Bí kíp học thuộc lòng Văn, Sử, Địa

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Nếu đối với dân khối C, đây là những “món” tủ thì với những teen khối A, đây lại là những món khó nhai nhất.
Khoảng thời gian sau nghỉ tết này, đa số các bạn học sinh đang đối đầu với nhiều bài kiểm tra 1 tiết các môn Văn-Sử-Địa — bộ ba mà ai-cũng-biết-là-gì-rồi-đấy, vậy có bí quyết gì để học thuộc bài và đạt điểm cao? Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau đây:

1. Phát biểu xây dựng bài, nghe thầy cô giảng và chép bài đầy đủ:


Nghe thầy cô giảng qua một lượt giúp bạn hiểu bài và nắm được phần nào kiến thức. Phát biểu xây dựng bài giúp bạn tư duy về bài học và nhớ lâu. Ghi chép bài vào vở, giúp bạn học lại một lần nữa và chuyển nó thành kiến thức của mình. Vì vậy, 3 công việc ở trên lớp này giúp bạn tiết kiệm thời gian ở nhà rất nhiều rồi đấy.

04-766048-8755.jpg

2. Tích tiểu thành đại
:

Nếu bạn ôm đồm học tất cả cùng một lúc thì việc chán nản, buồn ngủ, ngán ngẩm….không thể không xảy ra, vậy nên, chúng ta phải học từng bài một, nắm kĩ từng bài một để khi gộp lại vẫn có cái nhìn tổng quát và không bị quên kiến thức. Đếm số ngày từ bây giờ cho đến ngày kiểm tra và số bài cần học, rồi chia trung bình ra, mỗi ngày, bạn chỉ cần hoàn thành một ít, một ít, đến đúng ngày, mình đã học thuộc bài để chuẩn bị đương đầu rồi.

3. Đọc:

Bạn nên dành một chút thời gian đọc kĩ vài ba lượt những phần mình cần học để hiểu và nắm sơ lược nội dung. Khi học, nếu mình đọc thành tiếng sẽ dễ nhớ hơn, vì miệng nói, tai nghe, rất nhanh vào.

Nói: sau khi đọc hiểu bài, hãy tự nói lại theo ý mình trước, cứ như bạn đang được cô giáo kiểm tra bài vậy, thiếu phần nào bổ sung phần đó, học thuộc bài và chuyển nó thành của riêng mình giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn.

05-766048-6138.jpg

4. Viết:

Nhiều bạn thường phàn nàn rằng mặc dù đã học kĩ và đọc thuộc làu làu nhưng đến khi viết vào bài kiểm tra lại quên mất mình đã học những gì. Đối với trường hợp này, bạn nên thực hành thao tác viết để quen dần, không phải viết tất cả vì như vậy sẽ mất thời gian lắm mà chỉ cần “phác thảo” vài nét chính của bài học, rồi triển khai theo dạng “nhánh cây” mà thôi. Lúc này, bạn đang sắp xếp những gì mình học theo một logic, đến khi viết vào bài kiểm tra, ý tứ sẽ tuông ào ào đấy.

5. Nghe:

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc điện thoại có chức năng ghi âm thì còn một cách học khác giúp bạn có thể học được ở mọi lúc mọi nơi đó là ghi âm bài học của mình vào máy rồi nhẩm theo. Với cách này, bạn chỉ cần đọc một lần rồi nghe đi nghe lại bài học: có thể trước khi ngủ, khi đi trên xe buýt, đi bộ trên đường…, nghe nhiều, và nghe chính giọng của mình giúp kiến thức đi vào đầu bạn lúc nào không hay đấy.

Thử làm theo những cách này xem cải thiện được gì không nhé, CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Theo Mực Tím
 
×
Quay lại
Top Bottom