tuphapviet
Thành viên
- Tham gia
- 19/7/2016
- Bài viết
- 0
Ngoài việc kết hôn với người nước ngoài xuất phát từ tình yêu, trong thực tế còn có việc kết hôn với người nước ngoài giả tạo nhằm trục lợi, xuất cảnh hay vì những mục đích khác. Nhà nước về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ban, ngành.
Giải pháp chấm dứt môi giới trái phép kết hôn người nước ngoài
Môi giới bất hợp pháp khi kết hôn với người nước ngoài
Trong vài năm gần đây, xu hướng lấy chồng nước ngoài của phụ nữ Việt Nam tăng lên nhanh chóng do tác động của quá trình hội nhập về kinh tế-xã hội của đất nước. Phần lớn các cuộc hôn nhân của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài là đạt được mục đích của hôn nhân.
Nhìn chung, các cô dâu Việt chấp nhận và hài lòng với cuộc hôn nhân, sớm hòa nhập với cuộc sống gia đình, quê hương nhà chồng. Nhiều phụ nữ đã tìm được việc làm phù hợp, con cái sinh ra được đối xử bình đẳng và hưởng đầy đủ các quyền trẻ em.
Song, bên cạnh những cuộc hôn nhân tốt đẹp cũng có một số cuộc hôn nhân không bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ. Nhiều cô gái sinh ra ở vùng nông thôn nghèo khó với quan niệm “lấy chồng tây để được đổi đời” nên đã biến cuộc hôn nhân với người nước ngoài không hề quen biết thành phương tiện để thoát nghèo.
Và thực tế, đa số các các cuộc kết hôn này thường thông qua hoạt động môi giới bất hợp pháp. Do vậy, những người phụ nữ đó không có nhiều cơ hội để tìm hiểu kỹ về người chồng tương lai cũng như trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về đất nước mà mình sẽ đến để sinh sống và gắn nên khó có cuộc sống hòa đồng, ổn định khi xuất cảnh về nhà chồng ở nước ngoài. Điều này làm phát sinh hệ lụy ảnh hưởng đến nhân phẩm, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.
Pháp lý khi kết hôn người nước ngoài
Theo bà Trần Thị Bạch Huệ, Trưởng phòng Hành chính Tư pháp, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ năm 2005 đến nay, mỗi năm có khoảng 300 trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Đa số là kết hôn với Việt kiều Mỹ, Canada, Úc, Anh. “Bên cạnh những trường hợp kết hôn vì tình yêu, trên địa bàn tỉnh cũng có tình trạng kết hôn giả nhằm trục lợi, xuất cảnh hoặc vì mục đích khác. Có những trường hợp, cán bộ hộ tịch biết rõ có sự gian dối nhưng người đăng ký kết hôn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định về hồ sơ, đủ điều kiện kết hôn, trả lời suôn sẻ các câu trả lời nên cán bộ hộ tịch không có cơ sở để từ chối”, bà Huệ nói.
Giải pháp hữu hiệu để lành mạnh hóa kết hôn với người nước ngoài
Bà Huệ cho biết thêm, nhìn chung, tại Sở Tư pháp đã được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật và Sở Tư pháp đã hạn chế được tình trạng môi giới kết hôn trái phép, góp phần từng bước làm lành mạnh hóa các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Tuy vậy, trong công tác quản lý Nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng còn tồn tại một số hạn chế như: Pháp luật chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng kết hôn giả tạo; các trung tâm tư vấn, hỗ trợ hoạt động chưa hiệu quả. Đặc biệt, Luật Hộ tịch sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2016, quy định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đây cũng là một vấn đề khó khăn trong bước đầu chuyển giao thẩm quyền. Các cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp còn chưa có kinh nghiệm xử lý và chưa có hiểu biết về các loại giấy tờ do nước ngoài cấp để đăng ký kết hôn.
Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Bà Huệ nhấn mạnh rằng: “Để khắc phục những khó khăn, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các công việc: Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện thủ tục trong lĩnh vực đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; xử lý triệt để hoạt động môi giới kết hôn trái phép; các cấp,các ban, các ngành cần phối hợp với nhau một cách đồng bộ, tìm ra giải pháp hiệu quả nhằm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các cô dâu Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là những trường hợp gặp rủi ro trong cuộc sống hôn nhân gia đình…”
Giải pháp chấm dứt môi giới trái phép kết hôn người nước ngoài
Môi giới bất hợp pháp khi kết hôn với người nước ngoài
Trong vài năm gần đây, xu hướng lấy chồng nước ngoài của phụ nữ Việt Nam tăng lên nhanh chóng do tác động của quá trình hội nhập về kinh tế-xã hội của đất nước. Phần lớn các cuộc hôn nhân của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài là đạt được mục đích của hôn nhân.
Nhìn chung, các cô dâu Việt chấp nhận và hài lòng với cuộc hôn nhân, sớm hòa nhập với cuộc sống gia đình, quê hương nhà chồng. Nhiều phụ nữ đã tìm được việc làm phù hợp, con cái sinh ra được đối xử bình đẳng và hưởng đầy đủ các quyền trẻ em.
Song, bên cạnh những cuộc hôn nhân tốt đẹp cũng có một số cuộc hôn nhân không bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ. Nhiều cô gái sinh ra ở vùng nông thôn nghèo khó với quan niệm “lấy chồng tây để được đổi đời” nên đã biến cuộc hôn nhân với người nước ngoài không hề quen biết thành phương tiện để thoát nghèo.
Và thực tế, đa số các các cuộc kết hôn này thường thông qua hoạt động môi giới bất hợp pháp. Do vậy, những người phụ nữ đó không có nhiều cơ hội để tìm hiểu kỹ về người chồng tương lai cũng như trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về đất nước mà mình sẽ đến để sinh sống và gắn nên khó có cuộc sống hòa đồng, ổn định khi xuất cảnh về nhà chồng ở nước ngoài. Điều này làm phát sinh hệ lụy ảnh hưởng đến nhân phẩm, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.
Pháp lý khi kết hôn người nước ngoài
Theo bà Trần Thị Bạch Huệ, Trưởng phòng Hành chính Tư pháp, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ năm 2005 đến nay, mỗi năm có khoảng 300 trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Đa số là kết hôn với Việt kiều Mỹ, Canada, Úc, Anh. “Bên cạnh những trường hợp kết hôn vì tình yêu, trên địa bàn tỉnh cũng có tình trạng kết hôn giả nhằm trục lợi, xuất cảnh hoặc vì mục đích khác. Có những trường hợp, cán bộ hộ tịch biết rõ có sự gian dối nhưng người đăng ký kết hôn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định về hồ sơ, đủ điều kiện kết hôn, trả lời suôn sẻ các câu trả lời nên cán bộ hộ tịch không có cơ sở để từ chối”, bà Huệ nói.
Giải pháp hữu hiệu để lành mạnh hóa kết hôn với người nước ngoài
Bà Huệ cho biết thêm, nhìn chung, tại Sở Tư pháp đã được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật và Sở Tư pháp đã hạn chế được tình trạng môi giới kết hôn trái phép, góp phần từng bước làm lành mạnh hóa các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Tuy vậy, trong công tác quản lý Nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng còn tồn tại một số hạn chế như: Pháp luật chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng kết hôn giả tạo; các trung tâm tư vấn, hỗ trợ hoạt động chưa hiệu quả. Đặc biệt, Luật Hộ tịch sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2016, quy định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đây cũng là một vấn đề khó khăn trong bước đầu chuyển giao thẩm quyền. Các cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp còn chưa có kinh nghiệm xử lý và chưa có hiểu biết về các loại giấy tờ do nước ngoài cấp để đăng ký kết hôn.
Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Bà Huệ nhấn mạnh rằng: “Để khắc phục những khó khăn, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các công việc: Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện thủ tục trong lĩnh vực đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; xử lý triệt để hoạt động môi giới kết hôn trái phép; các cấp,các ban, các ngành cần phối hợp với nhau một cách đồng bộ, tìm ra giải pháp hiệu quả nhằm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các cô dâu Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là những trường hợp gặp rủi ro trong cuộc sống hôn nhân gia đình…”