- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Học kèm với gia sư là sự chọn lựa của nhiều teen. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn chưa đạt thành tích tốt cũng như không mấy hiệu quả với cách học này!
Vậy làm thế nào để gặt hái được thành quả cao khi học cùng gia sư!?
Nên bắt đầu ngay từ đầu năm học
Thông thường việc lựa chọn học kèm với gia sư nên bắt đầu từ đầu năm. Lúc ấy thầy cô sẽ dễ dàng lên hẳn một kế hoạch, giáo trình cụ thể cho bạn dựa vào bảng thành tích cuối năm.
Bạn cũng có thể thay đổi gia sư ngay lúc ấy. Nếu có cảm giác không ổn thì hãy đăng ký một gia sư khác.Thời điểm này số lượng gia sư khá nhiều và bạn cũng dễ dàng lựa chọn cho mình một gia sư phù hợp, dạy dễ hiểu hơn mà không cập rập cho lắm.
Biết lựa chọn
Hiện nay, các trung tâm giới thiệu gia sư kèm tại nhà tràn lan ở các thành phố lớn. Điều đáng quan tâm là không phải trung tâm hay gia sư nào cũng chất lượng. Vì vậy, teen chúng mình cần tìm hiểu thêm về các trung tâm gia sư hoặc hỏi thăm thêm thông tin từ anh chị đi trước, bạn bè thầy cô xem sao nhé.
Nhiều bạn không hợp với giáo viên, gia sư cũng học không tốt được. Chính vậy, lựa chọn cho mình một gia sư phù hợp là rất quan trọng. Nhiều bạn chia sẻ: “Học cùng với gia sư mà không hợp hay “dỏm” còn dễ chết hơn là tự học nữa. Lựa chọn gia sư càng kỹ, càng hợp khiến bọn mình có động lực hơn. Bọn mình thường ra tận trung tâm hỏi hoặc hỏi các anh chị trong xóm.”
Thắc mắc, liên lạc với gia sư khi cần thiết
“Ngại”, “e dè” là căn bệnh của nhiều teen hiện nay. Tại sao đã có hẳn một gia sư tại nhà mà bạn không tranh thủ thổ lộ, thắc mắc những vấn đề mình chưa hiểu nhỉ? Đừng sợ bị đánh giá giỏi, dở, này nọ. Việc học cùng với gia sư trong thời gian từ 3-5 ngày cũng đủ để họ biết trình độ của bạn tới đâu rồi đấy. Mạnh dạn thắc mắc, liên lạc với gia sư của bạn khi cần. Có như vậy, chúng mình mới nhanh chóng vượt vạch xuất phát thay vì ì ạch, mãi mà không thấy kết quả khả quan.
Tránh thái độ ỷ y
Nhiều bạn cho rằng: “Thầy cô ở lớp mới sợ, còn gia sư thì không. Có bảo mình làm bài, mình ngồi ỳ đó, nói không biết là họ cũng phải giải cho mình thôi!”. Công nhận các gia sư sẽ chẳng làm gì được chúng mình, ngoài việc chỉ cho chúng ta giải bài. Nhưng liệu có thật sự tốt khi điều đó xảy ra? Lúc ấy, bạn không còn khả năng tạo cho mình một sự suy nghĩ, tư duy độc lập được nữa. Và rồi… mỗi khi gặp dạng toán, bài tập mới hay chỉ đổi đề chút xíu là bạn “đứng bánh” luôn.
Hãy kiên nhẫn giải bài tập các bạn nhé. Như vậy đầu óc mới vận động và nhanh nhạy được. Cứ cái đà "tùy biến" vào gia sư, kết quả học tập của bạn sẽ tụt dốc thê thảm cho mà xem.
Đức Hoàng - 17t ngậm ngùi: “Bài học từng trải của mình là ỷ y vào gia sư. Kết quả, cả năm học mà chẳng tiến bộ được miếng nào cả. Tốt nhất là phải tự giác, có thắc mắc mới nên hỏi thôi. Chứ cái gì cũng hỏi thì cũng như không!”
Suy nghĩ cho bản thân
Cũng đã đến lúc nghiêm túc tính đến chuyện suy nghĩ cho bản thân rồi phải không nào? Hãy tự trả lời câu hỏi “Bạn có thật sự muốn học kèm cùng gia sư” không nhé!
Chúng mình thích cách học như vậy, thoải mái hơn hay nó chỉ để làm hài lòng bố mẹ? Nếu bạn thật sự muốn như vậy thì ok rồi. Thế nhưng chỉ để hài lòng bố mẹ thì nên chấm dứt đi nhé. Vừa tốn tiền lại tốn công vô ích. Một buổi nói chuyện cùng bố mẹ về chuyện học, bạn muốn đi học thêm, tự học… sẽ tốt hơn thay vì hằng ngày phải gặp gia sư mà bạn không hề muốn một tí nào. Đa số, một khi đã không thích ai, cái gì thì teen chúng mình chả bao giờ cố gắng hay nỗ lực hết mình cho nó cả.
Đánh giá kết quả
Một khoảng thời gian học tập cùng gia sư, một tháng đổ lại chẳng hạn. Hãy xem xét, nghiệm lại thử mình có chuyển biến gì không. Kết quả học tập tiến bộ hơn hay ì ạch hơn? Bạn còn thiếu sót gì không… Bổ sung với gia sư của bạn liền nhé. Như vậy bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng.
Sau đó chừng vài tháng bạn lại tổng kết thành tích của mình. Nếu càng ngày càng giảm sút thì bạn nên có ý kiến gì đó với gia sư hoặc chọn lựa một gia sư mới.
Một số giáo viên cho biết: “Thỉnh thoảng cũng cần xem lại coi việc học với gia sư có giúp học sinh đạt kết quả tốt hay không? Như vậy sẽ giúp hai bên, gia sư – học sinh tìm ra thiếu sót và bổ sung để đạt được kết quả tốt.”
Quả thật, việc lựa chọn gia sư để đạt được kết quả, thành tích tốt hơn chỉ là một phần thôi nhỉ? Chỉ chiếm khoảng 25-30% cho cả quá trình. Cơ bản vẫn nằm ở chỗ quyết định và ý chí của bản thân chúng mình nữa phải không nào?
Vậy làm thế nào để gặt hái được thành quả cao khi học cùng gia sư!?
Nên bắt đầu ngay từ đầu năm học
Thông thường việc lựa chọn học kèm với gia sư nên bắt đầu từ đầu năm. Lúc ấy thầy cô sẽ dễ dàng lên hẳn một kế hoạch, giáo trình cụ thể cho bạn dựa vào bảng thành tích cuối năm.
Bạn cũng có thể thay đổi gia sư ngay lúc ấy. Nếu có cảm giác không ổn thì hãy đăng ký một gia sư khác.Thời điểm này số lượng gia sư khá nhiều và bạn cũng dễ dàng lựa chọn cho mình một gia sư phù hợp, dạy dễ hiểu hơn mà không cập rập cho lắm.
Biết lựa chọn
Hiện nay, các trung tâm giới thiệu gia sư kèm tại nhà tràn lan ở các thành phố lớn. Điều đáng quan tâm là không phải trung tâm hay gia sư nào cũng chất lượng. Vì vậy, teen chúng mình cần tìm hiểu thêm về các trung tâm gia sư hoặc hỏi thăm thêm thông tin từ anh chị đi trước, bạn bè thầy cô xem sao nhé.
Nhiều bạn không hợp với giáo viên, gia sư cũng học không tốt được. Chính vậy, lựa chọn cho mình một gia sư phù hợp là rất quan trọng. Nhiều bạn chia sẻ: “Học cùng với gia sư mà không hợp hay “dỏm” còn dễ chết hơn là tự học nữa. Lựa chọn gia sư càng kỹ, càng hợp khiến bọn mình có động lực hơn. Bọn mình thường ra tận trung tâm hỏi hoặc hỏi các anh chị trong xóm.”
Thắc mắc, liên lạc với gia sư khi cần thiết
“Ngại”, “e dè” là căn bệnh của nhiều teen hiện nay. Tại sao đã có hẳn một gia sư tại nhà mà bạn không tranh thủ thổ lộ, thắc mắc những vấn đề mình chưa hiểu nhỉ? Đừng sợ bị đánh giá giỏi, dở, này nọ. Việc học cùng với gia sư trong thời gian từ 3-5 ngày cũng đủ để họ biết trình độ của bạn tới đâu rồi đấy. Mạnh dạn thắc mắc, liên lạc với gia sư của bạn khi cần. Có như vậy, chúng mình mới nhanh chóng vượt vạch xuất phát thay vì ì ạch, mãi mà không thấy kết quả khả quan.
Tránh thái độ ỷ y
Nhiều bạn cho rằng: “Thầy cô ở lớp mới sợ, còn gia sư thì không. Có bảo mình làm bài, mình ngồi ỳ đó, nói không biết là họ cũng phải giải cho mình thôi!”. Công nhận các gia sư sẽ chẳng làm gì được chúng mình, ngoài việc chỉ cho chúng ta giải bài. Nhưng liệu có thật sự tốt khi điều đó xảy ra? Lúc ấy, bạn không còn khả năng tạo cho mình một sự suy nghĩ, tư duy độc lập được nữa. Và rồi… mỗi khi gặp dạng toán, bài tập mới hay chỉ đổi đề chút xíu là bạn “đứng bánh” luôn.
Hãy kiên nhẫn giải bài tập các bạn nhé. Như vậy đầu óc mới vận động và nhanh nhạy được. Cứ cái đà "tùy biến" vào gia sư, kết quả học tập của bạn sẽ tụt dốc thê thảm cho mà xem.
Đức Hoàng - 17t ngậm ngùi: “Bài học từng trải của mình là ỷ y vào gia sư. Kết quả, cả năm học mà chẳng tiến bộ được miếng nào cả. Tốt nhất là phải tự giác, có thắc mắc mới nên hỏi thôi. Chứ cái gì cũng hỏi thì cũng như không!”
Suy nghĩ cho bản thân
Cũng đã đến lúc nghiêm túc tính đến chuyện suy nghĩ cho bản thân rồi phải không nào? Hãy tự trả lời câu hỏi “Bạn có thật sự muốn học kèm cùng gia sư” không nhé!
Chúng mình thích cách học như vậy, thoải mái hơn hay nó chỉ để làm hài lòng bố mẹ? Nếu bạn thật sự muốn như vậy thì ok rồi. Thế nhưng chỉ để hài lòng bố mẹ thì nên chấm dứt đi nhé. Vừa tốn tiền lại tốn công vô ích. Một buổi nói chuyện cùng bố mẹ về chuyện học, bạn muốn đi học thêm, tự học… sẽ tốt hơn thay vì hằng ngày phải gặp gia sư mà bạn không hề muốn một tí nào. Đa số, một khi đã không thích ai, cái gì thì teen chúng mình chả bao giờ cố gắng hay nỗ lực hết mình cho nó cả.
Đánh giá kết quả
Một khoảng thời gian học tập cùng gia sư, một tháng đổ lại chẳng hạn. Hãy xem xét, nghiệm lại thử mình có chuyển biến gì không. Kết quả học tập tiến bộ hơn hay ì ạch hơn? Bạn còn thiếu sót gì không… Bổ sung với gia sư của bạn liền nhé. Như vậy bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng.
Sau đó chừng vài tháng bạn lại tổng kết thành tích của mình. Nếu càng ngày càng giảm sút thì bạn nên có ý kiến gì đó với gia sư hoặc chọn lựa một gia sư mới.
Một số giáo viên cho biết: “Thỉnh thoảng cũng cần xem lại coi việc học với gia sư có giúp học sinh đạt kết quả tốt hay không? Như vậy sẽ giúp hai bên, gia sư – học sinh tìm ra thiếu sót và bổ sung để đạt được kết quả tốt.”
Quả thật, việc lựa chọn gia sư để đạt được kết quả, thành tích tốt hơn chỉ là một phần thôi nhỉ? Chỉ chiếm khoảng 25-30% cho cả quá trình. Cơ bản vẫn nằm ở chỗ quyết định và ý chí của bản thân chúng mình nữa phải không nào?
Hiệu chỉnh bởi quản lý: