dhoacomay99
Thành viên
- Tham gia
- 2/11/2011
- Bài viết
- 21
“Làm sao giải thoát được sự cô đơn… tôi tự hỏi mình câu hỏi đó khi bắt đầu tuổi mười tám trên một mảnh vườn thênh thang vắng rợn bóng người”…
"Gói gọn trong “Biển của mỗi người” là 30 tạp văn, những câu chuyện đi qua nhẹ nhàng mà sâu lắng. Bước qua mỗi trang sách là mỗi mảnh đời, mỗi số phận, mong manh như bọt biển. Nhiều khi lang thang trên đường phố Sài Thành náo nhiệt, tôi chợt nhớ về câu nói của chị lái xe ôm - “Chạy trên đường lớn nhiều khi buồn, thấy mình tội nghiệp lắm, cái gì cũng lớn, cũng giàu mà mình nhỏ xíu và nghèo”. Câu nói ấy khiến lòng tôi chùng hẳn. Người phụ nữ nhọc nhằn mỗi bước chân để kiếm miếng cơm manh áo âu cũng chỉ đổi lấy sự dửng dưng của người đời mà thôi.
Phải chăng cái tên “Biển của mỗi người” mà chị dùng để đặt tên cho cuốn sách là sự chứa đựng cả một biển đời cô quạnh? Trái đất có chung một đại dương nhưng lòng người vẫn cứ là biển vắng - một biển vắng cô đơn và chỉ của riêng mình. Hai cụ già trong câu ch.uyện ấy đã sống một cuộc đời tự do tự tại, sống theo ý nguyện của mình dẫu cho cái ý nguyện ấy đi ngoài lẽ thường của cuộc sống. Hội hè, lễ lạc phải đem đến niềm vui và sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Ấy vậy mà họ chỉ thích lặng yên để quay về một góc
…Tôi tự hỏi lòng tại vì sao như thế, để rồi tự tìm ra câu trả lời trong văn chương của chị. Là bởi vì “càng ồn ào lễ hội người ta càng cô đơn, càng đông đúc chung quanh ta càng đơn độc, bởi có những tâm hồn không ai chạm thấu được”. Cho nên con người ta đành “treo võng ngoài bìa vườn chờ ngày qua, chờ cho hết cuộc hội hè đình đám, chờ cho hết cuộc nhắc nhớ sự cô đơn”.
Đã bao giờ bạn đi qua qua một tấm biển treo bán một thứ gì đó mà cảm thấy lòng buồn rười rượi? Bán quần áo, bán cơm, bán gạo… có lẽ không khiến tôi trào dâng một nỗi buồn không biết mặt đặt tên như hai từ “bán đất”. Nỗi mơ hồ ấy hiện ra trước khi tôi đọc “Những bình minh khác”. Vì thế mà câu nói của anh xe ôm “thấy cắm bảng bán gì cũng được, nhưng cái bảng bán đất thì buồn quá, buồn hơn hết thảy”khiến tôi cảm giác như có một ai đó vô hình đã cùng tôi cảm nhận được vị mặn chát của cuộc đời từ khi còn quá sớm.
Thế giới trong trang sách của Nguyễn Ngọc Tư là thế giới của những “người dưng” và những lần “dời bến”, là thế giới của “Chị gái Sài Gòn, giờ tóc đã qua vai”. Là câu chuyện từ những ngày “tóc nào hãy còn xanh” để có thể “đi hết một vòng đời”. Từng câu chữ trong văn chị như một nhịp phách buồn, liêu xiêu con nước… liêu xiêu một bông khế rụng, một tiếng ong bầu vo ve đến mùi khói đốt bồng của miền Tây thương nhớ!
Đến với “Biển của mỗi người” là đến với cái tình sâu lắng của Nguyễn Ngọc Tư. Cái tình ấy được chị vun vén và nảy mầm trên mảnh đất thật thà chân chất, không tô vẽ, không phấn son mà vẫn cuốn hút lạ thường. Từ những cậu bé, chàng trai, cô thôn nữ, chị lái xe ôm cho đến những cụ già tóc trắng… Những con người tưởng chừng xa lạ ấy đều gặp nhau ở một điểm tương đồng - trong tâm hồn họ đều ẩn chứa mênh mang một biển đời cô quạnh. Đằng sau những dáng hình lam lũ bị số phận khuất lấp đến xác xơ là tâm hồn tinh khiết, trắng trong và vô cùng thuần hậu...
Đọc “Biển của mỗi người” để thấm thía nỗi cô đơn, nỗi cô đơn của một ông già “ngồi chơi vơi trước biển” trong sáu ngày đầu tiên của một năm - “quãng thời gian người ta sum họp, đoàn viên”, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp... Thì ra, biển càng rộng lớn mênh mông bao nhiêu thì kiếp người càng trở nên bé nhỏ, mong manh và dễ vỡ vụn như những bọt sóng cuối chiều. Cô đơn đến lạ!"
Theo xaluan.com
"Gói gọn trong “Biển của mỗi người” là 30 tạp văn, những câu chuyện đi qua nhẹ nhàng mà sâu lắng. Bước qua mỗi trang sách là mỗi mảnh đời, mỗi số phận, mong manh như bọt biển. Nhiều khi lang thang trên đường phố Sài Thành náo nhiệt, tôi chợt nhớ về câu nói của chị lái xe ôm - “Chạy trên đường lớn nhiều khi buồn, thấy mình tội nghiệp lắm, cái gì cũng lớn, cũng giàu mà mình nhỏ xíu và nghèo”. Câu nói ấy khiến lòng tôi chùng hẳn. Người phụ nữ nhọc nhằn mỗi bước chân để kiếm miếng cơm manh áo âu cũng chỉ đổi lấy sự dửng dưng của người đời mà thôi.
Phải chăng cái tên “Biển của mỗi người” mà chị dùng để đặt tên cho cuốn sách là sự chứa đựng cả một biển đời cô quạnh? Trái đất có chung một đại dương nhưng lòng người vẫn cứ là biển vắng - một biển vắng cô đơn và chỉ của riêng mình. Hai cụ già trong câu ch.uyện ấy đã sống một cuộc đời tự do tự tại, sống theo ý nguyện của mình dẫu cho cái ý nguyện ấy đi ngoài lẽ thường của cuộc sống. Hội hè, lễ lạc phải đem đến niềm vui và sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Ấy vậy mà họ chỉ thích lặng yên để quay về một góc
…Tôi tự hỏi lòng tại vì sao như thế, để rồi tự tìm ra câu trả lời trong văn chương của chị. Là bởi vì “càng ồn ào lễ hội người ta càng cô đơn, càng đông đúc chung quanh ta càng đơn độc, bởi có những tâm hồn không ai chạm thấu được”. Cho nên con người ta đành “treo võng ngoài bìa vườn chờ ngày qua, chờ cho hết cuộc hội hè đình đám, chờ cho hết cuộc nhắc nhớ sự cô đơn”.
Đã bao giờ bạn đi qua qua một tấm biển treo bán một thứ gì đó mà cảm thấy lòng buồn rười rượi? Bán quần áo, bán cơm, bán gạo… có lẽ không khiến tôi trào dâng một nỗi buồn không biết mặt đặt tên như hai từ “bán đất”. Nỗi mơ hồ ấy hiện ra trước khi tôi đọc “Những bình minh khác”. Vì thế mà câu nói của anh xe ôm “thấy cắm bảng bán gì cũng được, nhưng cái bảng bán đất thì buồn quá, buồn hơn hết thảy”khiến tôi cảm giác như có một ai đó vô hình đã cùng tôi cảm nhận được vị mặn chát của cuộc đời từ khi còn quá sớm.
Thế giới trong trang sách của Nguyễn Ngọc Tư là thế giới của những “người dưng” và những lần “dời bến”, là thế giới của “Chị gái Sài Gòn, giờ tóc đã qua vai”. Là câu chuyện từ những ngày “tóc nào hãy còn xanh” để có thể “đi hết một vòng đời”. Từng câu chữ trong văn chị như một nhịp phách buồn, liêu xiêu con nước… liêu xiêu một bông khế rụng, một tiếng ong bầu vo ve đến mùi khói đốt bồng của miền Tây thương nhớ!
Đến với “Biển của mỗi người” là đến với cái tình sâu lắng của Nguyễn Ngọc Tư. Cái tình ấy được chị vun vén và nảy mầm trên mảnh đất thật thà chân chất, không tô vẽ, không phấn son mà vẫn cuốn hút lạ thường. Từ những cậu bé, chàng trai, cô thôn nữ, chị lái xe ôm cho đến những cụ già tóc trắng… Những con người tưởng chừng xa lạ ấy đều gặp nhau ở một điểm tương đồng - trong tâm hồn họ đều ẩn chứa mênh mang một biển đời cô quạnh. Đằng sau những dáng hình lam lũ bị số phận khuất lấp đến xác xơ là tâm hồn tinh khiết, trắng trong và vô cùng thuần hậu...
Đọc “Biển của mỗi người” để thấm thía nỗi cô đơn, nỗi cô đơn của một ông già “ngồi chơi vơi trước biển” trong sáu ngày đầu tiên của một năm - “quãng thời gian người ta sum họp, đoàn viên”, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp... Thì ra, biển càng rộng lớn mênh mông bao nhiêu thì kiếp người càng trở nên bé nhỏ, mong manh và dễ vỡ vụn như những bọt sóng cuối chiều. Cô đơn đến lạ!"
Theo xaluan.com