- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Tâm lý của bất kỳ học sinh nào khi gặp vấn đề trong cuộc sống, trong học tập, trong mối quan hệ với bạn bè… là đều không muốn mọi người biết mình đang rơi vào khủng hoảng. Chính vì vậy, các em rất cần có sự riêng tư, cảm giác an toàn khi gặp nhà tư vấn tâm lý học đường.
Câu chuyện từ phòng khám Các chuyên gia tư vấn tâm lý tại phòng khám Tuna (thuộc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng – phố Vọng – Hà Nội) đã tiếp xúc và tư vấn cho rất nhiều trường hợp trẻ bị rối nhiễu tâm trí, stress, trầm cảm do gặp các vấn đề trong học tập, trong những mối quan hệ với bạn bè, thầy cô ở lớp, ở trường... Nhà tâm lý lâm sàng Lã Linh Nga – Phó trưởng phòng khám – không thể quên trường hợp một cậu học sinh lớp 10 ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cậu gặp phải vấn đề nghiêm trọng với cô giáo dạy Văn của mình. Cậu “dị ứng” với cô giáo đến nỗi trong một bài kiểm tra viết tại lớp, cậu đã viết hẳn vào bài về những suy nghĩ của mình đối với cô, nào là cô thiên vị, cô chỉ thích tiền, chỉ thích những bạn học giỏi, không quan tâm đến học trò... Cậu cũng cho rằng chỉ có nói huỵch toẹt ra như vậy mới là người sống ngay thẳng, không luồn cúi.
Trước những phản ứng quyết liệt, cực đoan của học trò đối với mình, cô giáo không hề ghét bỏ cậu học trò kỳ lạ đó, mà lại thấy mình có một phần trách nhiệm, và đã trao đổi lại với mẹ cậu bé về cách giải quyết hiểu lầm giữa hai cô trò. Thế nhưng, khi biết được điều này, cậu bé càng phản ứng gay gắt hơn, cho rằng cô giáo giả dối, không thật. Khi thấy con trai mình trở nên quá cực đoan với cô giáo, học hành sa sút, luôn ở trong tình trạng lầm lì, không chịu nói chuyện với ai, mẹ cậu học sinh đó quyết định thuyết phục con đến gặp nhà tâm lý. Qua tiếp xúc, tìm hiểu, các chuyên gia của phòng khám Tuna nhận thấy rằng cậu học sinh này có nét tính cách khá đặc biệt, quá nhạy cảm và cực đoan trong suy nghĩ. Thế nên, nếu không biết cách đối xử khéo léo với cậu bé này thì rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Một trường hợp khác là học sinh lớp 8 một trường THCS ở quận Ba Đình (Hà Nội). Một thời gian dài, em có một sở thích quái lạ là thích... rạch tay mình. Mất không ít thời gian động viên, khích lệ, các chuyên gia tâm lý mới biết nguyên nhân dẫn em tới hành động điên rồ này là do em quá căng thẳng khi luôn bị bạn bè trêu chọc. Em cho biết: Bạn nào cũng bị trêu, nhưng dường như em bị trêu chọc nặng nề nhất. Em càng phản ứng thì các bạn lại càng trêu, toàn động chạm đến những điều em muốn phát điên lên như gán ghép em với bạn nam khác, trêu em là đồ lập dị... Căng thẳng quá mà không biết tâm sự với ai, em rơi vào trạng thái cô đơn cùng cực, nên tự dưng thích làm đau mình, như một cách để giải tỏa những uẩn ức chất chứa trong lòng.
Theo nhà tâm lý Lã Linh Nga, khi thấy con mình có các biểu hiện học hành sa sút, không tập trung; đột nhiên thu mình lại, ít nói ít cười, không muốn tham gia chơi cùng các bạn; có một số hành vi kỳ lạ như hay nói một mình, thỉnh thoảng hét lên; thậm chí bỏ học, bỏ nhà ra đi..., cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân của những biểu hiện khác thường đó. Nếu những biểu hiện đó kéo dài trong thời gian vài tuần đến vài tháng, cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám, tư vấn về tâm lý và trẻ cần được can thiệp sớm. Đặc biệt, những đứa trẻ có sang chấn đặc biệt về tâm lý (như bố mẹ ly dị, người thân mất...) thì cần phải theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường và can thiệp sớm khi trẻ gặp vấn đề về tâm lý.
Cần bộ phận tư vấn học đường chuyên nghiệp Theo nhà tâm lý lâm sàng Lã Linh Nga, lứa tuổi học đường hiện nay đang phải chịu rất nhiều áp lực từ sự kỳ vọng của gia đình, từ việc học hành, từ mối quan hệ bạn bè... Nếu trẻ nhận được sự quan tâm, gần gũi, cách ứng xử khéo léo... của bố mẹ, thầy cô, các em sẽ có thể mở lòng chia sẻ những vấn đề mà mình đang gặp phải. Tuy nhiên, sự thay đổi về tâm lý của trẻ lại chưa được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm, hoặc chưa có những cách ứng xử phù hợp, tế nhị.
Đáng chú ý, khi bước vào lứa tuổi dậy th.ì, trẻ rơi vào giai đoạn khủng hoảng tâm lý, chú ý đến cái tôi của mình hơn, bắt đầu quan sát, đánh giá về những người xung quanh, trong đó có cả bố mẹ và thầy cô giáo của mình. Trong giai đoạn này, nếu trẻ không được quan tâm, không được đối xử một cách công bằng..., trẻ sẽ bị rối loạn hành vi, cảm xúc, bị stress. Thời gian vừa qua, có không ít vụ việc đáng tiếc đã xảy ra, thậm chí dẫn đến chuyện học sinh tự tử, là có liên quan đến những căng thẳng, áp lực đối với trẻ, mà các em không biết giải tỏa như thế nào.
Mặt khác, khi học sinh có những biểu hiện khác lạ về mặt tâm lý, hay nói cách khác là bị rối nhiễu tâm trí, kết quả học tập, quan hệ bạn bè của các em sẽ bị ảnh hưởng rõ ràng nhất. Khi đó, nếu có một bộ phận tư vấn tâm lý cho học sinh ngay trong trường học thì các nhà tâm lý ấy có thể nhanh chóng “bắt bệnh” cho học sinh đó và giúp em trở về cuộc sống bình thường của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng, sự thiếu hụt bộ phận tư vấn tâm lý học đường khiến học sinh phải chịu nhiều thiệt thòi khi các em không được giúp đỡ, chia sẻ khi gặp những vấn đề khó khăn về tâm lý. Các bậc phụ huynh nhiều khi cũng lờ mờ cảm thấy con mình “có vấn đề”, nhưng vì không phải các chuyên gia tâm lý nên không hiểu được tận gốc vấn đề, cũng như loay hoay không biết giúp đỡ con như thế nào.
Hiện nay, một số trường học ở nước ta đã có bộ phận tư vấn tâm lý cho học sinh, nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ “bán chuyên nghiệp”, nghĩa là giáo viên hoặc thậm chí cán bộ y tế trường học kiêm nhiệm, và người làm công tác này chỉ được nhìn nhận như phụ tá của giáo viên.
Tuy nhiên, theo chị Lã Linh Nga, nhà tâm lý trong trường học phải được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học đường, và phải hoạt động độc lập so với giáo viên hay các bộ phận Đoàn, Đội trong trường học. Theo phân tích của chị Nga, nếu nhà tâm lý chính là giáo viên kiêm nhiệm thì học sinh sẽ không cảm thấy sự riêng tư, an toàn cần thiết. Các em sẽ có tâm lý e sợ “chuyện bí mật” của mình bị lan ra các thầy cô khác, đến tai ban giám hiệu... Còn khi nhà tâm lý học đường hoạt động hoàn toàn độc lập, các em sẽ yên tâm chia sẻ, thổ lộ những điều khó nói của mình hơn. Không những thế, phòng tư vấn tâm lý học đường cũng cần được thiết kế riêng tư, có vị trí kín đáo ở trong trường học. Thử tưởng tượng, nếu phòng tư vấn nằm ở ngay cạnh phòng hội đồng, hay phòng hiệu trưởng..., học sinh sẽ e ngại như thế nào khi muốn đến tham vấn nhà tâm lý, bởi chắc chắn không học sinh nào có vấn đề về tâm lý lại muốn nhiều người nhìn thấy em bước vào căn phòng “chia sẻ bí mật” đó.
Nguồn :giaoducthoidai.vn
Câu chuyện từ phòng khám Các chuyên gia tư vấn tâm lý tại phòng khám Tuna (thuộc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng – phố Vọng – Hà Nội) đã tiếp xúc và tư vấn cho rất nhiều trường hợp trẻ bị rối nhiễu tâm trí, stress, trầm cảm do gặp các vấn đề trong học tập, trong những mối quan hệ với bạn bè, thầy cô ở lớp, ở trường... Nhà tâm lý lâm sàng Lã Linh Nga – Phó trưởng phòng khám – không thể quên trường hợp một cậu học sinh lớp 10 ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cậu gặp phải vấn đề nghiêm trọng với cô giáo dạy Văn của mình. Cậu “dị ứng” với cô giáo đến nỗi trong một bài kiểm tra viết tại lớp, cậu đã viết hẳn vào bài về những suy nghĩ của mình đối với cô, nào là cô thiên vị, cô chỉ thích tiền, chỉ thích những bạn học giỏi, không quan tâm đến học trò... Cậu cũng cho rằng chỉ có nói huỵch toẹt ra như vậy mới là người sống ngay thẳng, không luồn cúi.
Học sinh rất cần được hỗ trợ khi gặp các vấn đề về tâm lý từ phía các nhà tư vấn tâm lý chuyên nghiệp (Ảnh: Hoàng Đan) |
Một trường hợp khác là học sinh lớp 8 một trường THCS ở quận Ba Đình (Hà Nội). Một thời gian dài, em có một sở thích quái lạ là thích... rạch tay mình. Mất không ít thời gian động viên, khích lệ, các chuyên gia tâm lý mới biết nguyên nhân dẫn em tới hành động điên rồ này là do em quá căng thẳng khi luôn bị bạn bè trêu chọc. Em cho biết: Bạn nào cũng bị trêu, nhưng dường như em bị trêu chọc nặng nề nhất. Em càng phản ứng thì các bạn lại càng trêu, toàn động chạm đến những điều em muốn phát điên lên như gán ghép em với bạn nam khác, trêu em là đồ lập dị... Căng thẳng quá mà không biết tâm sự với ai, em rơi vào trạng thái cô đơn cùng cực, nên tự dưng thích làm đau mình, như một cách để giải tỏa những uẩn ức chất chứa trong lòng.
Theo nhà tâm lý Lã Linh Nga, khi thấy con mình có các biểu hiện học hành sa sút, không tập trung; đột nhiên thu mình lại, ít nói ít cười, không muốn tham gia chơi cùng các bạn; có một số hành vi kỳ lạ như hay nói một mình, thỉnh thoảng hét lên; thậm chí bỏ học, bỏ nhà ra đi..., cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân của những biểu hiện khác thường đó. Nếu những biểu hiện đó kéo dài trong thời gian vài tuần đến vài tháng, cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám, tư vấn về tâm lý và trẻ cần được can thiệp sớm. Đặc biệt, những đứa trẻ có sang chấn đặc biệt về tâm lý (như bố mẹ ly dị, người thân mất...) thì cần phải theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường và can thiệp sớm khi trẻ gặp vấn đề về tâm lý.
Cần bộ phận tư vấn học đường chuyên nghiệp Theo nhà tâm lý lâm sàng Lã Linh Nga, lứa tuổi học đường hiện nay đang phải chịu rất nhiều áp lực từ sự kỳ vọng của gia đình, từ việc học hành, từ mối quan hệ bạn bè... Nếu trẻ nhận được sự quan tâm, gần gũi, cách ứng xử khéo léo... của bố mẹ, thầy cô, các em sẽ có thể mở lòng chia sẻ những vấn đề mà mình đang gặp phải. Tuy nhiên, sự thay đổi về tâm lý của trẻ lại chưa được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm, hoặc chưa có những cách ứng xử phù hợp, tế nhị.
Tư vấn cho bố mẹ cách giáo dục con khi trẻ gặp vấn đề về tâm lý tại phòng khám Tuna (Ảnh: Hoàng Đan) |
Mặt khác, khi học sinh có những biểu hiện khác lạ về mặt tâm lý, hay nói cách khác là bị rối nhiễu tâm trí, kết quả học tập, quan hệ bạn bè của các em sẽ bị ảnh hưởng rõ ràng nhất. Khi đó, nếu có một bộ phận tư vấn tâm lý cho học sinh ngay trong trường học thì các nhà tâm lý ấy có thể nhanh chóng “bắt bệnh” cho học sinh đó và giúp em trở về cuộc sống bình thường của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng, sự thiếu hụt bộ phận tư vấn tâm lý học đường khiến học sinh phải chịu nhiều thiệt thòi khi các em không được giúp đỡ, chia sẻ khi gặp những vấn đề khó khăn về tâm lý. Các bậc phụ huynh nhiều khi cũng lờ mờ cảm thấy con mình “có vấn đề”, nhưng vì không phải các chuyên gia tâm lý nên không hiểu được tận gốc vấn đề, cũng như loay hoay không biết giúp đỡ con như thế nào.
Hiện nay, một số trường học ở nước ta đã có bộ phận tư vấn tâm lý cho học sinh, nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ “bán chuyên nghiệp”, nghĩa là giáo viên hoặc thậm chí cán bộ y tế trường học kiêm nhiệm, và người làm công tác này chỉ được nhìn nhận như phụ tá của giáo viên.
Tuy nhiên, theo chị Lã Linh Nga, nhà tâm lý trong trường học phải được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học đường, và phải hoạt động độc lập so với giáo viên hay các bộ phận Đoàn, Đội trong trường học. Theo phân tích của chị Nga, nếu nhà tâm lý chính là giáo viên kiêm nhiệm thì học sinh sẽ không cảm thấy sự riêng tư, an toàn cần thiết. Các em sẽ có tâm lý e sợ “chuyện bí mật” của mình bị lan ra các thầy cô khác, đến tai ban giám hiệu... Còn khi nhà tâm lý học đường hoạt động hoàn toàn độc lập, các em sẽ yên tâm chia sẻ, thổ lộ những điều khó nói của mình hơn. Không những thế, phòng tư vấn tâm lý học đường cũng cần được thiết kế riêng tư, có vị trí kín đáo ở trong trường học. Thử tưởng tượng, nếu phòng tư vấn nằm ở ngay cạnh phòng hội đồng, hay phòng hiệu trưởng..., học sinh sẽ e ngại như thế nào khi muốn đến tham vấn nhà tâm lý, bởi chắc chắn không học sinh nào có vấn đề về tâm lý lại muốn nhiều người nhìn thấy em bước vào căn phòng “chia sẻ bí mật” đó.
Chắc chắn không học sinh nào có vấn đề về tâm lý lại muốn nhiều người nhìn thấy em bước vào phòng tư vấn tâm lý trong trường học. Chính vì vậy, phòng tư vấn tâm lý học đường cần được thiết kế riêng tư, có vị trí kín đáo ở trong trường học. Mặt khác, nhà tâm lý học đường cần hoạt động hoàn toàn độc lập, để học sinh có thể yên tâm chia sẻ, thổ lộ những điều khó nói của mình. (Phó trưởng phòng khám Tuna Lã Linh Nga) |
Nguồn :giaoducthoidai.vn