Bí quyết thi TN môn Hóa, tiếng Anh

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Chỉ vài ngày nữa, học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp quốc gia THPT. Đối với các môn thi trắc nghiệm như Hóa học, Tiếng Anh, để đạt được điểm số cao, ngoài việc chuẩn bị kiến thức, thí sinh còn phải chú ý kỹ năng làm bài.

921104-cach-lam-bai-thi-trac-nghiem-va-xu-ly-bay-trong-de-thi20130304095335.jpg



Lãnh đạo bộ GDĐT khẳng định đề thi tốt nghiệp THPT năm nay không quá dài, quá khó, phù hợp với học sinh trung bình trở lên. Các môn thi trắc nghiệm đòi hỏi thí sinh phải trả lời nhanh và chính xác nên kỹ năng làm bài cho mỗi môn rất quan trọng.


Tâm lý vững vàng

Theo thầy Hoàng Chí Sáu, giáo viên bộ môn Hóa Học (trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội), để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh ngoài việc nắm vững kiến thức đồng thời cũng phải có kinh nghiệm thi cử, tránh lỗi sai không đáng có.
“Các em hãy tin tưởng vào khả năng của mình, bình tĩnh, tự tin và coi bài thi tốt nghiệp như một kỳ kiểm tra bình thường”. Đó là điều thầy Sáu thường dặn học trò của mình trước mỗi kỳ thi tốt nghiệp.


Phương tiện chuẩn bị không thể thiếu khi thi trắc nghiệm là bút chì 2B, tẩy, máy tính, đồng hồ ghi lại thời gian làm bài, giấy tờ cần thiết… Bút chì không nên vót nhọ mà phải vót tròn đầu đề có thể tô đáp án nhanh nhất.


Môn hóa học : Nên chọn phần cơ bản

Đề thi môn hóa học có 48 câu hỏi, thời gian thi 60 phút, trong đó từ câu 1 – 32 là phần chung dành cho tất cả thí sinh, từ câu 33- 40 dành cho học sinh ban cơ bản, còn lại từ câu 41 – 48 là phần nâng cao.
Thí sinh có kiến thức trung bình nên chọn phần cơ bản, ngay cả nhiều học sinh chuyên vẫn chọn phần cơ bản để chắc chắn đạt điểm số cao. Thí sinh chú ý không làm hết toàn bộ 48 câu, nếu làm hết từ câu 32 sẽ không được tính điểm.


Khi được phát đề, thí sinh đọc một lượt bao quát toàn bộ đề thi, đọc lượt thứ hai phát hiện những câu dễ, ta trả lời ngay để tiếp kiệm thời gian, câu khó để lại cho lượt tiếp theo. Cứ như vậy thí sinh làm bài liên tục cho đến hết đề thi.


Cũng có một cách làm bài hiệu quả đó là khi đọc đề thi, che phần đáp án để đọc kỹ câu hỏi, trong đầu nghĩ ra một đáp án, sau đó xem đáp án xem có trùng lặp hay không, nếu trùng lặp, khả năng chính xác rất cao. Hầu hết học sinh chưa đọc kỹ câu hỏi đã nhìn đáp án, đáp án gần giống khiến học sinh bị đánh lừa.


Trong đề thi tốt nghiệp môn Hóa phần lớn là lý thuyết, bài tập chỉ chiếm 5-6 câu. Thường bài tập dạng cơ bản như tính khối lượng muối, thể tích chất khí, phần trăm của hỗn hợp… thì quy tắc chung dựa vào phương trình phản ứng, khối lượng 1 chất căn cứ vào hệ số cân bằng.


Thí sinh cần đọc kỹ để hiểu rõ bài toán tránh nhầm lẫn. Ví dụ đề bài : Cho một hỗn hợp gồm… đồng và kẽm tác dụng với axit dư giải phóng ra.. Hydro. Tính khối lượng đồng và kẽm? Đồng không tác dụng, lập hệ phương trình là sai, dựa vào hydro đã cho tính ngay được lượng kẽm, đồng là khối lượng chất rắn còn lại, tính khối lượng chất rắn.


Môn tiếng Anh: Không nên dịch toàn bộ bài đọc hiểu

Cô Lê Hải Vân giáo viên môn tiếng Anh trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nhận xét, thông thường thí sinh thường bối rối với phần ngữ âm và mất nhiều thời gian vào phần đọc hiểu, thiếu thời gian để làm câu dễ hơn.
Cũng theo cô Vân, thí sinh cần nắm bắt và vận dụng kỹ năng của dạng bài này mới có thể chọn đáp án nhanh chóng, chính xác. Chẳng hạn, phần ngữ âm có một số dạng cần lưu ý, ví dụ : trong từ “cinema” được đọc là /s/, trong từ “special” được đọc là /∫/ hay trong từ “science” thì là âm câm; “a” trong từ “arrive”, “e” trong từ “marvellous”, “i” trong từ “possible”, “o” trong từ “today”, “u” trong từ “success” đều được đọc là /ə/.


Quy tắc đánh dấu trọng âm như danh từ có đuôi “tion”, “sion”, hay “cian” và tính từ có đuôi “ic” thì trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước nó.


Phần đọc hiểu thường làm thí sinh mất thời gian nhất, nhiều thí sinh dịch cả đoạn sau đó mới đọc đến câu trả lời. Kỹ năng làm dạng bài này nên dịch lướt toàn bộ đoạn để hiểu ý chính của đoạn. Xác định câu chủ đề, câu chủ đề thường nằm ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn. Sau đó thí sinh cần đọc thật kỹ câu hỏi tìm ra từ khóa để đối chiếu đoạn văn. Thí sinh cũng phải dựa vào ngữ cảnh đoạn văn để chọn đáp án. Đặc biệt chú ý tới những câu hỏi có từ: except, not hoặc but for.
Theo 24h
 
×
Quay lại
Top Bottom