- Tham gia
- 15/12/2010
- Bài viết
- 944
Mùa đông giá rét, sức đề kháng của con người sẽ yếu đi tạo điều kiện cho các loại bệnh phát triển. Nhưng rất ít người chú ý rằng hàm răng cũng cần được bảo vệ kỹ càng vào mùa đông.
Chúng ta không nên coi nhẹ các bệnh liên quan đến răng. Bạn cảm thấy đau răng, lợi bị viêm, buốt răng,.. tất cả những hiện tượng trên không những làm cho bạn ăn không ngon ngủ không yên mà nó còn dẫn đến các loại bệnh như viêm phổi, các bệnh liên quan tới tim, huyết quản, đường tiêu hóa. Nếu bạn muốn trải qua một mùa đông một cách khoẻ mạnh hãy nên tham khảo phương pháp bảo vệ răng vào mùa đông của các chuyên gia.
Thận tốt là nguồn gốc của hàm răng khoẻ mạnh: Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, nguồn gốc của các loại bệnh về răng là ở thận. Lý thuyết đông y cho rằng, trong ngũ tạng thận điều tiết khung xương của con người, mà răng là phần cuối cùng của khung xương. Nếu thận khí không đủ sẽ ảnh hưởng tới lõi răng, răng lung lay, co lợi. Vì thế muốn bảo vệ răng mọi người phải chú ý giữ gìn khí thận.
Các chuyên gia khuyên rằng, mùa đông chính là lúc chúng ta càng phải giữ gìn sự khoẻ mạnh của thận, nên ăn hạch đào không những có thể giúp răng chắc khoẻ mà còn có hiệu quả rõ rệt trong phòng chống các bệnh dị ứng liên quan đến răng. Ngoài ra các bạn có thể ăn mật ong bởi chúng tốt cho tiêu hoá và phòng các bệnh về răng miệng.
Trà giúp chúng ta có hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho
Luôn giữ cho khoang miệng sạch sẽ hàng ngày: Khí hậu mùa đông khô hanh, rất nhiều mầm bệnh bay trong không khí, nếu con người hít phải những nguồn không khí này sẽ rất dễ mắc các bệnh về miệng. Đồng thời, mùa đông mọi người thường ăn rất nhiều những loại thức ăn bổ xung dinh dưỡng cho cơ thể như thịt, sinh tố hoa quả,…nếu không chú ý giữ sạch khoang miệng sẽ ẩn chứa rất nhiều loại bệnh về răng miệng.
Các chuyên gia khuyến cáo, thường xuyên làm sạch khoang miệng để giữ vệ sinh răng miệng. Đồng thời uống trà sẽ giúp làm sạch các thức ăn thừa sót lại trong miệng, thường xuyên uống trà rất có hiệu quả trong phòng trừ các bệnh về răng miệng, giúp răng thêm chắc khoẻ. Ngoài ra, hạn chế ăn các loại thực phẩm ngọt hoặc chứa đường, sau khi ăn nhớ làm sạch miệng, mỗi sáng và tối nhớ chải răng, kiểm tra răng miệng định kỳ.
Chú ý sự thay đổi thời tiết tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Không khí mùa đông rất lạnh, khi hít thở răng sẽ tiếp xúc với luồng khí nên dễ mắc các triệu chứng như viêm lợi, chảy máu chân răng. Nếu thay đổi nhiệt độ nóng lạnh đột ngột thường xuyên, tần xuất những cơn đau răng của bạn sẽ rất cao. Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhiệt độ xuống thấp, gió lớn, chúng ta nên mang khẩu trang khi ra ngoài để tránh cho răng bị lạnh. Khi vừa đi ngoài trời lạnh về chúng ta không nên ngay lập tức uống nước nóng hoặc ăn đồ ăn nóng, nên nghỉ ngơi một chút rồi mới ăn uống. Khi chải răng nên dùng nước ấm để tránh nước lạnh tác động xấu đối với răng.
Lẩu là món ăn yêu thích vào mùa đông của rất nhiều người. Nhưng bản thân lẩu có nhiệt độ rất cao dễ làm tổn thương khoang miệng. Hơn nữa lẩu lại thường cay khiến người dùng cảm thấy nóng, gây đau sưng phần lợi, chảy máu chân răng. Các chuyên gia khuyên rằng, ăn lẩu cũng không nên quá nóng, tần xuất cũng nên phù hợp, không nên quá nhiều. Sau khi ăn nhớ bổ xung nước, ăn thêm các loại hoa quả như lê, táo, chuối…để hạ nhiệt.
(st)
Chúng ta không nên coi nhẹ các bệnh liên quan đến răng. Bạn cảm thấy đau răng, lợi bị viêm, buốt răng,.. tất cả những hiện tượng trên không những làm cho bạn ăn không ngon ngủ không yên mà nó còn dẫn đến các loại bệnh như viêm phổi, các bệnh liên quan tới tim, huyết quản, đường tiêu hóa. Nếu bạn muốn trải qua một mùa đông một cách khoẻ mạnh hãy nên tham khảo phương pháp bảo vệ răng vào mùa đông của các chuyên gia.
Thận tốt là nguồn gốc của hàm răng khoẻ mạnh: Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, nguồn gốc của các loại bệnh về răng là ở thận. Lý thuyết đông y cho rằng, trong ngũ tạng thận điều tiết khung xương của con người, mà răng là phần cuối cùng của khung xương. Nếu thận khí không đủ sẽ ảnh hưởng tới lõi răng, răng lung lay, co lợi. Vì thế muốn bảo vệ răng mọi người phải chú ý giữ gìn khí thận.
Các chuyên gia khuyên rằng, mùa đông chính là lúc chúng ta càng phải giữ gìn sự khoẻ mạnh của thận, nên ăn hạch đào không những có thể giúp răng chắc khoẻ mà còn có hiệu quả rõ rệt trong phòng chống các bệnh dị ứng liên quan đến răng. Ngoài ra các bạn có thể ăn mật ong bởi chúng tốt cho tiêu hoá và phòng các bệnh về răng miệng.
Trà giúp chúng ta có hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho
Luôn giữ cho khoang miệng sạch sẽ hàng ngày: Khí hậu mùa đông khô hanh, rất nhiều mầm bệnh bay trong không khí, nếu con người hít phải những nguồn không khí này sẽ rất dễ mắc các bệnh về miệng. Đồng thời, mùa đông mọi người thường ăn rất nhiều những loại thức ăn bổ xung dinh dưỡng cho cơ thể như thịt, sinh tố hoa quả,…nếu không chú ý giữ sạch khoang miệng sẽ ẩn chứa rất nhiều loại bệnh về răng miệng.
Các chuyên gia khuyến cáo, thường xuyên làm sạch khoang miệng để giữ vệ sinh răng miệng. Đồng thời uống trà sẽ giúp làm sạch các thức ăn thừa sót lại trong miệng, thường xuyên uống trà rất có hiệu quả trong phòng trừ các bệnh về răng miệng, giúp răng thêm chắc khoẻ. Ngoài ra, hạn chế ăn các loại thực phẩm ngọt hoặc chứa đường, sau khi ăn nhớ làm sạch miệng, mỗi sáng và tối nhớ chải răng, kiểm tra răng miệng định kỳ.
Chú ý sự thay đổi thời tiết tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Không khí mùa đông rất lạnh, khi hít thở răng sẽ tiếp xúc với luồng khí nên dễ mắc các triệu chứng như viêm lợi, chảy máu chân răng. Nếu thay đổi nhiệt độ nóng lạnh đột ngột thường xuyên, tần xuất những cơn đau răng của bạn sẽ rất cao. Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhiệt độ xuống thấp, gió lớn, chúng ta nên mang khẩu trang khi ra ngoài để tránh cho răng bị lạnh. Khi vừa đi ngoài trời lạnh về chúng ta không nên ngay lập tức uống nước nóng hoặc ăn đồ ăn nóng, nên nghỉ ngơi một chút rồi mới ăn uống. Khi chải răng nên dùng nước ấm để tránh nước lạnh tác động xấu đối với răng.
Lẩu là món ăn yêu thích vào mùa đông của rất nhiều người. Nhưng bản thân lẩu có nhiệt độ rất cao dễ làm tổn thương khoang miệng. Hơn nữa lẩu lại thường cay khiến người dùng cảm thấy nóng, gây đau sưng phần lợi, chảy máu chân răng. Các chuyên gia khuyên rằng, ăn lẩu cũng không nên quá nóng, tần xuất cũng nên phù hợp, không nên quá nhiều. Sau khi ăn nhớ bổ xung nước, ăn thêm các loại hoa quả như lê, táo, chuối…để hạ nhiệt.
(st)