- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
'Giời leo' bị ở bất kỳ tại vùng da nào trên cơ thể và gặp ở mọi lứa tuổi khi chuyển mùa.
Không ít người khốn khổ với bệnh 'giời leo' khi cơ thể xuất hiện những nốt sần đỏ, có mủ, chảy nước ở mặt, tay, đùi... Dân gian gọi chứng bệnh này là giời leo, còn các bác sĩ gọi là viêm da tiếp xúc do côn trùng.
● Triệu chứng
Thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, các vị trí thường thấy nhất là các vùng da hở hoặc có khi rải rác khắp người. Nhưng nguy hiểm nhất là tổn thương ở các vùng da mỏng hoặc vùng mắt. Khi gặp những triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện để khám, tuyệt đối không bôi thuốc theo mách nước hoặc nhai gạo nếp đỗ xanh đắp vào vết phù nề có thể nhiễm trùng, để lại sẹo sau này.
● Phòng chống
- Chống dịch bằng cách lắp các tấm lưới chống côn trùng vào nhà, hoặc khi côn trùng đã vào nhà thì nên tắt điện để chúng tự bay ra.
- Khi côn trùng đã đậu vào người thì nên xua nó đi chứ không nên đập, tránh chất tiết của côn trùng dính vào người và gây bệnh.
- Người bệnh nên tránh sờ tay vào chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác hoặc người khác sẽ dễ bị lây lan.
- Tắm rửa sạch sẽ để tránh lây sang các vùng da khác. Trước khi tắm, nên kiểm tra khăn mặt, quần áo tránh hiện tượng côn trùng đã đậu vào và gây bệnh.
● Lưu ý
- Khi bị 'giời leo' nên đến Viện da liễu khám và điều trị sớm theo sự hướng dẫn của Bác sĩ không nên tự mua thuốc dùng, nhất là giời leo ở gần mắt.
- Không nên chủ quan cho rằng bệnh giời leo không nguy hiểm nên không đi khám và điều trị gì.
- Nếu chưa thể đi khám bệnh được cần giữ gìn cho da sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn, nên dùng nước muối nhạt (nước muối sinh lý là tốt nhất) để rửa vùng da bị bệnh giời leo.
- Giai đoạn đầu của bệnh việc điều trị sẽ đơn giản hơn có thể chỉ dùng loại thuốc bôi bệnh sẽ đỡ, còn khi bị nhiễm trùng ngoài dùng thuốc bôi sẽ cần uống thuốc kháng sinh.
● Điều trị
Khi bị 'giời leo' dân gian thường giã gạo nếp và đỗ xanh giã ra đắp vào vết bỏng có tác dụng nhưng hiệu quả không cao. Phương pháp điều trị khỏi nhanh là:
- Dùng các lọai muối kiềm trung hoà loại bỏ axit còn ở trên da bằng cách: hoà natribicacbonat (thuốc muối chữa đau dạ dày) với nước sạch sền sệt, đắp vào vết bỏng để 10 - 20 phút sau dùng bông tẩm nước sạch chùi hết thuốc, rồi lại tiếp tục làm 4 - 5 đợt khác như trên, cọ mạnh rất rát và đau nhưng càng làm sạch càng nhanh khỏi.
- Uống hoặc tiêm kháng sinh
- Để vết bỏng hở rồi thường xuyên dùng bông sạch thấm dịch tiết ra.
- Nếu tổn thương ở vùng da kín (nơi có quần áo mặc), thì thường xuyên dùng bông hút thấm sạch nước vàng tiết ra. Có thể dùng giấy thấm vệ sinh sạch gấp nhiều lớp phủ lên chỗ bỏng rồi mặc quần áo vào nhưng phải thường xuyên thay giấy vệ sinh 3 - 4 giờ 1 lần. Nếu giấy vệ sinh dính chặt vào chỗ bỏng sờ vào không thấy nước hoặc mủ ở bên trong tức là tổn thương bỏng ở trong đã ổn định.
Không ít người khốn khổ với bệnh 'giời leo' khi cơ thể xuất hiện những nốt sần đỏ, có mủ, chảy nước ở mặt, tay, đùi... Dân gian gọi chứng bệnh này là giời leo, còn các bác sĩ gọi là viêm da tiếp xúc do côn trùng.
● Triệu chứng
Thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, các vị trí thường thấy nhất là các vùng da hở hoặc có khi rải rác khắp người. Nhưng nguy hiểm nhất là tổn thương ở các vùng da mỏng hoặc vùng mắt. Khi gặp những triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện để khám, tuyệt đối không bôi thuốc theo mách nước hoặc nhai gạo nếp đỗ xanh đắp vào vết phù nề có thể nhiễm trùng, để lại sẹo sau này.
- Chống dịch bằng cách lắp các tấm lưới chống côn trùng vào nhà, hoặc khi côn trùng đã vào nhà thì nên tắt điện để chúng tự bay ra.
- Khi côn trùng đã đậu vào người thì nên xua nó đi chứ không nên đập, tránh chất tiết của côn trùng dính vào người và gây bệnh.
- Người bệnh nên tránh sờ tay vào chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác hoặc người khác sẽ dễ bị lây lan.
- Tắm rửa sạch sẽ để tránh lây sang các vùng da khác. Trước khi tắm, nên kiểm tra khăn mặt, quần áo tránh hiện tượng côn trùng đã đậu vào và gây bệnh.
● Lưu ý
- Khi bị 'giời leo' nên đến Viện da liễu khám và điều trị sớm theo sự hướng dẫn của Bác sĩ không nên tự mua thuốc dùng, nhất là giời leo ở gần mắt.
- Không nên chủ quan cho rằng bệnh giời leo không nguy hiểm nên không đi khám và điều trị gì.
- Nếu chưa thể đi khám bệnh được cần giữ gìn cho da sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn, nên dùng nước muối nhạt (nước muối sinh lý là tốt nhất) để rửa vùng da bị bệnh giời leo.
- Giai đoạn đầu của bệnh việc điều trị sẽ đơn giản hơn có thể chỉ dùng loại thuốc bôi bệnh sẽ đỡ, còn khi bị nhiễm trùng ngoài dùng thuốc bôi sẽ cần uống thuốc kháng sinh.
Khi bị 'giời leo' dân gian thường giã gạo nếp và đỗ xanh giã ra đắp vào vết bỏng có tác dụng nhưng hiệu quả không cao. Phương pháp điều trị khỏi nhanh là:
- Dùng các lọai muối kiềm trung hoà loại bỏ axit còn ở trên da bằng cách: hoà natribicacbonat (thuốc muối chữa đau dạ dày) với nước sạch sền sệt, đắp vào vết bỏng để 10 - 20 phút sau dùng bông tẩm nước sạch chùi hết thuốc, rồi lại tiếp tục làm 4 - 5 đợt khác như trên, cọ mạnh rất rát và đau nhưng càng làm sạch càng nhanh khỏi.
- Uống hoặc tiêm kháng sinh
- Để vết bỏng hở rồi thường xuyên dùng bông sạch thấm dịch tiết ra.
- Nếu tổn thương ở vùng da kín (nơi có quần áo mặc), thì thường xuyên dùng bông hút thấm sạch nước vàng tiết ra. Có thể dùng giấy thấm vệ sinh sạch gấp nhiều lớp phủ lên chỗ bỏng rồi mặc quần áo vào nhưng phải thường xuyên thay giấy vệ sinh 3 - 4 giờ 1 lần. Nếu giấy vệ sinh dính chặt vào chỗ bỏng sờ vào không thấy nước hoặc mủ ở bên trong tức là tổn thương bỏng ở trong đã ổn định.
Tuấn Minh (Tổng hợp)