi lại có thể thi rớt. Mà là rớt đau thương, thê thảm, tan nát.
.....
Các bạn có thể xem chi tiết tại file bên dưới
Tên truyện : Biệt Danh Xương Rồng
Tác giả : Nguyễn Thu Phương
Thể loại : Văn học trong nước
Nhà xuất bản : Kim Đồng
Tủ sách : Tuổi Mới Lớn
Mục Lục
Nỗi buồn có tên
Nào ai biết được chữ ngờ
Biệt danh Xương Rồng
Những chuyện bí mật
Giải mã giấc mơ
Hoa và trái
Đánh cắp niềm tin
Bí mật cuối cùng
Nỗi buồn có tên
Năm đó tôi mười bảy tuổi. Cái tuổi thường buồn những nỗi buồn không tên, rất vu vơ, ngờ nghệch và vớ vẩn. Buồn vì nắng, vì mưa, vì gió, vì mây… Buồn theo kiểu mà một nhà thơ đã “bắt mạch” rất hay: “Hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Nhưng trong tình huống này thì khác, nỗi buồn của tôi tượng hình tượng dạng, buồn có tuổi có tên hẳn hòi: buồn – vì – thi – rớt. Chính xác và cụ thể hơn: sau khi xong lớp 12, tôi rớt ạch khỏi cuộc thi tuyển sinh thường niên vào trường Đại học Kinh tế, rớt không còn đường để cứu vãn.
Còn nhớ những năm cuối thập niên 80 đó, mỗi thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ được đăng ký thi vào một trường Đại học duy nhất, và nếu không đậu được hệ A chính thức thì chỉ còn hệ B đóng tiền (điểm thi cũng phải suýt soát, chỉ được thiếu tối đa 1,5 điểm), và hệ C là… dự bị. Trong khi tôi lại thiếu tới 2,5 điểm so với với mức chuẩn, nên coi như đành “bó tay”. Bởi vậy nên tôi buồn, một trận buồn kéo dài qua cả tháng kể từ khi nhận được tờ giấy báo tin “sét đánh” gửi về tận nhà (mặc dù trước đó “sét” đã “đánh” một lần rồi - lúc tôi đi xem bảng báo kết quả thi dán nơi sân trường Kinh tế, có tên tôi in kèm số báo danh, số điểm từng môn và một chữ “R” ở cột sau cuối, nhưng ngay cả trong lần hai tôi vẫn còn bàng hoàng, chưa muốn tin vào sự thật đau lòng đó).
Hẳn là đọc tới đây bạn sẽ thấy thoáng chút ngạc nhiên, và bạn tự hỏi, “Ủa sao kỳ vậy, chẳng lẽ “đằng ấy” thi sớm một năm?”. Rằng – thì – là bạn đã đúng, tôi trở thành “sinh viên” lớp một từ khi mới được năm tuổi. Thuở tôi còn nhỏ xíu, ba mẹ tôi đã vô cùng hãnh diện. Bất cứ gặp ai, hai người cũng hớn hở khoe rằng có đứa con thần đồng. “Nó mới ba tuổi thôi mà đã biết đọc chữ vanh vách” (sự thật đúng là tôi có khả năng ấy: những tựa báo, chuyện “đọc chữ vanh vách” đối với tôi chỉ là chuyện nhỏ). Bởi vậy ba tôi đã quyết định sửa khai sinh để xin cho tôi đi học sớm. “Danh chánh ngôn thuận” thì sáu, nhưng tuổi thật tôi chỉ mới vừa lên năm. Nói nào ngay, hồi hồi cấp một, cấp hai tôi học rất giỏi, cũng đáng làm mát mặt mẹ cha. Dần lớn lên, tới tận lớp chín tôi vẫn còn học giỏi. Năm nào tôi cũng được chọn vào lớp tuyển. Mấy lần đi thi học sinh chuyên toán, chuyên văn cấp Quận, rồi thành phố. Dựa trên đà đó, ba mẹ tôi đinh ninh việc vô Đại học của tôi chỉ còn là chuyện của thời gian. Đến hạn thì đi thi, và đến thi thì phải đậu. Chuyện trong gang tấc! Chẳng ai nghĩ một thí sinh có nền tảng học tập “cứng cựa” và một bảng thành tích đáng nể như tôi lại có thể thi rớt. Mà là rớt đau thương, thê thảm, tan nát.
.....
Các bạn có thể xem chi tiết tại file bên dưới
ST