- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nhiều lớp dạy thêm ngoài nhà trường bị kiểm tra, giáo viên bị lập biên bản ngay trong buổi học bởi các đoàn kiểm tra liên ngành.
Ập đến bắt quả tang
Cô T., giáo viên dạy văn Trường PM (Hà Nội), kể: “Tôi đang dạy cho một nhóm học sinh lớp 9 thì đoàn kiểm tra đến. Ngoài đại diện nhà trường, phòng GD-ĐT, còn có đại diện chính quyền, công an. Việc kiểm tra bất ngờ nên cả thầy và trò đều không chuẩn bị tinh thần cho việc này. Tôi đã không trình được giấy tờ theo đúng quy định cho phép mở lớp ngoài nhà trường được thông tư 17 ban hành.
Theo quy định này, những giáo viên dạy thêm bên ngoài phải bổ sung nhiều thủ tục, chúng tôi đang trong quá trình hoàn tất. Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc khiến việc này chưa thể hoàn thành. Xem xét trên cơ sở quy định, tôi có lỗi. Nhưng cách “ập đến, bắt quả tang giáo viên tại chỗ, lập biên bản, đề nghị ký xác nhận” khiến giáo viên tủi hổ vô cùng”.
Cô H., giáo viên Trường THPT HĐ, cho biết: “Tôi không dạy thêm học sinh ở trường mà dạy tại một trung tâm bồi dưỡng văn hóa. Tôi biết việc đoàn kiểm tra làm nhiệm vụ và phát hiện sai sót không nhằm vào tôi. Nhưng tôi cũng phải ký vào biên bản trước mặt học sinh về vài vấn đề. Tôi cũng có cảm giác không thoải mái và nghĩ mãi về điều này. Nạn tiêu cực trong dạy thêm, học thêm cần được chữa trị theo cách khác chứ không phải kiểm tra hành chính như thế”.
Ảnh minh họa
Cô H. nghẹn ngào kể tiếp: “Tôi biết có thầy giáo dạy nhạc phải đi hát cho đám cưới lấy tiền trang trải cuộc sống, có cô giáo phải đi bán hàng tạp hóa ngoài giờ, nhận bán căngtin cho nhà trường vì lương quá thấp. Vậy thì một bộ phận thầy cô cũng có thể được dạy thêm với trình độ mình có chứ? Sao cách siết dạy thêm lại khiến nhà giáo chúng tôi thấy mình như tội đồ trước mặt học trò?”.
Một giáo viên vừa bị thanh tra Sở GD-ĐT Phú Yên “bắt” vì tổ chức dạy thêm trái phép, nói: “Sau khi sự việc xảy ra mấy ngày, đến trường tôi vẫn còn nghe học trò bàn tán chuyện tôi “bị bắt”, nói thật tôi đã bị suy sụp tinh thần. Tôi nghĩ rằng vì cái tội “truyền đạt kiến thức cho học sinh” mà chúng tôi bị bắt như bắt các loại tội phạm khác thì tội nghiệp cho ngành giáo quá! Tinh thần dạy thêm của tôi cũng tất cả vì học sinh thân yêu thôi. Các em đến nhà nhờ tôi “kèm” là chính để giúp các em bổ trợ những lỗ hổng kiến thức. Có em hoàn cảnh khó khăn tôi nào thu tiền, vậy mà...!”. Thầy giáo này cũng cho biết khi lực lượng thanh tra đến bắt quả tang, một số học sinh đã bênh vực và năn nỉ những người làm nhiệm vụ bỏ qua “tội” cho người thầy này.
“Hôm đó, khi lực lượng thanh tra sở “làm việc” với những học sinh có tham gia học thêm tại nhà tôi để làm chứng cứ bắt tội mà tôi rưng rưng nước mắt vì thấy hoàn cảnh thầy trò thảm quá. Dù biết mình đã sai, theo thông tư, quy định của ngành nhưng cách xử lý như vậy tôi thấy “đao to búa lớn” quá, làm mất uy tín và hình ảnh nghề giáo nghiêm trọng” - thầy giáo này nói.
Một giáo viên khác ở Trường THPT Lê Hồng Phong (Tây Hòa, Phú Yên - xin không nêu tên) nói: “Để nghề giáo còn cao quý nhất trong các nghề thì đừng nên hành xử nhà giáo thiếu công bằng và thô bạo như vậy. Bởi suy cho cùng, chúng tôi là những người gieo chữ chứ nào phạm tội nguy hiểm cho xã hội!”.
“Để tránh rơi vào cảnh “bị bắt quả tang”, chúng tôi đã đóng cửa dạy thêm vì không thể đảm bảo được thủ tục” - một số giáo viên các trường THCS Đống Đa, Cát Linh, tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội cho biết.
Trao đổi về hình thức kiểm tra lớp học giống như “bắt buôn lậu”, bà Dương Thị Thanh Huyền - trưởng Phòng GD-ĐT Hoàn Kiếm (Hà Nội) - giải thích: “Tôi không biết các quận khác làm thế nào, ở Hoàn Kiếm chúng tôi cũng phải đi kiểm tra cả lớp học trong và ngoài trường. Chúng tôi nghĩ việc đến nhà một giáo viên để kiểm tra lớp học thêm cũng tương tự kiểm tra chuyên môn trong trường học, trong giờ học chính khóa. Nhưng vì đặc thù của lớp học ngoài nhà trường nên thành phần kiểm tra phải có đại diện chính quyền, công an. Giáo viên dạy thêm bên ngoài cũng phải quen với việc kiểm tra thế này”.
Nhà quản lý lúng túng
Tại hội thảo bàn về quy định dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT Hà Nội ngày 1-11, bà Bùi Thị Minh Nga, hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), đã cho mọi người xem những tấm ảnh chụp một lớp dạy thêm mà theo bà là “có chất lượng”. Bà Nga cho biết thầy giáo dạy lớp này là tổ trưởng chuyên môn, một giáo viên giỏi, có uy tín. Lớp học của thầy rộng rãi, bàn ghế đủ quy cách, có cả điều hòa nhiệt độ. Học phí ở mức vừa phải. Học sinh 100% không phải học sinh lớp thầy dạy chính khóa (có nghĩa các em không bị ép buộc đi học). Nếu xem xét nhiều khía cạnh thì thấy lớp học thêm này hoàn toàn đảm bảo chất lượng. Nhưng theo thông tư 17, giáo viên hưởng lương ở quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập thì không được tổ chức lớp học. Như vậy, thầy giáo này đã sai. Nhưng đó chỉ là cái “sai về thủ tục” chứ không phải sai về chuyên môn, về lương tâm nghề giáo.
“Chúng tôi không biết nên xử lý trường hợp này thế nào. Tình huống tương tự cũng xảy ra ở một số lớp của các thầy cô giáo khác của trường. Họ đều là giáo viên giỏi và được phụ huynh tín nhiệm” - bà Nga cho biết.
Cũng theo bà Nga, để tránh lỗi sai trên, một số giáo viên đã xin phép đến dạy thêm ở địa điểm của trung tâm văn hóa trên địa bàn. Mà theo phản ảnh của giáo viên, họ phải dạy cả chương trình chính khóa, dạy cả học sinh mình phụ trách tại trường ở lớp học thêm. Đây là việc làm sai nhưng họ lại “đúng” ở chỗ họ dạy cho trung tâm, cho người đứng ngoài trường công tổ chức.
“Cấm giáo viên tự mở lớp riêng nhưng phải làm gì với những giáo viên dạy thêm ở trung tâm?” - bà Nga nói.
Bà Dương Thị Thanh Huyền cũng bày tỏ băn khoăn: “Cái khó quản lý nhất hiện nay là dạy thêm ngoài nhà trường. Hiện nay có trung tâm văn hóa, trên giấy phép thì họ khai dạy chương trình THPT nên theo quy định thì Sở GD-ĐT cấp phép. Nhưng thực tế họ dạy thêm cả chương trình tiểu học, THCS. Có nhiều giáo viên của quận tôi xin phép được dạy ở trung tâm này. Tôi rất phân vân vì không cho phép thì cũng khó, mà cho phép thì phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường không thể kiểm soát được hoạt động của những trung tâm như thế”.
Nên kiểm tra chất lượng
Ông Lê Hồng Vũ, trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), cho biết: “Điều mà người dân và xã hội bức xúc là có những giáo viên, những lớp học không đem lại hiệu quả, không có chất lượng nhưng vẫn mở ra để bằng cách này, cách khác ép học sinh học. Cần phân biệt giữa kiểu “dạy thêm” này với những lớp giáo viên dạy thêm có chất lượng. Những thầy giỏi, có uy tín, cho dù có thu học phí cao thì phụ huynh vẫn ào ào mang con tới học. Bởi vậy, xử lý “tiêu cực dạy thêm” phải nhằm vào việc kiểm tra chất lượng dạy thêm chứ không nên săm soi các thủ tục như hiện nay. Vì nếu làm như hiện nay sẽ làm gia tăng một bộ phận giáo viên “lách luật” để tiếp tục dạy thêm, trong khi đó càng khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng”.
Việc không hoàn thành nhiệm vụ trong dạy học chính khóa, ép học sinh học thêm, dạy cắt xén chương trình chính khóa ở trường để dạy thêm bên ngoài nhằm thu hút học sinh học thêm... Theo ông Vũ, sai phạm này mới cần được kiểm soát và có chế tài mạnh mẽ, cụ thể chứ không chỉ nêu chung chung như hiện nay. “Mức chế tài cụ thể và cương quyết sẽ khiến giáo viên nhìn vào để xác định việc làm của mình”- ông Vũ cho biết.
Ập đến bắt quả tang
Cô T., giáo viên dạy văn Trường PM (Hà Nội), kể: “Tôi đang dạy cho một nhóm học sinh lớp 9 thì đoàn kiểm tra đến. Ngoài đại diện nhà trường, phòng GD-ĐT, còn có đại diện chính quyền, công an. Việc kiểm tra bất ngờ nên cả thầy và trò đều không chuẩn bị tinh thần cho việc này. Tôi đã không trình được giấy tờ theo đúng quy định cho phép mở lớp ngoài nhà trường được thông tư 17 ban hành.
Theo quy định này, những giáo viên dạy thêm bên ngoài phải bổ sung nhiều thủ tục, chúng tôi đang trong quá trình hoàn tất. Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc khiến việc này chưa thể hoàn thành. Xem xét trên cơ sở quy định, tôi có lỗi. Nhưng cách “ập đến, bắt quả tang giáo viên tại chỗ, lập biên bản, đề nghị ký xác nhận” khiến giáo viên tủi hổ vô cùng”.
Cô H., giáo viên Trường THPT HĐ, cho biết: “Tôi không dạy thêm học sinh ở trường mà dạy tại một trung tâm bồi dưỡng văn hóa. Tôi biết việc đoàn kiểm tra làm nhiệm vụ và phát hiện sai sót không nhằm vào tôi. Nhưng tôi cũng phải ký vào biên bản trước mặt học sinh về vài vấn đề. Tôi cũng có cảm giác không thoải mái và nghĩ mãi về điều này. Nạn tiêu cực trong dạy thêm, học thêm cần được chữa trị theo cách khác chứ không phải kiểm tra hành chính như thế”.
Ảnh minh họa
Cô H. nghẹn ngào kể tiếp: “Tôi biết có thầy giáo dạy nhạc phải đi hát cho đám cưới lấy tiền trang trải cuộc sống, có cô giáo phải đi bán hàng tạp hóa ngoài giờ, nhận bán căngtin cho nhà trường vì lương quá thấp. Vậy thì một bộ phận thầy cô cũng có thể được dạy thêm với trình độ mình có chứ? Sao cách siết dạy thêm lại khiến nhà giáo chúng tôi thấy mình như tội đồ trước mặt học trò?”.
Một giáo viên vừa bị thanh tra Sở GD-ĐT Phú Yên “bắt” vì tổ chức dạy thêm trái phép, nói: “Sau khi sự việc xảy ra mấy ngày, đến trường tôi vẫn còn nghe học trò bàn tán chuyện tôi “bị bắt”, nói thật tôi đã bị suy sụp tinh thần. Tôi nghĩ rằng vì cái tội “truyền đạt kiến thức cho học sinh” mà chúng tôi bị bắt như bắt các loại tội phạm khác thì tội nghiệp cho ngành giáo quá! Tinh thần dạy thêm của tôi cũng tất cả vì học sinh thân yêu thôi. Các em đến nhà nhờ tôi “kèm” là chính để giúp các em bổ trợ những lỗ hổng kiến thức. Có em hoàn cảnh khó khăn tôi nào thu tiền, vậy mà...!”. Thầy giáo này cũng cho biết khi lực lượng thanh tra đến bắt quả tang, một số học sinh đã bênh vực và năn nỉ những người làm nhiệm vụ bỏ qua “tội” cho người thầy này.
“Hôm đó, khi lực lượng thanh tra sở “làm việc” với những học sinh có tham gia học thêm tại nhà tôi để làm chứng cứ bắt tội mà tôi rưng rưng nước mắt vì thấy hoàn cảnh thầy trò thảm quá. Dù biết mình đã sai, theo thông tư, quy định của ngành nhưng cách xử lý như vậy tôi thấy “đao to búa lớn” quá, làm mất uy tín và hình ảnh nghề giáo nghiêm trọng” - thầy giáo này nói.
Một giáo viên khác ở Trường THPT Lê Hồng Phong (Tây Hòa, Phú Yên - xin không nêu tên) nói: “Để nghề giáo còn cao quý nhất trong các nghề thì đừng nên hành xử nhà giáo thiếu công bằng và thô bạo như vậy. Bởi suy cho cùng, chúng tôi là những người gieo chữ chứ nào phạm tội nguy hiểm cho xã hội!”.
“Để tránh rơi vào cảnh “bị bắt quả tang”, chúng tôi đã đóng cửa dạy thêm vì không thể đảm bảo được thủ tục” - một số giáo viên các trường THCS Đống Đa, Cát Linh, tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội cho biết.
Trao đổi về hình thức kiểm tra lớp học giống như “bắt buôn lậu”, bà Dương Thị Thanh Huyền - trưởng Phòng GD-ĐT Hoàn Kiếm (Hà Nội) - giải thích: “Tôi không biết các quận khác làm thế nào, ở Hoàn Kiếm chúng tôi cũng phải đi kiểm tra cả lớp học trong và ngoài trường. Chúng tôi nghĩ việc đến nhà một giáo viên để kiểm tra lớp học thêm cũng tương tự kiểm tra chuyên môn trong trường học, trong giờ học chính khóa. Nhưng vì đặc thù của lớp học ngoài nhà trường nên thành phần kiểm tra phải có đại diện chính quyền, công an. Giáo viên dạy thêm bên ngoài cũng phải quen với việc kiểm tra thế này”.
Nhà quản lý lúng túng
Tại hội thảo bàn về quy định dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT Hà Nội ngày 1-11, bà Bùi Thị Minh Nga, hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), đã cho mọi người xem những tấm ảnh chụp một lớp dạy thêm mà theo bà là “có chất lượng”. Bà Nga cho biết thầy giáo dạy lớp này là tổ trưởng chuyên môn, một giáo viên giỏi, có uy tín. Lớp học của thầy rộng rãi, bàn ghế đủ quy cách, có cả điều hòa nhiệt độ. Học phí ở mức vừa phải. Học sinh 100% không phải học sinh lớp thầy dạy chính khóa (có nghĩa các em không bị ép buộc đi học). Nếu xem xét nhiều khía cạnh thì thấy lớp học thêm này hoàn toàn đảm bảo chất lượng. Nhưng theo thông tư 17, giáo viên hưởng lương ở quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập thì không được tổ chức lớp học. Như vậy, thầy giáo này đã sai. Nhưng đó chỉ là cái “sai về thủ tục” chứ không phải sai về chuyên môn, về lương tâm nghề giáo.
“Chúng tôi không biết nên xử lý trường hợp này thế nào. Tình huống tương tự cũng xảy ra ở một số lớp của các thầy cô giáo khác của trường. Họ đều là giáo viên giỏi và được phụ huynh tín nhiệm” - bà Nga cho biết.
Cũng theo bà Nga, để tránh lỗi sai trên, một số giáo viên đã xin phép đến dạy thêm ở địa điểm của trung tâm văn hóa trên địa bàn. Mà theo phản ảnh của giáo viên, họ phải dạy cả chương trình chính khóa, dạy cả học sinh mình phụ trách tại trường ở lớp học thêm. Đây là việc làm sai nhưng họ lại “đúng” ở chỗ họ dạy cho trung tâm, cho người đứng ngoài trường công tổ chức.
“Cấm giáo viên tự mở lớp riêng nhưng phải làm gì với những giáo viên dạy thêm ở trung tâm?” - bà Nga nói.
Bà Dương Thị Thanh Huyền cũng bày tỏ băn khoăn: “Cái khó quản lý nhất hiện nay là dạy thêm ngoài nhà trường. Hiện nay có trung tâm văn hóa, trên giấy phép thì họ khai dạy chương trình THPT nên theo quy định thì Sở GD-ĐT cấp phép. Nhưng thực tế họ dạy thêm cả chương trình tiểu học, THCS. Có nhiều giáo viên của quận tôi xin phép được dạy ở trung tâm này. Tôi rất phân vân vì không cho phép thì cũng khó, mà cho phép thì phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường không thể kiểm soát được hoạt động của những trung tâm như thế”.
Nên kiểm tra chất lượng
Ông Lê Hồng Vũ, trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), cho biết: “Điều mà người dân và xã hội bức xúc là có những giáo viên, những lớp học không đem lại hiệu quả, không có chất lượng nhưng vẫn mở ra để bằng cách này, cách khác ép học sinh học. Cần phân biệt giữa kiểu “dạy thêm” này với những lớp giáo viên dạy thêm có chất lượng. Những thầy giỏi, có uy tín, cho dù có thu học phí cao thì phụ huynh vẫn ào ào mang con tới học. Bởi vậy, xử lý “tiêu cực dạy thêm” phải nhằm vào việc kiểm tra chất lượng dạy thêm chứ không nên săm soi các thủ tục như hiện nay. Vì nếu làm như hiện nay sẽ làm gia tăng một bộ phận giáo viên “lách luật” để tiếp tục dạy thêm, trong khi đó càng khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng”.
Việc không hoàn thành nhiệm vụ trong dạy học chính khóa, ép học sinh học thêm, dạy cắt xén chương trình chính khóa ở trường để dạy thêm bên ngoài nhằm thu hút học sinh học thêm... Theo ông Vũ, sai phạm này mới cần được kiểm soát và có chế tài mạnh mẽ, cụ thể chứ không chỉ nêu chung chung như hiện nay. “Mức chế tài cụ thể và cương quyết sẽ khiến giáo viên nhìn vào để xác định việc làm của mình”- ông Vũ cho biết.
Theo Tiin