nguyentruongbaochau
Thành viên
- Tham gia
- 9/5/2018
- Bài viết
- 0
Những tiến bộ trong công nghệ, y học, thực phẩm, và lối sống hàng ngày thay đổi là lý do tại sao ngày nay chúng ta gặp nhiều bệnh tật hơn các thế hệ trước, kể cả những bệnh tưởng chừng chúng ta không bao giờ nghĩ tới như gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là bệnh có liên hệ mật thiết với bệnh béo phì và tiểu đường cũng như các rối loạn khác liên quan đến sự đề kháng insulin. Giờ đây nó lại là bệnh ngày càng phổ biến, rất nhiều người mắc phải. Dấu hiệu của bệnh lại không rõ ràng ngay từ đầu nên khó nhận ra nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Dù bạn không uống rượu thì vẫn có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ. Bệnh này kéo dài sẽ cản trở chức năng hoạt động của gan, tăng nguy cơ xơ gan và dẫn đến ung thư gan.
Tuy nhiên, tin vui là bạn có thể đẩy lùi bệnh này nếu thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ được hiểu đơn giản là tình trạng mỡ phát triển nhiều trong các tế bào gan. Một lá gan khỏe mạnh thường sẽ có một lượng nhỏ chất béo trong các tế bào. Tuy nhiên, nếu lượng chất béo nhiều hơn 5% của gan thì bị coi là gan nhiễm mỡ.
Uống quá nhiều rượu không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra gan nhiễm mỡ.
Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ
1. Béo phì
Béo phì là nguyên nhân gầu tiên gây bệnh gan nhiễm mỡ. Béo phì làm tăng tình trạng viêm cấp thấp của cơ thể, dẫn đến việc lưu trữ nhiều chất béo hơn.
Gan nhiễm mỡ cũng có thể phát triển ở những người có nhiều mỡ vùng bụng (béo bụng) cho dù họ chưa bị coi là béo phì.
2. Ăn nhiều thực phẩm tinh chế
Những thực phẩm tinh chế chứa nhiều carbs như bánh quy, bánh mì, và mì ống cũng khiến gan lưu trữ nhiều chất béo nhiều hơn, nhất là khi bạn ăn quá nhiều. Ăn một chế độ ăn carbs có thể tăng 27% mỡ gan chỉ trong vài tuần.
Đường tinh chế, chất làm ngọt như fructose thường có trong nước ngọt và thức uống ngọt khác cũng là thủ phạm gây bệnh này.
3. Kháng insulin và bệnh tiểu đường
Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ phát triển gan nhiễm mỡ cao. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có bệnh tiểu đường loại 2 và mắc hội chứng chuyển hóa bởi những bệnh này khiến cho gan lưu trữ nhiều chất béo hơn.
Ngoài ra, những người bị bệnh rò rỉ ruột (hệ thực vật đường ruột mất cân bằng và viêm) cũng có thể làm cho lượng mỡ trong gan tăng lên.
Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
1. Đau hoặc cảm thấy đầy bụng
Cảm thấy đầy bụng hoặc đau ở bụng bên phải là một trong những dấu hiệu cảnh báo có gì đó không ổn định ở gan của bạn. Tuy nhiên, cảm giác này cũng có thể do các vấn đề tiêu hóa gây ra nên tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác.
2. Tăng lượng insulin, triglyceride và enzyme gan
Hầu hết những người bị gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng ban đầu và thực trạng sức khỏe gan của họ chỉ phát hiện khi được kiểm tra. Nếu bị gan nhiễm mỡ, khi làm xét nghiệm bác sĩ sẽ phát hiện thấy insulin và/hoặc triglyceride cao hơn bình thường, hoặc lượng men gan như AST hoặc ALT cao.
3. Mất cảm giác thèm ăn
Khi gan nhiễm mỡ đã phát triển, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và đáng chú ý hơn. Một trong số đó là tình trạng biếng ăn và mất cảm giác ngon miệng.
4. Vàng mắt, vàng da
Khi gan bị nhiễm siêu vi, nó sẽ ảnh hưởng đến màu da và lòng trắng của mắt, thường là chuyển sang màu vàng. Điều này xảy ra bởi vì các tế bào máu đỏ đang bị phá vỡ gây ra đổi màu.
Biện pháp bảo vệ gan
1. Cắt giảm lượng carbs
Carbs, đặc biệt là carbs tinh chế, có thể làm cho gan lưu trữ chất béo dư thừa nhiều hơn. Nếu bạn muốn giữ cho gan khỏe mạnh, hãy chuyển lên chế độ ăn uống của bạn sang ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho carb. Bạn không cần phải cắt bỏ hoàn toàn lượng carbs mà chỉ cần giảm lượng tiêu thụ là được.
2. Uống trà xanh
Trà xanh là rất tốt cho toàn bộ cơ thể của bạn, đặc biệt, chất chống oxy hóa catechin trong trà xanh có thể đảm nhiệm tốt công việc giảm mỡ gan và viêm ở những người có vấn đề về gan.
3. Tiêu thụ chất béo lành mạnh và chất xơ
Nghe có vẻ lạ khi nói rằng ăn chất béo để giảm béo nhưng không phải các chất béo đều như nhau. Chất béo không lành mạnh mới là thứ phải tránh, còn chất béo không bão hòa đơn như trong quả bơ, dầu ô liu và các loại hạt đã được chứng minh là làm giảm nồng độ mỡ gan.
Chất xơ cũng có tác dụng như vậy. Thế nên, mỗi ngày bạn cần ăn khoảng 10 gram chất xơ hòa tan để giúp giảm mỡ gan tốt hơn.
4. Sống tích cực
Bệnh gan nhiễm mỡ, cũng như các vấn đề khác ở gan, thường liên quan đến bệnh béo phì, vì vậy, để phòng bệnh tốt nhất, bạn cần giữ trọng lượng khỏe mạnh bằng cách kiểm soát bằng chế độ ăn uống và hoạt động thể chất đều đặn.
Gan nhiễm mỡ là bệnh có liên hệ mật thiết với bệnh béo phì và tiểu đường cũng như các rối loạn khác liên quan đến sự đề kháng insulin. Giờ đây nó lại là bệnh ngày càng phổ biến, rất nhiều người mắc phải. Dấu hiệu của bệnh lại không rõ ràng ngay từ đầu nên khó nhận ra nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Dù bạn không uống rượu thì vẫn có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ. Bệnh này kéo dài sẽ cản trở chức năng hoạt động của gan, tăng nguy cơ xơ gan và dẫn đến ung thư gan.
Tuy nhiên, tin vui là bạn có thể đẩy lùi bệnh này nếu thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ được hiểu đơn giản là tình trạng mỡ phát triển nhiều trong các tế bào gan. Một lá gan khỏe mạnh thường sẽ có một lượng nhỏ chất béo trong các tế bào. Tuy nhiên, nếu lượng chất béo nhiều hơn 5% của gan thì bị coi là gan nhiễm mỡ.
Uống quá nhiều rượu không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra gan nhiễm mỡ.
Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ
1. Béo phì
Béo phì là nguyên nhân gầu tiên gây bệnh gan nhiễm mỡ. Béo phì làm tăng tình trạng viêm cấp thấp của cơ thể, dẫn đến việc lưu trữ nhiều chất béo hơn.
Gan nhiễm mỡ cũng có thể phát triển ở những người có nhiều mỡ vùng bụng (béo bụng) cho dù họ chưa bị coi là béo phì.
2. Ăn nhiều thực phẩm tinh chế
Những thực phẩm tinh chế chứa nhiều carbs như bánh quy, bánh mì, và mì ống cũng khiến gan lưu trữ nhiều chất béo nhiều hơn, nhất là khi bạn ăn quá nhiều. Ăn một chế độ ăn carbs có thể tăng 27% mỡ gan chỉ trong vài tuần.
Đường tinh chế, chất làm ngọt như fructose thường có trong nước ngọt và thức uống ngọt khác cũng là thủ phạm gây bệnh này.
3. Kháng insulin và bệnh tiểu đường
Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ phát triển gan nhiễm mỡ cao. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có bệnh tiểu đường loại 2 và mắc hội chứng chuyển hóa bởi những bệnh này khiến cho gan lưu trữ nhiều chất béo hơn.
Ngoài ra, những người bị bệnh rò rỉ ruột (hệ thực vật đường ruột mất cân bằng và viêm) cũng có thể làm cho lượng mỡ trong gan tăng lên.
Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
1. Đau hoặc cảm thấy đầy bụng
Cảm thấy đầy bụng hoặc đau ở bụng bên phải là một trong những dấu hiệu cảnh báo có gì đó không ổn định ở gan của bạn. Tuy nhiên, cảm giác này cũng có thể do các vấn đề tiêu hóa gây ra nên tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác.
2. Tăng lượng insulin, triglyceride và enzyme gan
Hầu hết những người bị gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng ban đầu và thực trạng sức khỏe gan của họ chỉ phát hiện khi được kiểm tra. Nếu bị gan nhiễm mỡ, khi làm xét nghiệm bác sĩ sẽ phát hiện thấy insulin và/hoặc triglyceride cao hơn bình thường, hoặc lượng men gan như AST hoặc ALT cao.
3. Mất cảm giác thèm ăn
Khi gan nhiễm mỡ đã phát triển, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và đáng chú ý hơn. Một trong số đó là tình trạng biếng ăn và mất cảm giác ngon miệng.
4. Vàng mắt, vàng da
Khi gan bị nhiễm siêu vi, nó sẽ ảnh hưởng đến màu da và lòng trắng của mắt, thường là chuyển sang màu vàng. Điều này xảy ra bởi vì các tế bào máu đỏ đang bị phá vỡ gây ra đổi màu.
Biện pháp bảo vệ gan
1. Cắt giảm lượng carbs
Carbs, đặc biệt là carbs tinh chế, có thể làm cho gan lưu trữ chất béo dư thừa nhiều hơn. Nếu bạn muốn giữ cho gan khỏe mạnh, hãy chuyển lên chế độ ăn uống của bạn sang ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho carb. Bạn không cần phải cắt bỏ hoàn toàn lượng carbs mà chỉ cần giảm lượng tiêu thụ là được.
2. Uống trà xanh
Trà xanh là rất tốt cho toàn bộ cơ thể của bạn, đặc biệt, chất chống oxy hóa catechin trong trà xanh có thể đảm nhiệm tốt công việc giảm mỡ gan và viêm ở những người có vấn đề về gan.
3. Tiêu thụ chất béo lành mạnh và chất xơ
Nghe có vẻ lạ khi nói rằng ăn chất béo để giảm béo nhưng không phải các chất béo đều như nhau. Chất béo không lành mạnh mới là thứ phải tránh, còn chất béo không bão hòa đơn như trong quả bơ, dầu ô liu và các loại hạt đã được chứng minh là làm giảm nồng độ mỡ gan.
Chất xơ cũng có tác dụng như vậy. Thế nên, mỗi ngày bạn cần ăn khoảng 10 gram chất xơ hòa tan để giúp giảm mỡ gan tốt hơn.
4. Sống tích cực
Bệnh gan nhiễm mỡ, cũng như các vấn đề khác ở gan, thường liên quan đến bệnh béo phì, vì vậy, để phòng bệnh tốt nhất, bạn cần giữ trọng lượng khỏe mạnh bằng cách kiểm soát bằng chế độ ăn uống và hoạt động thể chất đều đặn.