tranvo.huunhan1
Thành viên
- Tham gia
- 3/2/2015
- Bài viết
- 12
Viêm xoang mũi ngày nay đã rất phổ biến ở nước ta .Nhiều người cho rằng bệnh này thường bùng phát và trở nặng vào mùa lanh Điều này là không chính xác bởi vì nhiều người vẫn bị bệnh trở nặng ngay cả khi trời nắng nóng. Cùng tìm hiểu để có được cách phòng và cách chữa viêm xoang hợp lý nhé
Thói quen sinh hoạt
Mùa hè là mùa nóng nực nhất trong năm. Thói quen ăn uống đồ lạnh, uống nước đá lạnh, nước giải khát là điều dễ thấy. Tuy nhiên, thói quen này lại khiến bệnh Viêm xoang, viêm mũi có nguy cơ nặng hơn. Việc lạm dụng đồ uống, giải khát mùa hè khiến không ít người bị viêm họng. Họng và mũi thông nhau, nếu viêm họng thường xuyên dẫn đến vi khuẩn có thể lên mũi và gây ảnh hưởng đến các hốc xoang.
Nhiều người có thói quen bật điều hòa thật lạnh để xua đi nóng bức, ngột ngạt ngày hè. Tuy nhiên, việc đi từ phòng máy lạnh ra ngoài trời hoặc ngược lại cũng gây ảnh hưởng giống như khi thay đổi thời tiết vậy. Nếu chênh lệch nhiệt độ ngoài trời với phòng điều hòa trên 10 độ C, bệnh viêm xoang có nguy cơ trở nên nặng hơn. Đấy là chưa kể với những người làm việc văn phòng đông người, nhiều người phải cố chịu đựng khi ngồi điều hòa lạnh, dẫn đến tình trạng hắt hơi, sổ mũi thường xuyên xảy ra.
Một thói quen mùa nóng gây ảnh hưởng đến Viêm xoang đó là đi bơi ở bể bơi. Thường ở những bể bơi công cộng, nước vẫn còn chứa nhiều hóa chất, vi khuẩn…nếu bơi ở ao hồ, sông suối, nguồn nước không đảm bảo, đôi khi bị ô nhiễm đều không có lợi cho niêm mạc mũi xoang.
Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này: Hạn chế sử dụng đồ uống, giải khát lạnh. Đối với người thường xuyên ngồi phòng điều hòa, tránh bật nhiệt độ thấp dưới 26 độ C. Nếu bắt buộc phải mở điều hòa lạnh, cần giữ ấm đường hô hấp bằng cách mang theo chiếc khăn mỏng. Khi đi bơi, nên chọn bơi ở những nơi vệ sinh sạch sẽ, tránh nguồn nước bị ô nhiễm.
Khói bụi, ô nhiễm
Nắng nóng nhiều, mức độ đô thị hóa ngày càng tăng cao, môi trường ô nhiễm, gia tăng lượng khí thải xe cộ…đều là những yếu tố thúc đẩy bệnh Viêm xoang mũi tiến triển. Đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng, việc tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm khiến cơ thể dễ xuất hiện những biểu hiện mẫn cảm như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi…khởi phát cho bệnh Viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Bạn hãy lưu ý khi ra đường cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi và đường hô hấp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi. Điều hòa cũng cần được vệ sinh định kỳ để tránh tích tụ bụi, vi khuẩn, nấm mốc.
Mưa nắng thất thường
Khi gặp phải lúc nắng nóng kéo dài, sức đề kháng giảm, cơ thể người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi, dễ mắc những bệnh liên quan đến sức đề kháng. Đối với người bệnh xoang, sức đề kháng giảm sẽ khiến cơ thể không đủ sức chống đỡ với những đợt vi khuẩn xâm nhập, bệnh dễ tái phát.
Ở nước ta, hết mùa nắng nóng là đến mùa mưa bão. Đi kèm với những đợt nắng nóng kéo dài có thể là những trận mưa giông đột ngột. Khiến người bệnh xoang cảm thấy vô cùng khó chịu.
Vào mùa mưa bão, môi trường ẩm thấp tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Nhất là ở những nơi có nguy cơ bị lũ lụt, điều kiện vệ sinh kém, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao…là yếu tố gây bất lợi cho việc chữa trị Viêm xoang mũi.
Cách tốt nhất là bạn hãy cố gắng vệ sinh mũi xoang thật sạch, tránh những nơi ô nhiễm. Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ để tránh ẩm mốc.
Chủ động phòng tránh bệnh
Ngoài những lời khuyên nêu trên, để phòng bệnh, bạn nên uống nước nhiều, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin tăng cường sức đề kháng, vệ sinh mũi xoang sạch sẽ,… Đặc biệt, những bệnh nhân viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng cần tuân thủ điều trị kéo dài ít nhất 3-6 tháng chứ không phải uống, xịt thuốc một vài ngày thấy giảm thì ngưng. Kết hợp vừa sử dụng thuốc, vừa tuân thủ thói quen sinh hoạt mới là biện pháp tốt nhất để chữa khỏi bệnh
Thói quen sinh hoạt
Mùa hè là mùa nóng nực nhất trong năm. Thói quen ăn uống đồ lạnh, uống nước đá lạnh, nước giải khát là điều dễ thấy. Tuy nhiên, thói quen này lại khiến bệnh Viêm xoang, viêm mũi có nguy cơ nặng hơn. Việc lạm dụng đồ uống, giải khát mùa hè khiến không ít người bị viêm họng. Họng và mũi thông nhau, nếu viêm họng thường xuyên dẫn đến vi khuẩn có thể lên mũi và gây ảnh hưởng đến các hốc xoang.
Nhiều người có thói quen bật điều hòa thật lạnh để xua đi nóng bức, ngột ngạt ngày hè. Tuy nhiên, việc đi từ phòng máy lạnh ra ngoài trời hoặc ngược lại cũng gây ảnh hưởng giống như khi thay đổi thời tiết vậy. Nếu chênh lệch nhiệt độ ngoài trời với phòng điều hòa trên 10 độ C, bệnh viêm xoang có nguy cơ trở nên nặng hơn. Đấy là chưa kể với những người làm việc văn phòng đông người, nhiều người phải cố chịu đựng khi ngồi điều hòa lạnh, dẫn đến tình trạng hắt hơi, sổ mũi thường xuyên xảy ra.
Một thói quen mùa nóng gây ảnh hưởng đến Viêm xoang đó là đi bơi ở bể bơi. Thường ở những bể bơi công cộng, nước vẫn còn chứa nhiều hóa chất, vi khuẩn…nếu bơi ở ao hồ, sông suối, nguồn nước không đảm bảo, đôi khi bị ô nhiễm đều không có lợi cho niêm mạc mũi xoang.
Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này: Hạn chế sử dụng đồ uống, giải khát lạnh. Đối với người thường xuyên ngồi phòng điều hòa, tránh bật nhiệt độ thấp dưới 26 độ C. Nếu bắt buộc phải mở điều hòa lạnh, cần giữ ấm đường hô hấp bằng cách mang theo chiếc khăn mỏng. Khi đi bơi, nên chọn bơi ở những nơi vệ sinh sạch sẽ, tránh nguồn nước bị ô nhiễm.
Khói bụi, ô nhiễm
Nắng nóng nhiều, mức độ đô thị hóa ngày càng tăng cao, môi trường ô nhiễm, gia tăng lượng khí thải xe cộ…đều là những yếu tố thúc đẩy bệnh Viêm xoang mũi tiến triển. Đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng, việc tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm khiến cơ thể dễ xuất hiện những biểu hiện mẫn cảm như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi…khởi phát cho bệnh Viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Bạn hãy lưu ý khi ra đường cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi và đường hô hấp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi. Điều hòa cũng cần được vệ sinh định kỳ để tránh tích tụ bụi, vi khuẩn, nấm mốc.
Mưa nắng thất thường
Khi gặp phải lúc nắng nóng kéo dài, sức đề kháng giảm, cơ thể người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi, dễ mắc những bệnh liên quan đến sức đề kháng. Đối với người bệnh xoang, sức đề kháng giảm sẽ khiến cơ thể không đủ sức chống đỡ với những đợt vi khuẩn xâm nhập, bệnh dễ tái phát.
Ở nước ta, hết mùa nắng nóng là đến mùa mưa bão. Đi kèm với những đợt nắng nóng kéo dài có thể là những trận mưa giông đột ngột. Khiến người bệnh xoang cảm thấy vô cùng khó chịu.
Vào mùa mưa bão, môi trường ẩm thấp tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Nhất là ở những nơi có nguy cơ bị lũ lụt, điều kiện vệ sinh kém, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao…là yếu tố gây bất lợi cho việc chữa trị Viêm xoang mũi.
Cách tốt nhất là bạn hãy cố gắng vệ sinh mũi xoang thật sạch, tránh những nơi ô nhiễm. Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ để tránh ẩm mốc.
Chủ động phòng tránh bệnh
Ngoài những lời khuyên nêu trên, để phòng bệnh, bạn nên uống nước nhiều, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin tăng cường sức đề kháng, vệ sinh mũi xoang sạch sẽ,… Đặc biệt, những bệnh nhân viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng cần tuân thủ điều trị kéo dài ít nhất 3-6 tháng chứ không phải uống, xịt thuốc một vài ngày thấy giảm thì ngưng. Kết hợp vừa sử dụng thuốc, vừa tuân thủ thói quen sinh hoạt mới là biện pháp tốt nhất để chữa khỏi bệnh