- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Đã bao giờ bạn tự hỏi những kí tự ở phía sau các thiết bị điện tử có ý nghĩa gì chưa?
Trên mặt sau của hầu hết các thiết bị, có một dòng các biểu tượng trông như dòng cuối cùng của bảng kiểm tra thị lực. Nhưng mớ biểu tượng và ký tự này thực ra lại rất quan trọng đối với thương mại quốc tế. Dưới đây là ý nghĩa của mỗi biểu tượng và lý do tại sao chúng lại xuất hiện trên các sản phẩm.
Biểu tượng của công ty Underwriters Laboratories.
Underwriters Laboratories là một công ty khoa học độc lập và phi lợi nhuận về đảm bảo an toàn, chuyên kiểm tra, phân tích và thẩm định một loạt các sản phẩm được bán tại thị trường Hoa Kỳ, Canada và Mexico, nhằm đảm bảo chúng đáp ứng các quy định về an toàn của từng bang và của liên bang. Hầu hết những thứ được bán ở Bắc Mỹ - máy ảnh kỹ thuật số, ghi ta điện, tai nghe, màn hình OLED – đều được kiểm định bởi UL để tương thích với các quy định về an toàn cho người tiêu dùng và các thỏa thuận thương mại quốc tế. Biểu tượng của UL cũng được sử dụng bởi các công ty bảo hiểm như một chỉ số về độ tin cậy của sản phẩm trong các điều kiện hoạt động bình thường.
Biểu tượng của công ty CSA International.
CSA International là một công ty giám định và cấp chứng chỉ độc lập khác chuyên về các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp. Đối với các hệ thống đường ống, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, các mặt hàng điện tử tại thị trường Hòa Kỳ và Canada, tem của CSA chỉ ra rằng sản phẩm đó đáp ứng được hoặc vượt trên mọi tiêu chuẩn áp dụng.
Tiêu chuẩn FCC đảm bảo cho một thiết bị không gây nên tác động điện từ với những thiết bị khác.
Với sự bùng nổ của máy tính di động, môi trường sóng không khí của chúng ta đang trở nên dày đặc. Vì vậy để đảm bảo rằng thiết bị không dây mới nhất của bạn không gây nên tác động điện từ với các thiết bị khác, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã tiến hành phê chuẩn các thiết bị điện tử thương mại sử dụng sóng radio (nghĩa là bất kỳ thứ gì có gắn bộ vi xử lý). Các thiết bị hoặc được lắp ráp hoặc được bán ở Hoa Kỳ đều phải tuân theo nội dung trong Mục 47, Phần 15, cấu phần B thuộc Các quy định và Điều luật của FCC.
Quy định này được chia thành 2 lớp:
- Lớp A gồm các thiết bị công nghiệp và nghiệp vụ được thiết kế đặc biệt để sử dụng bên ngoài khu vực dân cư nơi sự va chạm về sóng không khí không phải là vấn đề lớn.
- Lớp B gồm các sản phẩm được giới thiệu cho việc sử dụng trong nhà – máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại di động, máy in, máy nghe nhạc, hệ thống chiếu phim tại gia và các thiết bị cùng loại.
CE là biểu tượng tiêu chuẩn cho những sản phẩm phù hợp với Châu Âu.
Hầu hết mọi sản phẩm được gia công, bán hoặc nhập khẩu vào Liên Minh Châu Âu đều phải có biểu tượng CE (Conformité Européenne, nghĩa là phù hợp với Châu Âu). Biểu tượng này chỉ ra rằng sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu có liên quan đến việc được bán trong Khu vực Kinh Tế Châu Âu (EEA). Bản thân biểu tượng này không không thể hiện chất lượng của sản phẩm như UL, nhưng nó thực sự khiến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU trở nên dễ dàng hơn nhiều – vì nó tạo ra một yêu cầu chung về sự phù hợp đối với toàn bộ 27 quốc gia thành viên, chứ không yêu cầu nhà sản xuất phải có chứng chỉ chấp thuận ở từng nước. Con số gồm 4 chữ số bên cạnh biểu tượng CE cho biết công ty giám định nào thực sự tiến hành việc cấp giấy chứng nhận (các công ty không được phép tự cấp chứng chỉ).
Dấu "!" luôn là biểu tượng của cảnh báo.
Chính thức được biết đến như là “biểu tượng cảnh báo” theo hướng dẫn về Thiết bị đầu cuối viễn thông và vô tuyến của Châu Âu (CE R&TTE), biểu tượng này chỉ ra rằng một sản phẩm vi phạm các quy định với thiết bị không dây của một hoặc nhiều quốc gia thành viên EU. Chẳng hạn, iPhone vi phạm một quy định của Pháp, trong đó yêu cầu mọi thiết bị không dây, khi được sử dụng ngoài trời, phải hoạt động trong tần số từ 2.4 GHz đến 2.454 GHz. Có nghĩa là, nó được coi như một thiết bị Loại II và được gắn biểu tượng dấu chấn than. Các thiết bị hoạt động trong “dải băng tần phù hợp” được coi là thiết bị Loại I và không có biểu tượng cảnh báo.
Những sản phẩm có biểu tượng này không được vứt vào thùng rác thông thường mà sẽ được đem đi tái chế hoặc tiêu hủy theo phương pháp đặc biệt.
Các yêu cầu kỹ thuật của CE cũng mở rộng để bao hàm vấn đề các thiết bị sẽ được loại bỏ ra sao khi chúng không còn giá trị sử dụng. Biểu tượng thiết bị điện & điện tử hết hạn (WEEE) chỉ ra rằng một sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu do EU đặt ra về tiêu hủy rác thải điện tử an toàn. Nó có thể được tái chế tại một trung tâm thu gom nào đó chứ không bị vứt đi hoàn toàn.
Những biểu tượng này chứng tỏ sản phẩm đáp ứng được kiểm tra tại Đức của một số công ty có trong hình ảnh.
Trong khi biểu tượng CE đóng vai trò như một dấu kiểm định chung cho các sản phẩm được bán ở châu Âu, thì một số quốc gia (như Đức) còn yêu cầu có các hình thức giám định và chứng chỉ bổ sung khác, và tự phát hành các biểu tượng phù hợp của riêng mình. Biểu tượng “GS và TUVdotCOM” được biết đến nhiều hơn với tên gọi là biểu tượng “TÜV Rheinland GS” chỉ ra rằng một sản phẩm điện tử cá nhân đã được giám định bởi một công ty độc lập, chẳng hạn như TÜV Rheinland (một tổ chức tương tự như UL nhưng ở châu Âu), và sản phẩm này đáp ứng được các quy định ngặt nghèo về an toàn của Đức.
Biểu tượng này thể hiện cho những chứng chỉ an toàn bắt buộc của Trung Quốc.
Biểu tượng Chứng chỉ Bắt buộc của Trung Quốc (CCC) là sự kết hợp giữa 2 chứng chỉ về an toàn trước đây của nước này: CCIB, quản lý độ an toàn của các sản phẩm tiêu dùng cơ bản, và CCEE, áp dụng đối với các sản phẩm điện tử. Giờ đây, hầu hết các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất, bán hoặc nhập khẩu vào Trung Quốc đều phải mang biểu tượng này. Chỉ một số hàng hóa không phải hàng điện tử, như lốp ô tô và các công cụ phục vụ nông nghiệp, là được miễn chứng chỉ này.
Trên mặt sau của hầu hết các thiết bị, có một dòng các biểu tượng trông như dòng cuối cùng của bảng kiểm tra thị lực. Nhưng mớ biểu tượng và ký tự này thực ra lại rất quan trọng đối với thương mại quốc tế. Dưới đây là ý nghĩa của mỗi biểu tượng và lý do tại sao chúng lại xuất hiện trên các sản phẩm.
Biểu tượng của công ty Underwriters Laboratories.
Biểu tượng của công ty CSA International.
CSA International là một công ty giám định và cấp chứng chỉ độc lập khác chuyên về các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp. Đối với các hệ thống đường ống, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, các mặt hàng điện tử tại thị trường Hòa Kỳ và Canada, tem của CSA chỉ ra rằng sản phẩm đó đáp ứng được hoặc vượt trên mọi tiêu chuẩn áp dụng.
Tiêu chuẩn FCC đảm bảo cho một thiết bị không gây nên tác động điện từ với những thiết bị khác.
Với sự bùng nổ của máy tính di động, môi trường sóng không khí của chúng ta đang trở nên dày đặc. Vì vậy để đảm bảo rằng thiết bị không dây mới nhất của bạn không gây nên tác động điện từ với các thiết bị khác, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã tiến hành phê chuẩn các thiết bị điện tử thương mại sử dụng sóng radio (nghĩa là bất kỳ thứ gì có gắn bộ vi xử lý). Các thiết bị hoặc được lắp ráp hoặc được bán ở Hoa Kỳ đều phải tuân theo nội dung trong Mục 47, Phần 15, cấu phần B thuộc Các quy định và Điều luật của FCC.
Quy định này được chia thành 2 lớp:
- Lớp A gồm các thiết bị công nghiệp và nghiệp vụ được thiết kế đặc biệt để sử dụng bên ngoài khu vực dân cư nơi sự va chạm về sóng không khí không phải là vấn đề lớn.
- Lớp B gồm các sản phẩm được giới thiệu cho việc sử dụng trong nhà – máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại di động, máy in, máy nghe nhạc, hệ thống chiếu phim tại gia và các thiết bị cùng loại.
CE là biểu tượng tiêu chuẩn cho những sản phẩm phù hợp với Châu Âu.
Hầu hết mọi sản phẩm được gia công, bán hoặc nhập khẩu vào Liên Minh Châu Âu đều phải có biểu tượng CE (Conformité Européenne, nghĩa là phù hợp với Châu Âu). Biểu tượng này chỉ ra rằng sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu có liên quan đến việc được bán trong Khu vực Kinh Tế Châu Âu (EEA). Bản thân biểu tượng này không không thể hiện chất lượng của sản phẩm như UL, nhưng nó thực sự khiến việc nhập khẩu hàng hóa vào EU trở nên dễ dàng hơn nhiều – vì nó tạo ra một yêu cầu chung về sự phù hợp đối với toàn bộ 27 quốc gia thành viên, chứ không yêu cầu nhà sản xuất phải có chứng chỉ chấp thuận ở từng nước. Con số gồm 4 chữ số bên cạnh biểu tượng CE cho biết công ty giám định nào thực sự tiến hành việc cấp giấy chứng nhận (các công ty không được phép tự cấp chứng chỉ).
Dấu "!" luôn là biểu tượng của cảnh báo.
Chính thức được biết đến như là “biểu tượng cảnh báo” theo hướng dẫn về Thiết bị đầu cuối viễn thông và vô tuyến của Châu Âu (CE R&TTE), biểu tượng này chỉ ra rằng một sản phẩm vi phạm các quy định với thiết bị không dây của một hoặc nhiều quốc gia thành viên EU. Chẳng hạn, iPhone vi phạm một quy định của Pháp, trong đó yêu cầu mọi thiết bị không dây, khi được sử dụng ngoài trời, phải hoạt động trong tần số từ 2.4 GHz đến 2.454 GHz. Có nghĩa là, nó được coi như một thiết bị Loại II và được gắn biểu tượng dấu chấn than. Các thiết bị hoạt động trong “dải băng tần phù hợp” được coi là thiết bị Loại I và không có biểu tượng cảnh báo.
Những sản phẩm có biểu tượng này không được vứt vào thùng rác thông thường mà sẽ được đem đi tái chế hoặc tiêu hủy theo phương pháp đặc biệt.
Các yêu cầu kỹ thuật của CE cũng mở rộng để bao hàm vấn đề các thiết bị sẽ được loại bỏ ra sao khi chúng không còn giá trị sử dụng. Biểu tượng thiết bị điện & điện tử hết hạn (WEEE) chỉ ra rằng một sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu do EU đặt ra về tiêu hủy rác thải điện tử an toàn. Nó có thể được tái chế tại một trung tâm thu gom nào đó chứ không bị vứt đi hoàn toàn.
Những biểu tượng này chứng tỏ sản phẩm đáp ứng được kiểm tra tại Đức của một số công ty có trong hình ảnh.
Trong khi biểu tượng CE đóng vai trò như một dấu kiểm định chung cho các sản phẩm được bán ở châu Âu, thì một số quốc gia (như Đức) còn yêu cầu có các hình thức giám định và chứng chỉ bổ sung khác, và tự phát hành các biểu tượng phù hợp của riêng mình. Biểu tượng “GS và TUVdotCOM” được biết đến nhiều hơn với tên gọi là biểu tượng “TÜV Rheinland GS” chỉ ra rằng một sản phẩm điện tử cá nhân đã được giám định bởi một công ty độc lập, chẳng hạn như TÜV Rheinland (một tổ chức tương tự như UL nhưng ở châu Âu), và sản phẩm này đáp ứng được các quy định ngặt nghèo về an toàn của Đức.
Biểu tượng này thể hiện cho những chứng chỉ an toàn bắt buộc của Trung Quốc.
Biểu tượng Chứng chỉ Bắt buộc của Trung Quốc (CCC) là sự kết hợp giữa 2 chứng chỉ về an toàn trước đây của nước này: CCIB, quản lý độ an toàn của các sản phẩm tiêu dùng cơ bản, và CCEE, áp dụng đối với các sản phẩm điện tử. Giờ đây, hầu hết các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất, bán hoặc nhập khẩu vào Trung Quốc đều phải mang biểu tượng này. Chỉ một số hàng hóa không phải hàng điện tử, như lốp ô tô và các công cụ phục vụ nông nghiệp, là được miễn chứng chỉ này.
Theo MASK
Hiệu chỉnh bởi quản lý: