"Bí kíp" luyện thi TOEIC đạt 990/100

ruaken

Thành viên
Tham gia
13/10/2011
Bài viết
2
Thành tích “Khủng”
Cậu bạn ấy là Nguyễn Sơn Nam, sinh viên năm Nhất Đại học Kinh Tế TP HCM. Từng là dân chuyên Hóa của trường Lương Thế Vinh, Đồng Nai, nhưng tiếng Anh mới là môn đem lại thành tích cao nhất cho Nam. Bạn í đã bỏ cơ hội vào Học viện Ngoại Giao Hà Nội với số điểm khối D cao ngất ngưởng (25 điểm) để theo học Đại học Kinh tế TP HCM.
Từ khi giành được 990/990 điểm thi TOEIC, nhiều người gặp Nam chép miệng: “Cũng cao đấy. Mà tiếc thật, chỉ còn 10 điểm nữa thôi…”, cậu bạn chỉ cười thật hiền thôi chứ không giải thích lại rằng số điểm cao nhất của TOEIC là 990 điểm (chứ không phải 100 điểm như một số người tưởng lầm).
Bí kíp "độc" học tiếng Anh
Dù có năng khiếu tiếng Anh sẵn nhưng để đạt được số điểm tuyệt đối trong kì thi TOEIC là cả một quá trình khổ luyện đối với Nam. Nhưng vì đó là niềm đam mê nên cậu bạn không ép buộc bản thân mà tự tạo ra cho mình những cách học rất sáng tạo. Với kĩ năng nghe Nam học từ đài BBC, tất tần tật tài liệu, bài giảng, tin tức, talkshow. Theo cậu bạn thì BBC có nhiều chỉnh sửa phù hợp cho việc học tiếng Anh. Ngoài ra Nam còn lang thang hàng giờ trên Youtube, “xử” hết những talkshow của Oprah Winfrey, Ellen Deregenes và tự cười một mình khi thấy mình... nghe hiểu được hết (hehe).
Đối phó với kĩ năng nói, Nam cùng nhóm bạn mình áp dụng phương pháp học tập thể: đưa ra một chủ đề để mọi người cùng tranh luận rồi tự thu âm lại, cùng nghe, cùng góp ý cho việc học tiếng Anh của cả nhóm. Cách học này rất thú vị phải không? Đối với bài nghe nào có "script" thì nghe xong rồi nhìn và học thuộc các âm nhấn, xem lại rất nhiều lần để có thể nhớ được.
Nam có tài "ngoại giao" rất cừ, cậu ấy tự xây dựng mối quan hệ thân thiết với các bạn nước ngoài từ cuộc thi Life Sciences Symposium và vẫn giữ mối quan hệ tới bây giờ. Trong một lần phỏng vấn đi du học, từ chỗ là thí sinh được phỏng vấn Nam “lật ngược tình thế” trở thành người phỏng vấn đại diện của trường mình muốn du học, kết quả là đến nay Nam và cô phỏng vấn viên đã trở thành thành hai người bạn thân thiết.
Đối với kĩ năng viết, cậu bạn rèn luyện bằng cách viết blog. Nam “tự thú” bạn í viết "tả pí lù" trong cái worldpress-blog của riêng mình. Thậm chí Nam còn từng viết truyện bằng tiếng Anh nữa đấy!
Với bài luận tiếng Anh, Nam cố gắng một tuần viết hai bài, tự giới hạn thời gian. Bạn cũng phải tự nhận là đối với việc viết thì phải siêng, chứ lười là rất nhanh chán.
:KSV@12::KSV@12::KSV@12:
 
×
Quay lại
Top Bottom