- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Trái ngược với không khí im ắng bên trong trường thi, phía ngoài, các loại dịch vụ di động, các lực lượng phát tờ rơi quảng cáo, bán tăm tre bủa vây phụ huynh và sỹ tử, rác vứt bừa bãi khắp cổng trường.
Tờ rơi bủa vây
Mặc dù đội ngũ sinh viên tình nguyện cố gắng ngăn không cho việc phát tờ rơi trong khu vực thi, nhưng những nhân viên cần mẫn này lại tìm cách phát tán ở những khu vực xung quanh địa điểm thi. Chỉ cần trông thấy bóng dáng sỹ tử bước ra là họ nhanh chóng ùa tới, quyết không bỏ sót.
Đang căng mắt tìm người nhà khi vừa ra khỏi phòng thi, Trần Thị Hằng, một thí sinh ở Bắc Ninh thi tại Đại học Kinh tế quốc dân, đã bị bao vây bởi những người bán lời giải, tài liệu và hàng tá các kiểu tờ rơi… Họ níu kéo, mời chào: “Lời giải đây em ơi, đảm bảo chuẩn xác, xem là biết đỗ hay trượt, chỉ 3.000 đồng/tờ thôi.”
Cũng cầm bừa những tờ rơi để thoát khỏi sự vây bủa, Hằng mệt mỏi chia sẻ: “Em chẳng biết họ phát gì nữa, nhưng cứ cầm để đi cho yên ổn, khỏi bị họ bám nhằng nhẵng nài nỉ.”
Không chỉ có Hằng là “nạn nhân” của những kiểu dịch vụ này, mà có rất nhiều thí sinh và phụ huynh khác đều chung cảnh ngộ. Tỏ ra rất bức xúc, bác Nguyễn Đức Chiến (Hải Phòng) chia sẻ: “Từ sáng ngồi chờ tới giờ, có không biết bao nhiêu cô chú lại phát giấy, mời mọc quảng cáo… ai không hiểu hay thắc mắc gì các cô chú ấy còn đứng giải giải thích rõ ràng. Nhưng thấy xem xong họ cũng vứt đi hoặc kê tạm để ngồi, tôi thấy vừa lãng phí lại còn trông lộn xộn, hơn nữa lại vứt bừa bãi, giấy rác bay khắp cổng trường.”
Ngoài những rao bán đáp án đề thi, vừa đứng chưa đầy 20 phút ở ngoài một trường thi, trên tay phóng viên cũng có hơn chục tờ quảng cáo với đủ các kiểu, nào thông tin du học, thông tin tuyển sinh, các lớp đào tạo tiếng anh, tờ rơi cho thuê phòng trọ, cả những chương trình khuyến mãi, các địa điểm khám chữa bệnh…
Trà đá cổng trường hút khách, nhiều chủ hàng tính cả tiền thuê ghế (Ảnh: Tâm Tâm/Vietnam+)
Trà đá có giá... 20.000 đồng
Không chỉ có việc phát tờ rơi, quảng cáo mua đáp án đề thi, những khu vực thi cũng bỗng trở thành vùng đất "béo bở" cho nhiều dịch vụ ăn theo mọc lên.
Trời nắng nóng cũng là lúc xuất hiện những chị, những cô tay bưng khệ nệ giỏ hàng miệng không ngớt những lời quảng cáo. “Chỉ 7.000 đồng/chiếc thôi, dùng thoải mái cho cả mùa nóng…,” lời mời gọi của một chị bán quạt giấy ngay trước cổng trường Học viện Ngân Hàng.
Bên cạnh đó, nhiều người ăn xin, bán tăm tre… cũng đâu đâu kéo về, khiến nhiều phụ huynh bực bội vì bị làm phiền.
Cô Phạm Thị Quế (Hải Dương) phụ huynh chờ con cho biết: “Mình cũng người nghèo đưa con đi thi cử, mà cứ ngồi lúc lại có người ngửa tay xin cái này, mời mua cái nọ, thấy Hà Nội phức tạp quá. Muốn ngó lơ không quan tâm nhưng họ cứ bám riết nài nỉ.”
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng đủ tỉnh táo như chị Quế để không bị mắc lừa. Vừa nghe chia sẻ của chị Quế, chị Nguyễn Thị Thanh (Thái Bình) chậc lưỡi bảo: “Thế là tôi mất tiền oan!”. Chị Thanh cho biết, sáng nay có người mời chị mua tăm, nói là tăm tre nhân đạo. Một gói tăm nhưng phải ủng hộ đến 20.000 đồng. “Cứ tưởng làm việc thiện, hóa ra lại bị lừa,” chị Thanh ngán ngẩm.
Nếu thoát khỏi những cảnh ngửa tay xin xỏ, nhiều phụ huynh lại một số dịch vụ “chém đẹp” mà đến lúc thanh toán tiền mới tá hỏa. Anh Nguyễn Đình Mạnh (Tiên Du, Bắc Ninh) cho biết, khi ngồi chờ, anh gọi uống trà đá nhưng lúc thanh toán mất tới 20.000 đồng. “Thắc mắc thì được giải thích cốc trà đá có giá 5.000 đồng, tiền thuê ghế 15.000 đồng. Không lẽ cãi nhau với người bán hàng,” anh Mạnh nói đầy ấm ức./.
Theo vietnam+
Tờ rơi bủa vây
Mặc dù đội ngũ sinh viên tình nguyện cố gắng ngăn không cho việc phát tờ rơi trong khu vực thi, nhưng những nhân viên cần mẫn này lại tìm cách phát tán ở những khu vực xung quanh địa điểm thi. Chỉ cần trông thấy bóng dáng sỹ tử bước ra là họ nhanh chóng ùa tới, quyết không bỏ sót.
Đang căng mắt tìm người nhà khi vừa ra khỏi phòng thi, Trần Thị Hằng, một thí sinh ở Bắc Ninh thi tại Đại học Kinh tế quốc dân, đã bị bao vây bởi những người bán lời giải, tài liệu và hàng tá các kiểu tờ rơi… Họ níu kéo, mời chào: “Lời giải đây em ơi, đảm bảo chuẩn xác, xem là biết đỗ hay trượt, chỉ 3.000 đồng/tờ thôi.”
Cũng cầm bừa những tờ rơi để thoát khỏi sự vây bủa, Hằng mệt mỏi chia sẻ: “Em chẳng biết họ phát gì nữa, nhưng cứ cầm để đi cho yên ổn, khỏi bị họ bám nhằng nhẵng nài nỉ.”
Không chỉ có Hằng là “nạn nhân” của những kiểu dịch vụ này, mà có rất nhiều thí sinh và phụ huynh khác đều chung cảnh ngộ. Tỏ ra rất bức xúc, bác Nguyễn Đức Chiến (Hải Phòng) chia sẻ: “Từ sáng ngồi chờ tới giờ, có không biết bao nhiêu cô chú lại phát giấy, mời mọc quảng cáo… ai không hiểu hay thắc mắc gì các cô chú ấy còn đứng giải giải thích rõ ràng. Nhưng thấy xem xong họ cũng vứt đi hoặc kê tạm để ngồi, tôi thấy vừa lãng phí lại còn trông lộn xộn, hơn nữa lại vứt bừa bãi, giấy rác bay khắp cổng trường.”
Ngoài những rao bán đáp án đề thi, vừa đứng chưa đầy 20 phút ở ngoài một trường thi, trên tay phóng viên cũng có hơn chục tờ quảng cáo với đủ các kiểu, nào thông tin du học, thông tin tuyển sinh, các lớp đào tạo tiếng anh, tờ rơi cho thuê phòng trọ, cả những chương trình khuyến mãi, các địa điểm khám chữa bệnh…
Trà đá có giá... 20.000 đồng
Không chỉ có việc phát tờ rơi, quảng cáo mua đáp án đề thi, những khu vực thi cũng bỗng trở thành vùng đất "béo bở" cho nhiều dịch vụ ăn theo mọc lên.
Trời nắng nóng cũng là lúc xuất hiện những chị, những cô tay bưng khệ nệ giỏ hàng miệng không ngớt những lời quảng cáo. “Chỉ 7.000 đồng/chiếc thôi, dùng thoải mái cho cả mùa nóng…,” lời mời gọi của một chị bán quạt giấy ngay trước cổng trường Học viện Ngân Hàng.
Bên cạnh đó, nhiều người ăn xin, bán tăm tre… cũng đâu đâu kéo về, khiến nhiều phụ huynh bực bội vì bị làm phiền.
Cô Phạm Thị Quế (Hải Dương) phụ huynh chờ con cho biết: “Mình cũng người nghèo đưa con đi thi cử, mà cứ ngồi lúc lại có người ngửa tay xin cái này, mời mua cái nọ, thấy Hà Nội phức tạp quá. Muốn ngó lơ không quan tâm nhưng họ cứ bám riết nài nỉ.”
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng đủ tỉnh táo như chị Quế để không bị mắc lừa. Vừa nghe chia sẻ của chị Quế, chị Nguyễn Thị Thanh (Thái Bình) chậc lưỡi bảo: “Thế là tôi mất tiền oan!”. Chị Thanh cho biết, sáng nay có người mời chị mua tăm, nói là tăm tre nhân đạo. Một gói tăm nhưng phải ủng hộ đến 20.000 đồng. “Cứ tưởng làm việc thiện, hóa ra lại bị lừa,” chị Thanh ngán ngẩm.
Nếu thoát khỏi những cảnh ngửa tay xin xỏ, nhiều phụ huynh lại một số dịch vụ “chém đẹp” mà đến lúc thanh toán tiền mới tá hỏa. Anh Nguyễn Đình Mạnh (Tiên Du, Bắc Ninh) cho biết, khi ngồi chờ, anh gọi uống trà đá nhưng lúc thanh toán mất tới 20.000 đồng. “Thắc mắc thì được giải thích cốc trà đá có giá 5.000 đồng, tiền thuê ghế 15.000 đồng. Không lẽ cãi nhau với người bán hàng,” anh Mạnh nói đầy ấm ức./.
Theo vietnam+