- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
Những cuộc chiến bảo vệ thần tượng của các hội nhóm, Fan Club không còn là đề tài quá mới mẻ.
Hàng ngày hàng giờ, xuất hiện nhan nhản vô số lời đe dọa, thóa mạ cay độc được các bên ném qua lại và ném thẳng vào thần tượng của đối phương. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta nói tới một hệ lụy khác của trào lưu thần tượng. Một trong những biến thể vô cùng nguy hiểm đã và đang tồn tại bắt nguồn từ "Hội chứng cuồng thần tượng".
Biến thế mới của hội chứng này chính là sự xuất hiện của một bộ phận thanh thiếu niên coi chính những vị phụ huynh là đối tượng "cần tiêu diệt" trong sứ mệnh bảo vệ thần tượng .
Trở lại với định nghĩa - Hội chứng cuồng thần tượng là sự si mê, thần thánh hóa thần tượng quá độ, huyễn hoặc bản thân về sự gần gũi cũng như có những hành động, phát ngôn hoang tưởng về một sứ mệnh thiêng liêng nào đó đối với thần tượng. Đây là loại bệnh lý mà khi mắc phải, con người ta sẵn sàng gạt bỏ tất cả các giá trị nhân văn, đạo lý và trở thành những sát thủ máu lạnh bất cứ lúc nào để bảo vệ thần tượng.
Đa phần, người mắc biến thể nêu trên có độ tuổi học sinh sinh viên, chịu sự quản lý và chu cấp của gia đình. Với người mắc phải biến thể, họ có thể coi hành động chăm lo con cái đơn thuần hàng ngày của bậc cha mẹ thành hành động cản trở bước đường đến với thần tượng và hình thành sự tích lũy bất mãn, dẫn đến những hậu quả khôn lường...
Nguyên nhân do đâu và vì sao có hiện tượng trên? Không thể nói sự tiêu cực trên xuất hiện do những người làm giải trí khi họ tô vẽ lên những nhân vật hoàn hảo. Cũng không thể đổ hết lỗi cho những nhà quản lý văn hóa hay sự bùng nổ phát triển của mạng thông tin khiến cho người hâm mộ tiếp cận nhiều hơn những thông tin về thần tượng. Hệ lụy trên như một điều tất yếu phải có trong guồng quay phát triển của xã hội. Cách tiết chế phụ thuộc vào khả năng đề kháng của từng cá nhân và sự giáo dục hợp lý của gia đình và cộng đồng.
Trào lưu Hội nhóm, Fan Club, Thần Tượng thường xuyên được báo chí đem ra làm đề tài "Xào nấu". Tuy nhiên, hiện tượng trên một phần do sự hâm mộ thái quá của một bộ phận thanh thiếu niên dẫn tới việc cay cú, ăn thua đủ và tung ra những phát ngôn vô văn hóa đối với những người không cùng chính kiến. Nguy hiểm hơn, trào lưu này nảy sinh ra: "Hội chứng cuồng thần tượng" và nhiều biến thể "Độc hại" không thể kiểm soát .
Thay cho lời kết:
Hàng ngày hàng giờ, xuất hiện nhan nhản vô số lời đe dọa, thóa mạ cay độc được các bên ném qua lại và ném thẳng vào thần tượng của đối phương. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta nói tới một hệ lụy khác của trào lưu thần tượng. Một trong những biến thể vô cùng nguy hiểm đã và đang tồn tại bắt nguồn từ "Hội chứng cuồng thần tượng".
(Khi chỉ còn cách tiêu diệt)
Biến thế mới của hội chứng này chính là sự xuất hiện của một bộ phận thanh thiếu niên coi chính những vị phụ huynh là đối tượng "cần tiêu diệt" trong sứ mệnh bảo vệ thần tượng .
(Đã đến lúc phải ngăn chặn những suy nghĩ lệch lạch như thế này)
Trở lại với định nghĩa - Hội chứng cuồng thần tượng là sự si mê, thần thánh hóa thần tượng quá độ, huyễn hoặc bản thân về sự gần gũi cũng như có những hành động, phát ngôn hoang tưởng về một sứ mệnh thiêng liêng nào đó đối với thần tượng. Đây là loại bệnh lý mà khi mắc phải, con người ta sẵn sàng gạt bỏ tất cả các giá trị nhân văn, đạo lý và trở thành những sát thủ máu lạnh bất cứ lúc nào để bảo vệ thần tượng.
Đa phần, người mắc biến thể nêu trên có độ tuổi học sinh sinh viên, chịu sự quản lý và chu cấp của gia đình. Với người mắc phải biến thể, họ có thể coi hành động chăm lo con cái đơn thuần hàng ngày của bậc cha mẹ thành hành động cản trở bước đường đến với thần tượng và hình thành sự tích lũy bất mãn, dẫn đến những hậu quả khôn lường...
Nguyên nhân do đâu và vì sao có hiện tượng trên? Không thể nói sự tiêu cực trên xuất hiện do những người làm giải trí khi họ tô vẽ lên những nhân vật hoàn hảo. Cũng không thể đổ hết lỗi cho những nhà quản lý văn hóa hay sự bùng nổ phát triển của mạng thông tin khiến cho người hâm mộ tiếp cận nhiều hơn những thông tin về thần tượng. Hệ lụy trên như một điều tất yếu phải có trong guồng quay phát triển của xã hội. Cách tiết chế phụ thuộc vào khả năng đề kháng của từng cá nhân và sự giáo dục hợp lý của gia đình và cộng đồng.
Trào lưu Hội nhóm, Fan Club, Thần Tượng thường xuyên được báo chí đem ra làm đề tài "Xào nấu". Tuy nhiên, hiện tượng trên một phần do sự hâm mộ thái quá của một bộ phận thanh thiếu niên dẫn tới việc cay cú, ăn thua đủ và tung ra những phát ngôn vô văn hóa đối với những người không cùng chính kiến. Nguy hiểm hơn, trào lưu này nảy sinh ra: "Hội chứng cuồng thần tượng" và nhiều biến thể "Độc hại" không thể kiểm soát .
Thay cho lời kết:
Sưu tầm từ blog