- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Nội dung đề thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn có thể gồm 3 phần: kiểm tra kiến thức của thí sinh; phần nghị luận xã hội; phần nghị luận văn học.
Ảnh minh hoạ
Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Ninh, giáo viên chuyên Văn trường THPT Amsterdam, TP Hà Nội.
Cấu trúc đề trùng lặp
Theo cô Ninh, trong 2 năm gần đây, cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn khá giống nhau, mỗi đề đều có 3 câu hỏi.
Câu 1 (2 điểm): Kiểm tra kiến thức cơ bản của các em học sinh. Đối với dạng câu hỏi này, tuy không dài nhưng học sinh phải nắm được nội dung, nhớ được chi tiết của tác phẩm. Tác phẩm văn học nước ngoài như truyện ngắn Thuốc, Số phận con người…
Câu 2 (3 điểm): Phần nghị luận xã hội, nội dung của câu hỏi này có thể bàn về tư tưởng đạo đức, đạo lý, lối sống... Ở phần câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức về triết học, văn hóa, đạo đức để bàn luận vấn đề cho khoa học, chân thực.
Câu 3 (5 điểm): Phần nghị luận văn học, kiểm tra kiến thức tổng hợp văn học. Đề bài có thể ra một đoạn thơ, hay truyện ngắn. Ở phần này, đề thi thường kiểm tra kiến thức của học sinh qua 3 kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc hiểu tác phẩm; kỹ năng phân tích tác phẩm; kỹ năng khái quát tổng hợp.
Cô Ninh lưu ý, đề thi Văn năm 2013 vẫn có thể ra 3 câu hỏi.
Câu 1: Nội dung về văn học nước ngoài. Đề bài có thể ra yêu cầu tóm tắt tác phẩm hoặc cho một đoạn trích học sinh sẽ phân tích đánh giá đoạn trích ấy.
Câu 2: Phần nghị luận, yêu cầu của đề bài vẫn có thể là cảm nhận của học sinh về chủ đề lối sống, cách ứng xử, tình yêu thiên nhiên. Đặc biệt là nội dung liên quan đến tình yêu biên giới hải đảo, tổ quốc, hoặc nội dung “dân ta phải biết sử ta”. Bởi những nội dung này nhiều năm liền chưa có trong đề thi tốt nghiệp.
Câu 3: Phân tích tác phẩm, tác phẩm thơ có thể xuất hiện trong đề thi như: Đất Nước tác giả Nguyễn Đình Thi; Sóng của tác giả Xuân Quỳnh; Tiếng Hát Con Tàu, tác giả Chế Lan Viên. Về truyện ngắn: Vợ chồng A Phủ; Vợ Nhặt; Rừng Xà Nu…
Lưu ý đối với học sinh
- Gần đến ngày thi học sinh giữ gìn sức khỏe, không đi chơi xa, không thức quá khuya.
- Ăn uống điều độ, uống nhiều Vitamin C, hoa quả. Cân đối thời gian học tập một cách khoa học bằng cách chia đều thời gian cho các môn, Văn, Toán, Anh, Hóa, Sinh…
- Khi vào phòng thi không mang các thiết bị nghe, nhìn, điện thoại.
- Trước khi đi thi, học sinh đọc kỹ tác phẩm, nhớ cốt truyện.
- Khi làm bài cần bình tĩnh đọc kỹ đề bài 3 lần, lưu ý những câu hỏi quan trọng.
- Lập dàn ý cho từng nội dung câu hỏi.
- Học sinh bám vào yêu đề bài, không phân tích theo cảm tính mà quên chọn chi tiết, nội dung để đáp ứng yêu cầu đề bài.
- Bài văn sẽ chấm theo ý, học sinh không nên viết dài, lan man.
- Phân tích thơ, học sinh không phân tích dàn trải mà tập trung vào những lời thơ, ý thơ hay trong đoạn, bài. Phân tích ý thơ xong phải có sự so sánh tích hợp.
- Lời dẫn chứng phải hợp với chủ đề, tránh trường hợp lời dẫn không phù hợp với kiến thức.
- Không liệt kê dẫn chứng, đưa dẫn chứng phải có bình và giảng nội dung.
- Cần cân nhắc thời gian cho từng câu hỏi trong bài.
Lưu ý trong khi làm bài thi:
Câu 1: Phần kiểm tra kiến thức cơ bản, nếu đề bài hỏi chi tiết trong tác phẩm, học sinh phải xem vai trò của chi tiết ấy với tư tưởng chủ đề, nội dung tác phẩm. Lưu ý, học sinh cần phải khái quát nâng cao để hiểu được ý đồ của nhà văn khi sáng tạo chi tiết ấy.
Câu 2: Phần nghị luận xã hội, học sinh tổ chức luận điểm cho khoa học, chính xác. Trong đó có phần giải thích khái niệm và bàn luận vấn đề, khi giải thích khái niệm cần có những hiểu biết đúng đắn chính xác và phải biết khái quát xem đề bài cần bàn luận về vấn đề gì. Trong quá trình bàn luận vấn đề phải lập luận theo hai hướng, tích cực và phản đề.
Ví dụ trong tác phẩm: Cuộc sống là một dòng sông - Ai không chịu bơi thì sẽ bị chết đuối. Lập luận phản đề ở đây, chính là nội dung: Ai cũng ý thức về học bơi thì đứng trước sóng gió người ta luôn trưởng thành, mạnh mẽ, thích nghi với mọi hoàn cảnh. Còn người không học bơi là người hèn yếu, ngại khó, ngại khổ khi gặp hoàn cảnh sóng gió, người đó sẽ chìm nghỉm, anh ta sẽ đánh mất mọi khả năng trời cho, thủ tiêu mọi khát vọng.
- Phần bàn luận không những phải lập luận chặt chẽ, thuyết phục người đọc mà phải thu được những dẫn chứng tiêu biểu có trong thực tế. Hạn chế dùng dẫn chứng văn học mà phải dùng dẫn chứng từ thực tế như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Giáo sư Ngô Bảo Châu…
- Trong phần liên hệ thực tế, học sinh viết vừa phải không viết dài. Liên hệ phải có hai chiều, một là đối với mọi người trong xã hội với thái độ ca ngợi và phê phán, từ đó rút ra cho bản thân mình bài học.
- Khi làm phần nghị luận xã hội không viết một cách khô khan, dùng câu văn có cảm xúc, trí tuệ đan xen với hình ảnh trong bài.
Câu 3: Phần nghị luận văn học, học sinh cần lập dàn ý, tổ chức các luận điểm khoa học tùy theo vấn đề mà đề bài đặt ra hoặc luận điểm nảy sinh trong tác phẩm.
- Đề bài vào phần văn xuôi phải có tóm tắt cốt truyện ngắn gọn, sau đó phân tích nhân vật theo từng khía cạnh. Để minh họa cho tính cách của từng nhân vật phải có dẫn chứng chính xác.
- Vào tác phẩm thơ phải nắm vững tứ thơ, kết cấu bài thơ, ý chính của đoạn trích. Đặc biệt phải lưu ý câu thơ nào là nhãn tự (đâu là điểm sáng nghệ thuật). Ví dụ như bài Tây Tiến, tác giả Quang Dũng thì nhãn tự ở chính là câu thơ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Nội lực câu thơ dồn vào chữ “gầm”, chứa sức nặng tư tưởng của lòng căm thù nỗi tiếng thương. Như vậy dù phân tích tác phẩm văn xuôi, hay thơ người viết đều phải có lời bình hay, dùng câu văn có cảm xúc trí tuệ. Học sinh đừng quên phong cách nhà văn, nhà thơ để khen họ, nhấn mạnh cá tính sáng tạo của họ.
Phần cuối bài có khái quát tổng hợp để nâng tầm giá trị tác phẩm lên cao. Đồng thời có liên hệ uyển chuyển, không công thức máy móc.
Ví dụ đối với tác phẩm Vợ Nhặt, Kim Lân, người viết phải có 3 luận điểm, luận điểm nhất là tình huống độc đáo, hai là tình người và khát vọng, thứ ba là khát vọng hạnh phúc làm thay đổi số phận con người. Phần ăn điểm lớn nhất trong bài chính là chọn chi tiết và lời bình hay, điều này phụ thuộc vào khả năng cảm thụ và trình độ hành văn của thí sinh.
Theo 24h
Ảnh minh hoạ
Cấu trúc đề trùng lặp
Theo cô Ninh, trong 2 năm gần đây, cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn khá giống nhau, mỗi đề đều có 3 câu hỏi.
Câu 1 (2 điểm): Kiểm tra kiến thức cơ bản của các em học sinh. Đối với dạng câu hỏi này, tuy không dài nhưng học sinh phải nắm được nội dung, nhớ được chi tiết của tác phẩm. Tác phẩm văn học nước ngoài như truyện ngắn Thuốc, Số phận con người…
Câu 2 (3 điểm): Phần nghị luận xã hội, nội dung của câu hỏi này có thể bàn về tư tưởng đạo đức, đạo lý, lối sống... Ở phần câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức về triết học, văn hóa, đạo đức để bàn luận vấn đề cho khoa học, chân thực.
Câu 3 (5 điểm): Phần nghị luận văn học, kiểm tra kiến thức tổng hợp văn học. Đề bài có thể ra một đoạn thơ, hay truyện ngắn. Ở phần này, đề thi thường kiểm tra kiến thức của học sinh qua 3 kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc hiểu tác phẩm; kỹ năng phân tích tác phẩm; kỹ năng khái quát tổng hợp.
Cô giáo Nguyễn Thị Ninh, giáo viên chuyên Văn trường THPT Amsterdam, TP Hà Nội,
ảnh Đức Nguyễn
Xu hướng đề thi năm 2013ảnh Đức Nguyễn
Cô Ninh lưu ý, đề thi Văn năm 2013 vẫn có thể ra 3 câu hỏi.
Câu 1: Nội dung về văn học nước ngoài. Đề bài có thể ra yêu cầu tóm tắt tác phẩm hoặc cho một đoạn trích học sinh sẽ phân tích đánh giá đoạn trích ấy.
Câu 2: Phần nghị luận, yêu cầu của đề bài vẫn có thể là cảm nhận của học sinh về chủ đề lối sống, cách ứng xử, tình yêu thiên nhiên. Đặc biệt là nội dung liên quan đến tình yêu biên giới hải đảo, tổ quốc, hoặc nội dung “dân ta phải biết sử ta”. Bởi những nội dung này nhiều năm liền chưa có trong đề thi tốt nghiệp.
Câu 3: Phân tích tác phẩm, tác phẩm thơ có thể xuất hiện trong đề thi như: Đất Nước tác giả Nguyễn Đình Thi; Sóng của tác giả Xuân Quỳnh; Tiếng Hát Con Tàu, tác giả Chế Lan Viên. Về truyện ngắn: Vợ chồng A Phủ; Vợ Nhặt; Rừng Xà Nu…
Lưu ý đối với học sinh
- Gần đến ngày thi học sinh giữ gìn sức khỏe, không đi chơi xa, không thức quá khuya.
- Ăn uống điều độ, uống nhiều Vitamin C, hoa quả. Cân đối thời gian học tập một cách khoa học bằng cách chia đều thời gian cho các môn, Văn, Toán, Anh, Hóa, Sinh…
- Khi vào phòng thi không mang các thiết bị nghe, nhìn, điện thoại.
- Trước khi đi thi, học sinh đọc kỹ tác phẩm, nhớ cốt truyện.
- Khi làm bài cần bình tĩnh đọc kỹ đề bài 3 lần, lưu ý những câu hỏi quan trọng.
- Lập dàn ý cho từng nội dung câu hỏi.
- Học sinh bám vào yêu đề bài, không phân tích theo cảm tính mà quên chọn chi tiết, nội dung để đáp ứng yêu cầu đề bài.
- Bài văn sẽ chấm theo ý, học sinh không nên viết dài, lan man.
- Phân tích thơ, học sinh không phân tích dàn trải mà tập trung vào những lời thơ, ý thơ hay trong đoạn, bài. Phân tích ý thơ xong phải có sự so sánh tích hợp.
- Lời dẫn chứng phải hợp với chủ đề, tránh trường hợp lời dẫn không phù hợp với kiến thức.
- Không liệt kê dẫn chứng, đưa dẫn chứng phải có bình và giảng nội dung.
- Cần cân nhắc thời gian cho từng câu hỏi trong bài.
Lưu ý trong khi làm bài thi:
Câu 1: Phần kiểm tra kiến thức cơ bản, nếu đề bài hỏi chi tiết trong tác phẩm, học sinh phải xem vai trò của chi tiết ấy với tư tưởng chủ đề, nội dung tác phẩm. Lưu ý, học sinh cần phải khái quát nâng cao để hiểu được ý đồ của nhà văn khi sáng tạo chi tiết ấy.
Câu 2: Phần nghị luận xã hội, học sinh tổ chức luận điểm cho khoa học, chính xác. Trong đó có phần giải thích khái niệm và bàn luận vấn đề, khi giải thích khái niệm cần có những hiểu biết đúng đắn chính xác và phải biết khái quát xem đề bài cần bàn luận về vấn đề gì. Trong quá trình bàn luận vấn đề phải lập luận theo hai hướng, tích cực và phản đề.
Ví dụ trong tác phẩm: Cuộc sống là một dòng sông - Ai không chịu bơi thì sẽ bị chết đuối. Lập luận phản đề ở đây, chính là nội dung: Ai cũng ý thức về học bơi thì đứng trước sóng gió người ta luôn trưởng thành, mạnh mẽ, thích nghi với mọi hoàn cảnh. Còn người không học bơi là người hèn yếu, ngại khó, ngại khổ khi gặp hoàn cảnh sóng gió, người đó sẽ chìm nghỉm, anh ta sẽ đánh mất mọi khả năng trời cho, thủ tiêu mọi khát vọng.
- Phần bàn luận không những phải lập luận chặt chẽ, thuyết phục người đọc mà phải thu được những dẫn chứng tiêu biểu có trong thực tế. Hạn chế dùng dẫn chứng văn học mà phải dùng dẫn chứng từ thực tế như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Giáo sư Ngô Bảo Châu…
- Trong phần liên hệ thực tế, học sinh viết vừa phải không viết dài. Liên hệ phải có hai chiều, một là đối với mọi người trong xã hội với thái độ ca ngợi và phê phán, từ đó rút ra cho bản thân mình bài học.
- Khi làm phần nghị luận xã hội không viết một cách khô khan, dùng câu văn có cảm xúc, trí tuệ đan xen với hình ảnh trong bài.
Câu 3: Phần nghị luận văn học, học sinh cần lập dàn ý, tổ chức các luận điểm khoa học tùy theo vấn đề mà đề bài đặt ra hoặc luận điểm nảy sinh trong tác phẩm.
- Đề bài vào phần văn xuôi phải có tóm tắt cốt truyện ngắn gọn, sau đó phân tích nhân vật theo từng khía cạnh. Để minh họa cho tính cách của từng nhân vật phải có dẫn chứng chính xác.
- Vào tác phẩm thơ phải nắm vững tứ thơ, kết cấu bài thơ, ý chính của đoạn trích. Đặc biệt phải lưu ý câu thơ nào là nhãn tự (đâu là điểm sáng nghệ thuật). Ví dụ như bài Tây Tiến, tác giả Quang Dũng thì nhãn tự ở chính là câu thơ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Nội lực câu thơ dồn vào chữ “gầm”, chứa sức nặng tư tưởng của lòng căm thù nỗi tiếng thương. Như vậy dù phân tích tác phẩm văn xuôi, hay thơ người viết đều phải có lời bình hay, dùng câu văn có cảm xúc trí tuệ. Học sinh đừng quên phong cách nhà văn, nhà thơ để khen họ, nhấn mạnh cá tính sáng tạo của họ.
Phần cuối bài có khái quát tổng hợp để nâng tầm giá trị tác phẩm lên cao. Đồng thời có liên hệ uyển chuyển, không công thức máy móc.
Ví dụ đối với tác phẩm Vợ Nhặt, Kim Lân, người viết phải có 3 luận điểm, luận điểm nhất là tình huống độc đáo, hai là tình người và khát vọng, thứ ba là khát vọng hạnh phúc làm thay đổi số phận con người. Phần ăn điểm lớn nhất trong bài chính là chọn chi tiết và lời bình hay, điều này phụ thuộc vào khả năng cảm thụ và trình độ hành văn của thí sinh.
Theo 24h