Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em

tinhthachseo

Thành viên
Tham gia
21/7/2016
Bài viết
0
Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em

Đục thủy tinh thể là bệnh về mắt mà hầu hết chúng ta thường nghĩ bệnh chỉ xuất hiện ở người già. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai, vì trẻ em cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Nhiều trẻ nhỏ ngay từ lúc mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh bẩm sinh. Nếu tình trạng bệnh của trẻ được phát hiện muộn và điều trị muộn thì cho dù khi lớn lên có tiến hành mổ thay thế thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém.

benh-duc-thuy-tinh-the-bam-sinh-o-tre-em-2.jpg
Bệnh ĐTTT có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Bác sĩ mắt giỏi

Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em – việc phát hiện và điều trị sớm vô cùng cần thiết.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì khi trẻ lớn lên, cho dù tiến hành mổ để thay thế thủy tinh thể thì thị lực của trẻ cũng rất kém. Bởi vì khi trẻ sinh ra, trẻ chưa chưa biết nhìn ngay được, mà thị lực của trẻ sẽ được hình thành dần cùng quá trình lớn lên của trẻ bằng cách tập quan sát mọi thứ xung quanh. Đối với trẻ bị ĐTTT, trẻ sẽ không được tập nhìn hoặc nhìn mờ, cho nên bị mất dần phản xạ nhìn. Khi không được tập nhìn như vậy, tế bào thị giác không được hoạt động nên sẽ bị teo nhỏ, khiến thị lực của trẻ bị suy giảm.

Vì vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh ĐTTT bẩm sinh ở trẻ vô cùng quan trọng để giữ gìn thị lực cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều người còn nghĩ rằng bệnh ĐTTT chỉ có thể gặp ở người già, nên nhiều trẻ bị ĐTTT bẩm sinh nhưng không được phát hiện sớm. Hầu hết các trường hợp trẻ được phát hiện bị ĐTTT đều do tình cờ. Cho nên khi phát hiện bệnh thì đã muộn, việc khôi phục lại thị lực cho trẻ kém hiệu quả hơn so với các trường hợp được phát hiện sớm.
 
×
Top Bottom