- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Hỏi: Bệnh tự kỷ là gì?
Đáp:
Bệnh Tự Kỷ (còn gọi là tự bế, tự tỏa, Autism) đôi khi còn được gọi là các Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ hoặc Các Chứng Rối Loạn Sự Phát Triển Toàn Thân.
Tự kỷ là những rối loạn phát triển của não với những đặc trưng là suy giảm khả năng hòa nhập xã hội, suy giảm khả năng giao tiếp, có những hành vi lặp lại và những quan tâm mang tính hạn hẹp.
- Các dấu hiệu của sự suy giảm khả năng hòa nhập xã hội là: Không cười với người khác, ít khi nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình, sống trong một thế giới riêng, không để ý đến bố mẹ, không thích chơi với trẻ khác, sống rất độc lập, tự lấy các đồ vật hoặc biết làm những việc sớm trước tuổi.
- Các dấu hiệu của sự suy giảm khả năng giao tiếp là: Không có phản ứng khi được gọi tên, chậm biết nói (không nói bi bô khi lên 12 tháng, không tự nói được câu tiếng đôi (không tính câu bắt chước) khi được 24 tháng), không diễn tả được mình muốn gì, cử chỉ thường không hòa hợp với tiếng nói.
- Các hành vi lặp lại và bất thường bao gồm:
+ Các hành vi rập khuôn với các vận động không có mục đích như vỗ tay, quay đầu hay đung đưa cơ thể.
+ Các hành vi cưỡng bức thường theo một quy tắc nào đó, ví dụ trẻ sắp xếp đồ chơi của chúng theo một đường thẳng (xem hình).
+ Các hành vi đơn điệu, thiếu sự đa dạng và chống lại sự thay đổi, ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay cưỡng lại sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm.
+ Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.
+ Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình (một nghiên cứu tiến hành năm 2007 cho biết có tới 30% trẻ bị bệnh tự kỷ có hành vi này).
Ngoài các triệu chứng chính nêu trên còn có thể có những triệu chứng khác của trẻ tự kỷ như khó ngủ, thường thức dậy vào ban đêm và dậy sớm; những hành vi ăn uống khác thường cũng thấy ở 3/4 số trẻ bị tự kỷ...
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ hầu như phát sinh trước khi trẻ lên 3 tuổi. Trẻ bị bệnh tự kỷ thường không được chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán sai vì nhiều bác sĩ lâm sàng thường hay ngại bàn luận với cha mẹ về việc con của họ có thể mắc phải chứng bệnh này ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh. Các bác sĩ này thường không muốn gây căng thẳng và lo âu cho [COLOR=#006400 !important]gia đình về những ảnh hưởng gây ra bởi việc xác định bệnh của con cái họ, nhất là nếu họ chẩn đoán sai.
Cơ sở của bệnh tự kỷ là di truyền, tuy nhiên tính di truyền của tự kỷ thì phức tạp và cho đến nay người ta cũng chưa giải thích được nguyên nhân của nó là do mối tương tác gen hay do đột biến gen. Tính chất phức tạp càng lớn do những mối tương tác của nhiều gen, mối tương tác của gen với môi trường hay những yếu tố ngoại cảnh khác, những yếu tố này không làm biến đổi DNA nhưng có khả năng di truyền và có khả năng ảnh hưởng đến sự biểu thị gen.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng các bà mẹ mang thai đã bị tiếp xúc với hóa chất ô nhiễm, đặc biệt là kim loại và thuốc trừ sâu, sự tiếp xúc này làm biến đổi sự phát triển cấu trúc não của trẻ và dẫn đến tự kỷ.
Những chất độc gây nguy cơ tự kỷ được liệt kê là:
- Các hóa chất độc hại: hàng tá hóa chất trong môi trường là những chất độc thần kinh như thủy ngân, PCBs, chì, chất cháy chậm chứa brôm, thuốc trừ sâu, phthalate và phenol trong các sản phẩm plastic, rượu, thuốc lá… Con đường chủ yếu gây ô nhiễm các chất trên là do ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
- Virus, vi khuẩn, nấm mốc và độc tố nấm mốc.
- Trường điện từ gây ra không chỉ do điện thoại không dây và điện thoại di động mà còn do các phương tiện bằng điện khác.
Cũng có ý kiến cho rằng vaccine cho trẻ cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh, tuy nhiên ý kiến này không được chấp nhận vì thiếu những bằng chứng thuyết phục (vaccine chứa thimerosal, một hợp chất thủy ngân dùng để tăng độ bền của vaccine, tuy nhiên chất này đã bị loại bỏ hầu như hoàn toàn từ năm 1999).
Phương pháp để điều trị chứng tự kỷ thành công nhất là chương trình giáo dục sâu rộng và có hệ thống, bao gồm việc chú trọng phát triển kỹ năng ngôn ngữ và xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, có nhiều phương pháp được xem là có hiệu quả. Tuy nhiên không có một phương pháp nào dành cho mọi đứa trẻ bị tự kỷ, mỗi đứa trẻ cần một phương pháp toàn diện, điều độ và nhất quán của các thầy thuốc, cha mẹ và gia đình.
Nếu con bạn có các triệu chứng nêu trên và bạn nghi con bạn bị tự kỷ, bạn nên xin hẹn khám bệnh cho con bạn ở đơn vị Tâm Lý bệnh viện Nhi Đồng 1. Khi đến khám, bạn sẽ được hướng dẫn cần phải theo những bước gì để giúp con bạn phát triển. Có thể con bạn cần được gặp chuyên viên tâm vận động, âm ngữ, hoạt động, hoà nhập cảm giác. Trẻ cần được thăm khám một cách toàn diện để được đánh giá mức độ phát triển và được hưởng chương trình can thiệp giáo dục tâm lý càng sớm càng tốt.
Chúng tôi xin gửi tới bạn một số thông tin về các địa chỉ tư vấn và chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại TP.Hồ Chí Minh và Hà nội, như sau:
Tại TP HCM:
- Khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hiện có nhận điều trị trẻ tự kỷ nội ngoại trú với mức chi phí không quá 1,5 triệu đồng/tháng.
Tại nhà riêng của chị Lê Thị Phương Nga, tác giả bài viết "Cuộc chiến giúp con chống bệnh tự kỷ", số 6 đường 328 Cao Lỗ, phường 4, quận 8, TP HCM, Phụ huynh có nhu cầu thể gọi cho chị Phương Nga theo số (08).213.5269 hoặc 0909.888.979
Bên cạnh hệ thống bệnh viện, các trường "chuyên biệt" trực thuộc Phòng giáo dục quận huyện cũng là những nơi nhận chăm sóc trẻ tự kỷ nội trú với mức giá tương đương với các trường mầm non. Thành phố có các trường chuyên biệt nổi tiếng như Gia Định (Bình Thạnh), Thảo Điền (quận 2), Bình Minh (Tân Phú), Ước Mơ (quận 10).
Tại Hà Nội:
- Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Phòng tư vấn và trị liệu của Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em tại số 17 ngõ 663 Trương Định.
- Trung tâm Hy Vọng, 35 Trần Quang Diệu.
- Dịch vụ điều trị tại nhà của nhóm hỗ trợ thuộc khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Ngoài ra để xác định, chẩn đoán tự kỷ, có thể đến Phòng khám Tuna (số 26, ngõ 259/5 phố Vọng) hay khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)
Nguồn Thuocbietduoc
- Về ngôn ngữ thoại: Không biết nói tiếng gió khi đã 1 tuổi. Không nói được từ đơn khi đã 16 tháng. Không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi. Nói khó khăn hoặc rất ghét nói. Đã nói được nhưng có thể mất ngôn ngữ bất cứ lúc nào. Có khi bé nói suôn sẻ nhưng nội dung không liên quan gì đến môi trường-hoàn cảnh xung quanh. Thích độc thoại mà không đối thoại.
- Không chấp nhận sự giao tiếp, kết bạn.
- Sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn hoặc không có.
- Không hồi đáp khi được gọi tên.
- Có những hành vi kỳ quái như tự đập đầu, cào cấu, đánh, nói nhảm và hành hạ người thân, muốn ở một mình.
- Rất ít hoặc không giao lưu bằng mắt.
- Thường lặp đi lặp lại một số hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định nào đó.
- Bị hút chặt vào một vài đồ vật quen thuộc.
- Thường xuyên ăn vạ.
- Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
- Từ chối quyết liệt một cách bất thường khi phải thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc những điều quen thuộc hằng ngày.
- Nhạy cảm với một số âm thanh, cảm giác hoặc một số mùi nào đó.
- Không có khả năng tổng hợp, khái quát thông tin nhận được.
- Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.
Khi ở bé xuất hiện khoảng 35% trở lên các triệu chứng nêu trên là bé đã là bệnh nhân tự kỷ.
Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_t%E1%BB%B1_k%E1%BB%B7
Đáp:
Bệnh Tự Kỷ (còn gọi là tự bế, tự tỏa, Autism) đôi khi còn được gọi là các Chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ hoặc Các Chứng Rối Loạn Sự Phát Triển Toàn Thân.
Tự kỷ là những rối loạn phát triển của não với những đặc trưng là suy giảm khả năng hòa nhập xã hội, suy giảm khả năng giao tiếp, có những hành vi lặp lại và những quan tâm mang tính hạn hẹp.
- Các dấu hiệu của sự suy giảm khả năng hòa nhập xã hội là: Không cười với người khác, ít khi nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình, sống trong một thế giới riêng, không để ý đến bố mẹ, không thích chơi với trẻ khác, sống rất độc lập, tự lấy các đồ vật hoặc biết làm những việc sớm trước tuổi.
- Các dấu hiệu của sự suy giảm khả năng giao tiếp là: Không có phản ứng khi được gọi tên, chậm biết nói (không nói bi bô khi lên 12 tháng, không tự nói được câu tiếng đôi (không tính câu bắt chước) khi được 24 tháng), không diễn tả được mình muốn gì, cử chỉ thường không hòa hợp với tiếng nói.
- Các hành vi lặp lại và bất thường bao gồm:
+ Các hành vi rập khuôn với các vận động không có mục đích như vỗ tay, quay đầu hay đung đưa cơ thể.
+ Các hành vi cưỡng bức thường theo một quy tắc nào đó, ví dụ trẻ sắp xếp đồ chơi của chúng theo một đường thẳng (xem hình).
+ Các hành vi đơn điệu, thiếu sự đa dạng và chống lại sự thay đổi, ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay cưỡng lại sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm.
+ Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.
+ Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình (một nghiên cứu tiến hành năm 2007 cho biết có tới 30% trẻ bị bệnh tự kỷ có hành vi này).
Ngoài các triệu chứng chính nêu trên còn có thể có những triệu chứng khác của trẻ tự kỷ như khó ngủ, thường thức dậy vào ban đêm và dậy sớm; những hành vi ăn uống khác thường cũng thấy ở 3/4 số trẻ bị tự kỷ...
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ hầu như phát sinh trước khi trẻ lên 3 tuổi. Trẻ bị bệnh tự kỷ thường không được chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán sai vì nhiều bác sĩ lâm sàng thường hay ngại bàn luận với cha mẹ về việc con của họ có thể mắc phải chứng bệnh này ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh. Các bác sĩ này thường không muốn gây căng thẳng và lo âu cho [COLOR=#006400 !important]gia đình về những ảnh hưởng gây ra bởi việc xác định bệnh của con cái họ, nhất là nếu họ chẩn đoán sai.
Cơ sở của bệnh tự kỷ là di truyền, tuy nhiên tính di truyền của tự kỷ thì phức tạp và cho đến nay người ta cũng chưa giải thích được nguyên nhân của nó là do mối tương tác gen hay do đột biến gen. Tính chất phức tạp càng lớn do những mối tương tác của nhiều gen, mối tương tác của gen với môi trường hay những yếu tố ngoại cảnh khác, những yếu tố này không làm biến đổi DNA nhưng có khả năng di truyền và có khả năng ảnh hưởng đến sự biểu thị gen.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng các bà mẹ mang thai đã bị tiếp xúc với hóa chất ô nhiễm, đặc biệt là kim loại và thuốc trừ sâu, sự tiếp xúc này làm biến đổi sự phát triển cấu trúc não của trẻ và dẫn đến tự kỷ.
Những chất độc gây nguy cơ tự kỷ được liệt kê là:
- Các hóa chất độc hại: hàng tá hóa chất trong môi trường là những chất độc thần kinh như thủy ngân, PCBs, chì, chất cháy chậm chứa brôm, thuốc trừ sâu, phthalate và phenol trong các sản phẩm plastic, rượu, thuốc lá… Con đường chủ yếu gây ô nhiễm các chất trên là do ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
- Virus, vi khuẩn, nấm mốc và độc tố nấm mốc.
- Trường điện từ gây ra không chỉ do điện thoại không dây và điện thoại di động mà còn do các phương tiện bằng điện khác.
Cũng có ý kiến cho rằng vaccine cho trẻ cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh, tuy nhiên ý kiến này không được chấp nhận vì thiếu những bằng chứng thuyết phục (vaccine chứa thimerosal, một hợp chất thủy ngân dùng để tăng độ bền của vaccine, tuy nhiên chất này đã bị loại bỏ hầu như hoàn toàn từ năm 1999).
Phương pháp để điều trị chứng tự kỷ thành công nhất là chương trình giáo dục sâu rộng và có hệ thống, bao gồm việc chú trọng phát triển kỹ năng ngôn ngữ và xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, có nhiều phương pháp được xem là có hiệu quả. Tuy nhiên không có một phương pháp nào dành cho mọi đứa trẻ bị tự kỷ, mỗi đứa trẻ cần một phương pháp toàn diện, điều độ và nhất quán của các thầy thuốc, cha mẹ và gia đình.
Nếu con bạn có các triệu chứng nêu trên và bạn nghi con bạn bị tự kỷ, bạn nên xin hẹn khám bệnh cho con bạn ở đơn vị Tâm Lý bệnh viện Nhi Đồng 1. Khi đến khám, bạn sẽ được hướng dẫn cần phải theo những bước gì để giúp con bạn phát triển. Có thể con bạn cần được gặp chuyên viên tâm vận động, âm ngữ, hoạt động, hoà nhập cảm giác. Trẻ cần được thăm khám một cách toàn diện để được đánh giá mức độ phát triển và được hưởng chương trình can thiệp giáo dục tâm lý càng sớm càng tốt.
Chúng tôi xin gửi tới bạn một số thông tin về các địa chỉ tư vấn và chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại TP.Hồ Chí Minh và Hà nội, như sau:
Tại TP HCM:
- Khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hiện có nhận điều trị trẻ tự kỷ nội ngoại trú với mức chi phí không quá 1,5 triệu đồng/tháng.
Tại nhà riêng của chị Lê Thị Phương Nga, tác giả bài viết "Cuộc chiến giúp con chống bệnh tự kỷ", số 6 đường 328 Cao Lỗ, phường 4, quận 8, TP HCM, Phụ huynh có nhu cầu thể gọi cho chị Phương Nga theo số (08).213.5269 hoặc 0909.888.979
Bên cạnh hệ thống bệnh viện, các trường "chuyên biệt" trực thuộc Phòng giáo dục quận huyện cũng là những nơi nhận chăm sóc trẻ tự kỷ nội trú với mức giá tương đương với các trường mầm non. Thành phố có các trường chuyên biệt nổi tiếng như Gia Định (Bình Thạnh), Thảo Điền (quận 2), Bình Minh (Tân Phú), Ước Mơ (quận 10).
Tại Hà Nội:
- Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Phòng tư vấn và trị liệu của Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em tại số 17 ngõ 663 Trương Định.
- Trung tâm Hy Vọng, 35 Trần Quang Diệu.
- Dịch vụ điều trị tại nhà của nhóm hỗ trợ thuộc khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Ngoài ra để xác định, chẩn đoán tự kỷ, có thể đến Phòng khám Tuna (số 26, ngõ 259/5 phố Vọng) hay khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)
Nguồn Thuocbietduoc
Những biểu hiện của bệnh tự kỷ
- Không biết chỉ khi đã được 1 tuổi.- Về ngôn ngữ thoại: Không biết nói tiếng gió khi đã 1 tuổi. Không nói được từ đơn khi đã 16 tháng. Không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi. Nói khó khăn hoặc rất ghét nói. Đã nói được nhưng có thể mất ngôn ngữ bất cứ lúc nào. Có khi bé nói suôn sẻ nhưng nội dung không liên quan gì đến môi trường-hoàn cảnh xung quanh. Thích độc thoại mà không đối thoại.
- Không chấp nhận sự giao tiếp, kết bạn.
- Sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn hoặc không có.
- Không hồi đáp khi được gọi tên.
- Có những hành vi kỳ quái như tự đập đầu, cào cấu, đánh, nói nhảm và hành hạ người thân, muốn ở một mình.
- Rất ít hoặc không giao lưu bằng mắt.
- Thường lặp đi lặp lại một số hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định nào đó.
- Bị hút chặt vào một vài đồ vật quen thuộc.
- Thường xuyên ăn vạ.
- Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
- Từ chối quyết liệt một cách bất thường khi phải thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc những điều quen thuộc hằng ngày.
- Nhạy cảm với một số âm thanh, cảm giác hoặc một số mùi nào đó.
- Không có khả năng tổng hợp, khái quát thông tin nhận được.
- Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.
Khi ở bé xuất hiện khoảng 35% trở lên các triệu chứng nêu trên là bé đã là bệnh nhân tự kỷ.
(Theo kỹ thuật và kinh nghiệm của chị Lê Thị Phương Nga)
Báo Người Lao Động
Báo Người Lao Động
Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_t%E1%BB%B1_k%E1%BB%B7