- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Rất nhiều người đã từng chia sẻ về trải nghiệm "thời gian ngừng lại". Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Nhiều người khẳng định rằng, trong khoảnh khắc mong manh giữa sự sống và cái chết, thời gian đối với họ như ngưng đọng và một giây có thể kéo dài đến vài phút.
Số khác lại nhìn thấy thời gian trôi qua như một bộ phim quay chậm ngay cả trong khi vẫn sinh hoạt bình thường. Vậy "căn bệnh" thời gian ngừng trôi này thực sự là gì?
Những trải nghiệm từ thực tế về hiện tượng "ngưng đọng thời gian"
Trên thực tế, các nhà khoa học đã phân biệt được hai hiện tượng biến đổi nhận thức về thời gian. Đầu tiên là hiện tượng "zeitraffer" ám chỉ trải nghiệm thời gian tăng tốc, chạy nhanh hơn bình thường. Và ngược lại, "akinetopsia" là cái tên được đặt cho sự ngưng đọng tạm thời của thời gian.
Cái tên Akinetopsia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, nhằm ám chỉ một loại rối loạn thần kinh khiến bệnh nhân không thể cảm nhận được chuyển động theo đúng vận tốc thông thường, và thậm chí có thể thấy thời gian đứng yên.
Đã có nhiều báo cáo của nhiều bệnh nhân về trải nghiệm "thời gian ngưng đọng" hay tăng tốc hoặc thậm chí "uốn éo" khác thường.
Ví dụ như trường hợp một người đàn ông bị chứng "phình động mạch" não, rồi từ đó có thể thấy thời gian trôi chậm hơn bình thường.
Hay một người phụ nữ sau khi bị chóng mặt đau đầu bỗng thấy mọi vật di chuyển dưới dạng "slow motion".
Một bệnh nhân khác người Nhật Bản thì lại tả rằng anh ta vẫn có thể nghe thấy giọng nói của mọi người một cách bình thường, chỉ khác là… miệng họ không hề khớp với tiếng nói! Sau cùng, một điểm chung được tìm thấy ở các bệnh nhân là họ đều bị tổn thương não bộ.
Tổn thương não bộ - thứ khiến thời gian ngừng trôi
Tổn thương não có ảnh hưởng gì đến thời gian? Để làm rõ điều này, các nhà khoa học đã thực hiện một số nghiên cứu để xác định bộ phận kiểm soát nhận thức của chúng ta về thời gian.
Khu vực này được xác định nằm ở vỏ não thị giác phía sau hộp sọ, có tên là V5. Nó có nhiệm vụ giúp chúng ta phát hiện chuyển động của vật thể, và rất có thể cũng ảnh hưởng đến cách con người đo lường thời gian.
Một giả thuyết được đưa ra là bộ phận này của chúng ta có "đồng hồ bấm giờ" của riêng mình. Nó ghi lại chuyển động của các vật trước mắt ta và từ đó hình thành khái niệm "thời gian". Khi phần này của não bị tổn thương, thời gian sẽ đứng yên!
Giả thuyết khác được đưa ra dựa vào việc bộ não chúng ta nhận thức bằng cách ghi lại nhiều hình ảnh rời rạc của một chuyển động liên tục. Giống như một chiếc máy quay phim thời xưa, não bộ "chụp" lại mọi chuyển động khác nhau rồi "dính" chúng lại thành thước phim hoàn chỉnh.
Nhưng khi não bộ bị bệnh, quá trình này gặp trục trặc và kết quả là bạn chỉ thấy những "bức ảnh" một cách riêng lẻ.
Và một số nguyên nhân khiến nhận thức về thời gian thay đổi
Thời gian ngưng đọng cũng là trải nghiệm thường thấy khi cận kề cái chết. Theo một cuộc khảo sát, 70% số người đã từng... "suýt chết" thuật lại rằng họ đã thấy mọi việc xảy ra quanh mình như một thước phim quay chậm.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đó chỉ là tác động của trí nhớ. Những cảm xúc đọng lại sau trải nghiệm kinh hoàng khiến cho chúng ta tin rằng mọi thứ dường như kéo dài ra dù chúng chỉ xảy ra trong một tíc tắc.
Không chỉ vậy, tiến sĩ Valtteri Arstila từ ĐH Turku (Phần Lan) lại tin, một trong những nguyên nhân làm chậm thời gian là vì hiện tượng "tăng tốc" của suy nghĩ.
Cụ thể, Arstila phỏng vấn một phi công - người từng suýt bị rơi máy bay. Anh ta kể lại rằng khoảnh khắc máy bay hỗn loạn đến lúc lấy lại thăng bằng chỉ có 3s, nhưng anh ta xử lý tới hàng chục thao tác.
Tiến sĩ Arstila kết luận, các hormone sản sinh ra trong lúc căng thẳng sẽ kích hoạt một cơ chế tự động làm tăng tốc độ xử lý nội bộ của não.
Điều này giúp con người nhanh chóng xử lý các tình huống nguy hiểm đến tính mạng như trong trường hợp của người phi công trên.
Chúng ta suy nghĩ nhanh hơn, nhận thức về chuyển động nhạy hơn khiến cho thế giới bên ngoài dường như chậm lại.
Một số vận động viên thậm chí còn luyện tập để "bẻ cong thời gian" lúc cần thiết. Các vận động viên lướt sóng thường có thể nhanh chóng thoát khỏi những con sóng dữ nhờ kĩ thuật này.
Hiện tượng thời gian ngưng đọng này đã phần nào bộc lộ tính mơ hồ trong nhận thức của chúng ta trước sự vật xung quanh.
Thời gian là một khái niệm tương đối và nhận thức của con người về thời gian có thể dễ dàng bị bẻ cong. Vì vậy nếu tập luyện bạn cũng sẽ có khả năng "làm chậm" thời gian đấy!
Nhiều người khẳng định rằng, trong khoảnh khắc mong manh giữa sự sống và cái chết, thời gian đối với họ như ngưng đọng và một giây có thể kéo dài đến vài phút.
Số khác lại nhìn thấy thời gian trôi qua như một bộ phim quay chậm ngay cả trong khi vẫn sinh hoạt bình thường. Vậy "căn bệnh" thời gian ngừng trôi này thực sự là gì?
Những trải nghiệm từ thực tế về hiện tượng "ngưng đọng thời gian"
Trên thực tế, các nhà khoa học đã phân biệt được hai hiện tượng biến đổi nhận thức về thời gian. Đầu tiên là hiện tượng "zeitraffer" ám chỉ trải nghiệm thời gian tăng tốc, chạy nhanh hơn bình thường. Và ngược lại, "akinetopsia" là cái tên được đặt cho sự ngưng đọng tạm thời của thời gian.
Cái tên Akinetopsia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, nhằm ám chỉ một loại rối loạn thần kinh khiến bệnh nhân không thể cảm nhận được chuyển động theo đúng vận tốc thông thường, và thậm chí có thể thấy thời gian đứng yên.
Đã có nhiều báo cáo của nhiều bệnh nhân về trải nghiệm "thời gian ngưng đọng" hay tăng tốc hoặc thậm chí "uốn éo" khác thường.
Ví dụ như trường hợp một người đàn ông bị chứng "phình động mạch" não, rồi từ đó có thể thấy thời gian trôi chậm hơn bình thường.
Hay một người phụ nữ sau khi bị chóng mặt đau đầu bỗng thấy mọi vật di chuyển dưới dạng "slow motion".
Một bệnh nhân khác người Nhật Bản thì lại tả rằng anh ta vẫn có thể nghe thấy giọng nói của mọi người một cách bình thường, chỉ khác là… miệng họ không hề khớp với tiếng nói! Sau cùng, một điểm chung được tìm thấy ở các bệnh nhân là họ đều bị tổn thương não bộ.
Tổn thương não bộ - thứ khiến thời gian ngừng trôi
Tổn thương não có ảnh hưởng gì đến thời gian? Để làm rõ điều này, các nhà khoa học đã thực hiện một số nghiên cứu để xác định bộ phận kiểm soát nhận thức của chúng ta về thời gian.
Khu vực này được xác định nằm ở vỏ não thị giác phía sau hộp sọ, có tên là V5. Nó có nhiệm vụ giúp chúng ta phát hiện chuyển động của vật thể, và rất có thể cũng ảnh hưởng đến cách con người đo lường thời gian.
Một giả thuyết được đưa ra là bộ phận này của chúng ta có "đồng hồ bấm giờ" của riêng mình. Nó ghi lại chuyển động của các vật trước mắt ta và từ đó hình thành khái niệm "thời gian". Khi phần này của não bị tổn thương, thời gian sẽ đứng yên!
Giả thuyết khác được đưa ra dựa vào việc bộ não chúng ta nhận thức bằng cách ghi lại nhiều hình ảnh rời rạc của một chuyển động liên tục. Giống như một chiếc máy quay phim thời xưa, não bộ "chụp" lại mọi chuyển động khác nhau rồi "dính" chúng lại thành thước phim hoàn chỉnh.
Nhưng khi não bộ bị bệnh, quá trình này gặp trục trặc và kết quả là bạn chỉ thấy những "bức ảnh" một cách riêng lẻ.
Và một số nguyên nhân khiến nhận thức về thời gian thay đổi
Thời gian ngưng đọng cũng là trải nghiệm thường thấy khi cận kề cái chết. Theo một cuộc khảo sát, 70% số người đã từng... "suýt chết" thuật lại rằng họ đã thấy mọi việc xảy ra quanh mình như một thước phim quay chậm.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đó chỉ là tác động của trí nhớ. Những cảm xúc đọng lại sau trải nghiệm kinh hoàng khiến cho chúng ta tin rằng mọi thứ dường như kéo dài ra dù chúng chỉ xảy ra trong một tíc tắc.
Không chỉ vậy, tiến sĩ Valtteri Arstila từ ĐH Turku (Phần Lan) lại tin, một trong những nguyên nhân làm chậm thời gian là vì hiện tượng "tăng tốc" của suy nghĩ.
Cụ thể, Arstila phỏng vấn một phi công - người từng suýt bị rơi máy bay. Anh ta kể lại rằng khoảnh khắc máy bay hỗn loạn đến lúc lấy lại thăng bằng chỉ có 3s, nhưng anh ta xử lý tới hàng chục thao tác.
Tiến sĩ Arstila kết luận, các hormone sản sinh ra trong lúc căng thẳng sẽ kích hoạt một cơ chế tự động làm tăng tốc độ xử lý nội bộ của não.
Điều này giúp con người nhanh chóng xử lý các tình huống nguy hiểm đến tính mạng như trong trường hợp của người phi công trên.
Chúng ta suy nghĩ nhanh hơn, nhận thức về chuyển động nhạy hơn khiến cho thế giới bên ngoài dường như chậm lại.
Một số vận động viên thậm chí còn luyện tập để "bẻ cong thời gian" lúc cần thiết. Các vận động viên lướt sóng thường có thể nhanh chóng thoát khỏi những con sóng dữ nhờ kĩ thuật này.
Hiện tượng thời gian ngưng đọng này đã phần nào bộc lộ tính mơ hồ trong nhận thức của chúng ta trước sự vật xung quanh.
Thời gian là một khái niệm tương đối và nhận thức của con người về thời gian có thể dễ dàng bị bẻ cong. Vì vậy nếu tập luyện bạn cũng sẽ có khả năng "làm chậm" thời gian đấy!
Nguồn: BBC
Hiệu chỉnh bởi quản lý: