Bí quyết giúp trẻ hào hứng làm bài tập về nhà

thanhtruchn

Thành viên
Tham gia
18/10/2018
Bài viết
8
Bí quyết giúp trẻ hào hứng làm bài tập về nhà
Với phần lớn trẻ em, “bài tập về nhà” và “vui” chẳng bao giờ có thể đi cùng trong một câu. Trẻ coi bài tập về nhà như một việc vặt chẳng muốn làm, nhất là sau ngày dài học tập ở trường. Không ít gia đình đã rơi vào cảnh “buổi tối chiến sự” khi cha mẹ đau đầu giục giã con làm bài tập về nhà.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:

Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6.

Tuy nhiên, sự thật là bài tập về nhà cần thiết cho trải nghiệm học tập nói chung của trẻ. Tranh cãi, phạt trẻ vì thiếu hứng thú với việc quan trọng này chỉ “thêm dầu vào lửa” mà thôi. Thay vào đó, hãy áp dụng những cách linh hoạt để giúp con hào hứng giải quyết bài tập về nhà.

baitapvenha(1).jpg


Phong cách học tập của con
Trước hết, cần hiểu rõ phong cách học tập của con bạn. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng quản lý hơn.
  1. Con có phải là người hay trì hoãn? Bé tìm ra cả trăm thứ để làm trước giờ làm bài tập về nhà. Sau đó, lại vội vã làm qua quýt cho xong?
  2. Hay con thuộc tuýp người cầu toàn? Bé muốn mọi nét chữ, con số phải thật chỉn chu. Và vì thế, một sự lệch dòng nhỏ cũng có thể khiến bé trở nên cáu kính và kéo dài thời gian làm bài khiến cả nhà mệt mỏi?
  3. Con bạn cũng có thể thuộc kiểu không biết cách sắp xếp, tổ chức. Trẻ có quá nhiều thứ trong tâm trí. Do đó, trẻ không thể hoàn thành triệt để một việc này.
  4. Trường hợp nữa, trẻ học không tốt và cho rằng mọi thứ đều quá khó, trong khi mình lại không đủ thông minh.
Tìm hiểu phong cách học tập của con bằng cách nào?
Cha mẹ thường dễ dàng dán nhãn con mình – nào là lười biếng, ngốc ngếch, chậm chạp. Chúng ta không nhận ra nguồn cơn thực sự của những hành vi đó ở con. Bạn có thể cần nói chuyện với con. Hãy tìm gặp cả giáo viên của con để tìm hiểu chính xác lý do con không muốn làm bài tập về nhà. Có thể con học kém hoặc kỹ năng lập kế hoạch không tốt. Cũng có thể con đang lo lắng, căng thẳng vì chuyện gì đó. Khi đã xác định được vấn đề, bạn có thể giúp trẻ hiệu quả hơn.

  1. Nếu con thuộc tuýp cầu toàn/học kém
Trẻ sẽ cần rất nhiều sự động viên, khích lệ từ bạn cho những nỗ lực của mình.

  1. Nếu con chưa biết tổ chức, sắp xếp công vi���c
Trẻ có thể cần một nơi học tập yên tĩnh, hiệu quả. Bạn sẽ cần dạy con cách đặt ưu tiên cho từng việc và quản lý thời gian. Nếu bạn luôn cung cấp mọi thông tin, nhắc con học hành hay vội mang đồ dùng học tập còn thiếu tới trường cho con, trẻ sẽ không đủ tự tin để tự làm những việc đó.

Bí quyết giúp con hứng thú với bài tập về nhà
1Tận dụng công nghệ

Thời đại kỹ thuật số, không khó để tích hợp công nghệ vào việc làm bài tập của trẻ. Hãy tận dụng nhiều ứng dụng và các nguồn online khác để giúp giảm áp lực của bài tập về nhà. Công nghệ cũng tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm nhanh chóng những gì đã học trên lớp.

Các công cụ online này có thể giúp trẻ:

  • tự đánh giá quá trình học tập của mình: theo dõi tiến bộ, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu
  • chơi mà học qua các trò chơi tương tác liên quan tới bài học và khái niệm đã học trên lớp.
2Áp dụng hình ảnh hoá
Nếu con bạn học tốt hơn qua hình ảnh, việc hình ảnh hoá bài tập về nhà sẽ giúp ích nhiều cho trẻ. Ví dụ: con được giao bài tập đánh vần hàng tuần. Bạn hãy tạo ra các tấm thẻ để giúp con nhớ từ thay vì bắt trẻ viết đi viết lại. Toán cũng là môn học thích hợp để ứng dụng hình ảnh hoá. Khi trẻ học về số đếm hay phép nhân, thử dùng các giáo cụ trực quan như kẹo ngọt, đồng xu để bé luyện ở nhà.

3Biến bài tập về nhà thành trò chơi
Có đứa trẻ nào lại không thích chơi những trò game thú vị? Nếu có một cách giúp bài tập về nhà trở nên vui nhộn, thì đó là biến chúng thành trò chơi. Ví dụ: con đang học đánh vần, hãy tổ chức cuộc thi đánh vần tại nhà. Tập hợp danh sách các từ cần đánh vần con học trên lớp, huy động thành viên trong nhà làm khán giả. Sau đó, đề nghị trẻ đánh vần to từng từ để xây dựng sự tự tin. Nếu trẻ không thích đám đông, bạn có thể thử tạo ra trò giải đố online cho con. Có rất nhiều game khác nhau mà bạn có thể thử để con vừa chơi vừa học.

4Áp dụng bài học vào cuộc sống đời thường
Đôi khi, việc chỉ ngồi nguyên tại chỗ và hoàn thành bài tập về nhà cũng đủ khiến trẻ buồn chán. Áp dụng những gì đã học vào đời thường có thể là cách tốt để thay đổi cảm hứng. Ví dụ: nếu con học về phân số ở trường, hãy cho phép trẻ giúp bạn chuẩn bị bữa ăn. Thông qua đó, trẻ sẽ thực hành những cách đo đếm có áp dụng kiến thức về phân số, đơn vị đo… Bạn vừa tạo gắn kết bền chặt hơn với con vừa mang tới cơ hội để con mài giũa kiến thức. Ngay cả việc nhờ con đọc chỉ dẫn công thức nấu ăn cũng giúp trẻ luyện kỹ năng đọc hiểu.

5Đưa ra phần thưởng
Giúp con đạt mục tiêu bằng những phần thưởng nhỏ, hợp lí. Đôi khi, việc biết rằng sẽ có một phần thưởng ở đích đến giúp trẻ hăng hái hơn. Tạo ra một danh sách bài tập về nhà và dán sticker lên mỗi buổi tối trẻ hoàn thành. Cuối tuần, đãi trẻ một chầu kem, một buổi xem phim hay thậm chí đưa con đi nhà hàng và để trẻ quyết định ăn gì. Không cần đắt tiền, phần thưởng có thể dễ dàng được thay đổi cho phù hợp với tuổi của con. Tất nhiên, nên có sự điều chỉnh cần thiết nếu bạn phát hiện con quá lệ thuộc vào phần thưởng khi làm bài tập về nhà.

6Nghỉ ngơi hoàn toàn
Lý tưởng nhất vẫn là dành cho con một ngày cuối tuần hoàn toàn không cần động tới bài tập về nhà. Khi đó, trẻ có thể chơi bao lâu tuỳ thích và lựa chọn hoạt động mình muốn làm. Bạn cũng đừng quên ở bên con, trò chuyện với con. Và nếu tạo được thói quen từ nhỏ thì ngay cả ngày nghỉ này, trẻ vẫn sẽ thực hiện những việc tốt như đọc sách. Đây chính là “bài tập về nhà” tốt nhất, hiệu quả lâu dài nhất.

Theo KooBits
 
×
Quay lại
Top Bottom