- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 300
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 17-3 đến ngày 23-3 (tuần 12), TP.HCM ghi nhận 348 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 84,4% so với trung bình 4 tuần trước.
Vất vả chăm con bệnh nhiều ngày
Anh PĐT (50 tuổi, ở tỉnh Bình Phước) đang chăm sóc con điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM). Anh T cho hay con bị sốt khi đi học về, gia đình đã hạ sốt bằng mọi cách nhưng bé vẫn lên cơn co giật.
Gia đình đưa bé đến cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương, sau đó thấy tình hình sức khỏe bé không ổn nên xin chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, bé được xác định mắc bệnh tay chân miệng độ 2.
Hiện sức khỏe bé dần ổn định, hết sốt, bác sĩ dự kiến bé sẽ được xuất viện sớm” - anh T nói.
gi.ường bên cạnh là con gái 14 tháng tuổi của chị LHT (27 tuổi, ngụ Đồng Nai). Chị T cho biết con chị nhập viện đã 4 ngày. Trước đó con có sốt cao không giảm, gia đình đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 2 khám và được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cho theo dõi ngoại trú.
“Sau khi về nhà, con tôi sốt cao không hạ nên được nhập Bệnh viện Nhi Đồng 2. Hiện giờ sức khỏe con tiến triển tốt, ăn uống bình thường, sắp được xuất viện” - chị T cho hay.
Bệnh vào mùa, không nên chủ quan
Bác sĩ chuyên khoa 2 Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1), cho biết tình hình điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện hiện tăng cao hơn cùng kỳ năm 2024 và cao hơn so với trung bình 5 năm. Trong 3 tháng đầu năm 2025 có 142 ca tay chân miệng nhập viện.
“Khoa đang điều trị 7 ca tay chân miệng, tuần trước hơn 20 ca, như vậy tuần này có giảm nhẹ. Tuy nhiên đây là vào đầu mùa dịch tay chân miệng nên dù có giảm nhẹ nhưng cũng không nên chủ quan. Đa số bệnh nhân tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp chuyển biến nghiêm trọng” - bác sĩ Quy cảnh báo.
Theo bác sĩ Quy, bệnh tay chân miệng thường khởi phát với các triệu chứng như sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng. Sau khoảng 1-2 ngày, trẻ có thể xuất hiện các nốt loét ở lưỡi, lợi và bên trong má gây đau rát. Các nốt ban đỏ, phẳng hoặc gồ lên, kèm theo bọng nước, thường tập trung nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và cơ quan sinh dục.
Bệnh tay chân miệng dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt và các nốt phỏng hoặc tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà...
Trẻ dưới 5 tuổi với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ lớn và người lớn. Nhà trẻ và trường mầm non là những nơi dễ bùng phát dịch, tạo nguy cơ lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Vất vả chăm con bệnh nhiều ngày
Anh PĐT (50 tuổi, ở tỉnh Bình Phước) đang chăm sóc con điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM). Anh T cho hay con bị sốt khi đi học về, gia đình đã hạ sốt bằng mọi cách nhưng bé vẫn lên cơn co giật.
Gia đình đưa bé đến cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương, sau đó thấy tình hình sức khỏe bé không ổn nên xin chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, bé được xác định mắc bệnh tay chân miệng độ 2.
Hiện sức khỏe bé dần ổn định, hết sốt, bác sĩ dự kiến bé sẽ được xuất viện sớm” - anh T nói.
gi.ường bên cạnh là con gái 14 tháng tuổi của chị LHT (27 tuổi, ngụ Đồng Nai). Chị T cho biết con chị nhập viện đã 4 ngày. Trước đó con có sốt cao không giảm, gia đình đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 2 khám và được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cho theo dõi ngoại trú.
“Sau khi về nhà, con tôi sốt cao không hạ nên được nhập Bệnh viện Nhi Đồng 2. Hiện giờ sức khỏe con tiến triển tốt, ăn uống bình thường, sắp được xuất viện” - chị T cho hay.
- Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2025 đến tuần 12 tại TP.HCM là 1.917 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận Bình Tân, quận 8 và quận 6.
Bệnh vào mùa, không nên chủ quan
Bác sĩ chuyên khoa 2 Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1), cho biết tình hình điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện hiện tăng cao hơn cùng kỳ năm 2024 và cao hơn so với trung bình 5 năm. Trong 3 tháng đầu năm 2025 có 142 ca tay chân miệng nhập viện.
“Khoa đang điều trị 7 ca tay chân miệng, tuần trước hơn 20 ca, như vậy tuần này có giảm nhẹ. Tuy nhiên đây là vào đầu mùa dịch tay chân miệng nên dù có giảm nhẹ nhưng cũng không nên chủ quan. Đa số bệnh nhân tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp chuyển biến nghiêm trọng” - bác sĩ Quy cảnh báo.
Theo bác sĩ Quy, bệnh tay chân miệng thường khởi phát với các triệu chứng như sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng. Sau khoảng 1-2 ngày, trẻ có thể xuất hiện các nốt loét ở lưỡi, lợi và bên trong má gây đau rát. Các nốt ban đỏ, phẳng hoặc gồ lên, kèm theo bọng nước, thường tập trung nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và cơ quan sinh dục.
Bệnh tay chân miệng dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt và các nốt phỏng hoặc tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà...
Trẻ dưới 5 tuổi với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ lớn và người lớn. Nhà trẻ và trường mầm non là những nơi dễ bùng phát dịch, tạo nguy cơ lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM