Bật mí cho ứng viên cách đánh giá nhân sự sau thử việc

Hien Vu20

Banned
Tham gia
17/12/2020
Bài viết
0
Cách đánh giá nhân sự sau thời gian thử việc


Ngày nay, để có một công việc tốt, đối với các ứng viên việc hoàn thành tốt thời gian thử việc là một quá trình vô cùng khó khăn, gian nan. Trải qua sự vui mừng khi nộp CV thành công, khi phỏng vấn thuận lợi thì hành trình thử việc là khó khăn tiếp theo mà mỗi ứng viên phải vượt qua. Việc làm quen với môi trường mới, văn hóa công ty mới, công việc mới với nhiều điểm đặc thù, mỗi ứng viên phải vô cùng khéo léo, chăm chỉ, tích cực quan sát và đưa ra những kết luận cần thiết để có thể thành công hoàn thành thời gian thử việc, chính thức trở thành nhân viên trong một công ty.
Bên cạnh đó, xét về khía cạnh một nhà tuyển dụng, thời gian thử việc của nhân viên cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xét chọn sự phù hợp của nhân viên ấy trong công việc. Mỗi nhà tuyển dụng đều có những mẫu đánh giá nhân viên khác nhau trong thời gian thử việc trong đó có những tiêu chí xét chọn sự phù hợp của nhân viên ấy đối với công việc, với văn hóa và những quy định của công ty là gì. Hãy cùng TalentBold tìm hiểu cách đánh giá nhân sự sau thử việc dưới đây nhé!

Năng lực làm việc của nhân sự​

Điều quan trọng nhất quyết định “CHỌN” hay “LOẠI” chính là năng lực làm việc của nhân viên đó. Có thể thời gian ban đầu, khi mới vào, bạn có thể bỡ ngỡ, thiếu tự tin, dẫn đến hiệu suất công việc không cao, nhưng nếu qua thời gian, từng tháng, từng tháng trôi qua, tình trạng hiệu suất công việc của bạn vẫn ở mức thấp, thì không có lí do gì biện hộ cho bạn nếu bạn không qua thời gian thử việc. Vì vậy mà mỗi ứng viên cần:
- Làm tốt và hết mình với công việc được giao: Ðiều này thể hiện khả năng chuyên môn và sự cống hiến của bạn. Có thể đôi khi bạn không hoàn thành tốt công việc, nhưng biết say mê, tận tụy với nó, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên.
- Tuân thủ kỷ cương của doanh nghiệp: Bên cạnh năng lực, đạo đức người lao động cũng được doanh nghiệp xem trọng. Nếu không tự ý thức và ràng buộc chính mình với chính sách, nguyên tắc... của doanh nghiệp tức là tự đào thải mình.
- Tìm tiếng nói chung với cộng sự: Những người còn xa lạ trong công ty hôm nay sẽ là bạn đồng nghiệp của bạn trong ngày mai, cho nên phải chủ động làm quen và hòa nhập với mọi người, tạo dựng niềm tin ban đầu và không quên phối hợp, hỗ trợ với các đồng nghiệp trong những trường hợp cụ thể.
- Hãy cho biết mình là ai: Là nhân viên mới của doanh nghiệp, bạn hẳn sẽ có những ý tưởng mới. Không nên quá thụ động rập khuôn theo những mô thức đã có sẵn của doanh nghiệp và phải biết áp dụng cái mới. Cụ thể, nếu bạn biết cách lưu trữ hồ sơ bằng vi tính chẳng hạn, tại sao lại không trình bày điều đó với sếp?

Thái độ của nhân viên​

Thái độ đóng vai trò then chốt trong bất kì công việc nào cũng như môi trường doanh nghiệp nào. Bạn đã từng nghe: “Thái độ quyết định 90% sự thành công”. Và trong môi trường lao động, thái độ càng quan trọng hơn. Thái độ tôn trọng, đúng đắn với sếp và đồng nghiệp; thái độ hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc; thái độ đúng đắn khi gặp khó khăn trong quá trình làm việc.

Kỹ năng nhân viên​

Kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp, đàm phán,... là những kỹ năng vô cùng cần thiết. Ngoài ra, trong từng công việc cần có những kỹ năng khác nhau và đặc thù riêng, Ứng viên cần nắm chắc và không ngừng luyện tập để “làm nòng” những kỹ năng cần thiết cho công việc.
Hãy chứng minh rằng bạn có khả năng làm việc độc lập trong khi vẫn là một thành viên xuất sắc trong đội.
Trong môi trường lao động hiện nay, có rất nhiều người luôn ca thán “Tôi đang thất nghiệp” nhưng họ có biết các vị trí chủ chốt trong rất nhiều công ty còn để trống, không tìm được người tài. Có một giám đốc đã nói: “ Tôi có tiền, có công việc tốt, nhưng chỉ thiếu người tài”. Vì vậy, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên tiềm năng, xứng đáng với vị trí được tuyển sau thời gian tuyển dụng.
Chúc bạn thành công!

Talentbold - We bold your talents
 
×
Quay lại
Top Bottom