Bí quyết đạt điểm cao môn Văn

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
“Để đạt điểm cao môn Văn, khi nhận đề thi, thí sinh nên đọc thật kỹ đề bài thi, chú ý đến các từ ngữ quan trọng trong đề để từ đó xác định đúng yêu cầu, nội dung trong đề bài. Khi làm bài, các em nên làm đủ 3 câu trong đề, bởi nội dung dù sơ sài một chút thí sinh vẫn được điểm cao hơn nhiều so với việc các em bỏ bớt đi một câu và tập trung làm quá chi tiết những câu khác”.

Đó là chia sẻ của thầy Phạm Hữu Cường, giảng viên môn Văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
Thầy Cường cho biết, cái khó của đề thi đại học môn Văn là ở chỗ thí sinh phải giải quyết được đầy đủ, sâu sắc yêu cầu của đề trong một thời gian hạn hẹp. Vì vậy khi làm bài thi, thí sinh nên chú ý đến việc phân bổ thời gian hợp lý và dành ít phút viết thật nhanh ý chính ra nháp để tránh quên ý khi làm bài.

Lưu ý khi làm bài

Câu 1: Tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm của Văn học Việt Nam.

Theo thầy Cường, đối với dạng câu hỏi này, thí sinh nên làm trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút và viết khoảng một mặt giấy thi, không nên viết quá dài.

Phần nội dung thí sinh chia thành 4 ý, tương đương với mỗi ý từ 8 đến 10 dòng.

Ví dụ: Đề thi hỏi: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đặc biệt quan tâm tới hai loại ánh sáng nào? Hai loại ánh sáng ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện diễn biến, tâm trạng của Liên và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Trong câu này, thí sinh phải nêu được hai loại ánh sáng tác giả đặc biệt quan tâm chính là ánh sáng của phố huyện và ánh sáng của chuyến tàu đêm qua phố huyện.

Ánh sáng của phố huyện nhỏ bé, leo lét, mong manh, tội nghiệp bị bóng tối bủa vây cầm tù không thoát ra được (trong đó có ánh sáng ngọn đèn chị Tí).

Ánh sáng của chuyến tàu đêm mạnh mẽ, lộng lẫy, xuyên qua màn đêm, đẩy lùi bóng tối.
Sau khi thí sinh làm xong hai ý đó, mỗi ý từ 8 đến 10 dòng, thí sinh phải nêu được hai loại ánh sáng ấy có nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện diễn biến tâm trạng của Liên và đối với việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Ánh sáng của phố huyện sẽ làm cho nỗi buồn của Liên thêm thấm thía, còn ánh sáng của chuyển tàu đêm lại giúp niềm khao khát ánh sáng của phố phường Hà Nội và của một “thế giới khác” trở nên mãnh liệt hơn.

Ánh sáng của phố huyện thể hiện nỗi xót thương của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ, tăm tối. Ánh sáng của chuyển tàu đêm lại cho thấy tấm lòng trân trọng của nhà văn trước niềm khát khao “một cái gì tươi sáng hơn” ở những con người nghèo khổ ấy. Đấy chính là khát vọng đổi đời, dù còn mơ hồ nhưng thấm thía, là tình cảm nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

1373104011-thay-cuong1.jpg
Thầy Phạm Hữu Cường, giảng viên môn Văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội​

Câu 2: Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết một bài nghị luận xã hội ngắn

Thầy Cường cho hay, dạng đề thi ĐH-CĐ thường yêu cầu học sinh viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ về một quan niệm hay một chủ đề nào đó. Phần lớn nội dung đề thi đại học vừa hỏi về hiện tượng đời sống vừa là tư tưởng đạo lý.

Đối tượng xã hội trong đề thi khá rộng, học sinh không thể bao quát hết được, do đó các em nên nghĩ về nội dung cơ bản như: Nghị lực sống phi thường của con người đã làm những điều kỳ diệu (qua những tấm gương như Nick Vuijcic); sự không công bằng, sự lãng phí… trong nhà trường xã hội hiện nay.

Thí sinh cố gắng làm bài thi phần này trong vòng 54 phút và viết khoảng 600 từ. Bài viết ngắn gọn nhưng vẫn phải có mở bài từ 3 đến 5 dòng.

Thí sinh phải giải thích được từ ngữ, hình ảnh cụ thể trong quan niệm và giải thích toàn bộ quan niệm mà đề bài đưa ra. Trong quá trình bàn luận, thí sinh lưu ý xem quan niệm nêu trong đề đã đúng và đủ hay chưa. Hiện tượng nêu trong đề là tích cực hay tiêu cực, nên phát huy hay cần phải khắc phục. Đồng thời, thí sinh phải kết hợp được một vài dẫn chứng thật tiêu biểu làm cho luận điểm của mình thuyết phục hơn.

Ví dụ: Khi nêu về nghị lực sống của con người đã làm nên điều kỳ diệu thì tấm gương hiển nhiên nên lấy về Nick Vuijcic - một tấm gương, một biểu tượng tuyệt vời về nghị lực sống và vượt lên chính mình.

Cuối cùng, thí sinh rút ra bài học về nhận thức và bài học về hành động. Mỗi một bài học thí sinh cố gắng lấy vị dụ sát với tuổi trẻ và sau đó kết bài. Như vậy phần nghị luận nếu thí sinh làm tốt các em có thể dễ dàng ăn điểm ở phần giải thích và phần bài học. Còn phần nội dung và bàn luận ít khi các em được trọn vẹn 2 điểm nhưng nếu các em làm theo cách nêu trên cũng có thể được khoảng 1,5 điểm.

Câu 3 (5 điểm): Phân tích, cảm nhận truyện ngắn hoặc thơ

Thầy Cường cho biết đây là câu quan trọng nhất của đề thi. Thí sinh nên làm trong vòng thời gan 90 phút nhưng thông thường các em sẽ bị thiếu thời gian. Do vậy học sinh cố gắng làm câu I trong khoảng 20 phút, để dành thêm 15 phút cho câu III. Học sinh cố gắng viết khoảng 4 đến 5 mặt giấy.

Ở câu này, thí sinh thường gặp các dạng câu hỏi sau:
- Dạng 1: Phân tích cảm nhận thơ, thường là một đoạn thơ từ 8 dòng trở lên.

- Dạng 2: Phân tích văn xuôi hoặc kịch, đề có thể cho vào kiến thức lớp 11 hay 12. Nếu đề cho văn xuôi hoặc kịch, thí sinh phải quan tâm đến tình huống truyện, tư tưởng đặt ra trong tác phẩm.

- Dạng 3: Bài so sánh văn học, dạng này thường có 5 kiểu ra đề: đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận 2 nhân vật trong tác phẩm; đề yêu cầu phân tích cảm nhận 2 đoạn thơ, mỗi đoạn từ 4 đến 8 dòng; đề cho phân tích, so sánh cảm nhận 2 đoạn văn trong truyện ngắn…

- Dạng 4: Đề bài cho phân tích 3 chi tiết trở lên. Ví dụ: Chi tiết bát phở của bác Siêu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, chi tiết nồi cháo cám trong tác phẩm “Vợ nhặt”, cây xương rồng luộc chấm muối trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

- Dạng 5: Yêu cầu so sánh về hai kết thúc trong tác p
hẩm. Ví dụ: Kết thúc của truyện ngắn “Chí Phèo” và truyện ngắn “Vợ nhặt” để chỉ ra sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Nhìn chung các dạng đề này, học sinh cần lưu ý: Sau khi mở bài học sinh nêu vài nét về tác giả tác phẩm (nên viết khoảng 10 dòng).

Phần phân tích và cảm nhận, nếu là thơ, học sinh bám vào chủ đề tác phẩm, không suy diễn chủ quan tuỳ tiện. Học sinh phải từ nghệ thuật chỉ ra nội dung tác phẩm. Trong quá trình phân tích học sinh nên kết hợp phân tích và so sánh, bài làm sẽ tốt hơn.
Sau khi hoàn thành bài thi cả 3 câu, học sinh nên dành thời gian 3 đến 5 phút xem lại bài thi. Trong quá trình viết, do sự say mê hoặc do học sinh không để ý sẽ có những lỗi chính tả, lỗi diễn đạt vì vậy phải đọc soát lại bài.
Cuối cùng, thí sinh nên kiểm tra lại số báo danh, tờ thi, họ tên ngày tháng năm sinh và gấp tờ giấy thi theo đúng đường kẻ quy định.
Phạm Hữu Cường, Giảng viên môn Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội
Theo khampha.vn
 
×
Quay lại
Top Bottom