Bệnh tiểu đường ăn được củ sắn (khoai mì) được không?

dieuthuyenvtt

Thành viên
Tham gia
1/7/2015
Bài viết
14
Bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không?
Ăn củ sắn có thể gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường được không?


Người châu Phi thường xuyên sử dụng sắn trong các bữa ăn của mình. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người mắc tiểu đưởng các nước châu Phi là rất thấp. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2006 trên tạp chí Y học “Fundamental & Clinical Pharmacology” có kết quả đưa ra rất đang kinh ngạc. Không một ai trong số 1.381 đối tượng nghiên cứu bị mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù với những người này, sắn chiếm tới 84% lượng calo hàng ngày của họ.

Một nghiên cứu thứ hai, được công bố trên tạp chí “Diabetes Care” tháng 10 năm 1992 cho biết những người Tanzania ăn sắn thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn so với những người hiếm khi sử dụng loại thực phẩm này.


Sắn có chỉ số đường huyết thấp (GI= 46). Điều đó có nghĩa là ăn sắn ít gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Với bệnh nhân bị tiểu đường, sắn là lựa chọn tốt hơn khoai tây trắng với lượng đường huyết là 85.


benh-tieu-duong-an-cu-san-duoc-khong.jpg


Người bệnh tiểu đường hoàn toán có thể sử dụng củ sắn trong thực đơn hàng ngày

Sắn là loại rau chứa tinh bột. Lượng carbohydrate trong những sản phẩm chứa tinh bột làm đường huyết tăng. Bệnh nhân tiểu đường rất khắt khe trong việc theo dõi mức tiêu thụ tinh bột hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh không nhất thiết phải loại bỏ tinh bột khi thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng.

Sắn được chế biến đúng cách hoàn toàn có thể sử dụng được cho người tiểu đường. Bệnh nhân có thể ăn củ sắn luộc để thay thế khẩu phần tinh bột tương đương.

>> Có thể bạn quan tâm: https://benhnany.com/2020/11/10/benh-nhan-bi-tieu-duong-an-duoc-banh-bao-khong/

Sử dụng củ sắn đúng cách cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn củ sắn. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách, chất độc hại axit xianhidric trong sắn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng chất xyanua trong sắn có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của những người đã mắc bệnh tiểu đường. Mức độ chất xyanua cũng có thể được giảm đáng kể thông qua việc ngâm và các kỹ thuật xử lý khác. Do đó, nên ngâm sắn trong nước khoảng vài tiếng rồi rửa với nước sạch thêm 2-3 lần rtrước khi chế biến.

Sắn lành mạnh hơn cho bệnh nhân tiểu đường so với một số loại tinh bột khác như khoai tây, khoai lang… Do vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn củ sắn trong thực đơn ăn uống của mình. Hãy sử dụng sắn đúng cách để không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh nhé!

Xem thêm: https://benhnany.com/2020/11/08/benh-tieu-duong-an-gi-thay-com/
 
×
Top Bottom