- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Năm 2012 – 2013, bão từ có thể đạt cực đại lên đến 700nT (nano tesla-đơn vị đo cường độ bão từ) được ghi nhận từ trước đến nay tại Việt Nam, PGS.TS Hà Duyên Châu, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, nhận định.
Số trận bão từ sẽ gia tăng
Về trận bão từ xảy ra mới đây ở Trung Quốc, PGS.TS Hà Duyên Châu xác nhận Viện Vật lý Địa cầu đã ghi nhận được trận bão từ này. Trận bão từ này xảy ra vào lúc 01h54 giờ GMT (tức 08h54 giờ Hà Nội) đúng ngày 14/2. Tại Lào Cai (gần biên giới với Trung Quốc), đài địa từ Sa Pa của Việt Nam đã ghi được bão từ này với biên độ nhỏ (dưới 60nT), nhỏ hơn cả trận vừa xảy ra vào đầu năm nay.
Để so sánh, có thể lấy giản đồ từ của đài địa từ Lanzhou của Trung Quốc (ở phía Nam Trung Quốc, cách Việt Nam khoảng hơn 1000km về phía Bắc). Tại đây, biên độ của bão từ là 66nT (xảy ra vào cùng thời điểm so với đài Sa Pa).
Có thể nói, bão từ này là loại G1 (nhỏ nhất trang thang bão từ thế giới gồm 5 cấp (từ G1 đến G5). Do vậy, tác động ở Việt Nam là rất nhỏ, hầu hư không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh tế xã hội của con người. Có chăng nó chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến truyền tín hiệu radio.
Dự báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) về khả năng xảy ra các bùng nổ sắc cầu vào ba ngày tới, theo ông Châu, đó cũng chỉ là dự báo, có thể xảy ra, có thể không.
“Nếu xảy ra các bùng nổ sắc cầu đó, có thể sau đó sẽ xảy ra các trận bão từ (với điều kiện các từ trường trong chùm plasma đến trái đất phái hướng về phí Nam). Nếu bão từ mạnh sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Nhưng theo tôi nghĩ, khả năng xảy ra bão từ mạnh là không cao.”, PGS.TS Châu giải thích.
Theo số liệu mà ông Hà Duyên Châu đưa ra, năm 1989, bão từ đạt cực đại lên đến gần 700nT ở Việt Nam. Năm 2001, một trận bão từ được ghi nhận hơn 638nT tại Phú Thụy, Hà Nội
Từ giai đoạn 2006 – 2010, mỗi năm chỉ xảy ra dưới 20 trận bão từ, như năm 2010 cũng chỉ có 17 trận. Các trận bão từ trong những năm vừa qua ở cường độ nhỏ. Trận bão từ được nhiều người quan tâm và gây chú ý nhất năm 2010 cũng chỉ đạt 107nT.
“Sau giai đoạn hoạt động yên tĩnh được coi là “khác thường” vào những năm 2007, 2008, 2009, số trận bão từ cũng như tần suất sẽ gia tăng từ năm 2011 theo chu kỳ 11 năm mà thế giới đã ghi nhận.” ông Châu nói.
Sang năm 2011, bão từ sẽ hoạt động mạnh hơn chuẩn bị cho chuỗi bão từ hoạt động cực đại vào năm 2012 – 2013. Từ đầu năm đến nay, mới có một trận bão từ xảy ra vào tháng 1 với cường độ chỉ 60nT. Năm 2011, dự đoán có từ 20 đến 25 trận. Tuy nhiên cực đại của các trận bão từ cũng chỉ đạt từ 200 – 300nT.
“Càng những tháng về sau, số trận bão từ cũng như tần suất càng tăng lên.”, ông Châu nhận định, “Năm 2012 – 2013 cực đại bão từ có thể vượt 700nT. Giai đoạn 2012 – 2013 có thể xảy ra từ 40 – 50 trận bão từ mỗi năm.”
Thông thường từ trường trong các chùm plasma hướng về phía nam thì sẽ xuất hiện bão từ. Còn chùm plasma có từ trường hướng về phía bắc thì không xuất hiện bão từ.
Những người mắc bệnh về xương, khớp sẽ bị ảnh hưởng
Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch- xương khớp- cao huyết áp, do từ trường ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn- thần kinh của con người. Những bệnh nhân kể trên trong thời gian có bão từ dễ bị tai biến, tăng huyết áp,.. do dịch thể và hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng.
Bão từ cũng sẽ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của người già, và ảnh hưởng tới da nếu phơi nắng trực tiếp trong những ngày này.
Theo ông Châu, cường độ từ 200nT trở nên mới ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt những người mắc bệnh thần kinh, xương, khớp, người cảm thấy bồn chồn.
Trong xương, tim, não có các tế bào mang từ tính. Chính vì thế những người có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh, các bệnh về xương khớp rất nhạy cảm với bão từ. Nhẹ thì cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, đau mình mẩy, xương khớp.
Ông Châu dẫn số liệu thống kê của Liên Xô cho biết số người chết vì bệnh tim mạch tăng đến 30% vào những năm bão từ mạnh.
“Không những vậy, những năm xảy ra nhiều trận bão từ cũng như cường độ mạnh cũng làm gia tăng đến 30% số vụ tai nạn máy bay vì bão từ ảnh hưởng đến thần kinh của phi công”, ông Châu cho biết.
Hiện Việt Nam chưa có số liệu thống kê về số người chết liên quan đến bão từ cũng như những ảnh hưởng của bão từ đến đời sống kinh tế.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bão từ còn ảnh hưởng đến vệ tinh nhân tạo và cả đường dây tải điện 500kV, ống dẫn dầu khí, tác động hóa học gây ăn mòn ống dẫn dầu khí.
“Nếu nhiều trận bão từ xảy ra với cường độ mạnh, sau nhiều lần, ống dẫn dầu có thể bị thủng”, ông Châu nói.
Từ thế kỷ 18, thế giới đã ghi nhận những thiệt hại do bão từ gây ra ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Ông Châu kể năm 1847, bão từ đã làm hỏng hệ thống điện tín ở Hoa Kỳ và năm 1940 hệ thống điện cao áp 500kV bị hỏng. Hay năm 1858 – 1859, hệ thống điện cao áp ở Châu Âu cũng bị hỏng do bão từ gây ra. Năm 1957, hệ thống thủy điện ở Canada cũng bị hỏng do bão từ. Đặc biệt năm 1989, một trận bão từ đã làm tê liệt hệ thồng truyền tải điện cao áp tại Quebec, Canada, làm thiệt hại đến hàng tỷ đô la.
Còn ở Việt Nam, chưa có trận bão từ nào gây thiệt hại cho kinh tế. Tuy nhiên, trước những thiệt hại mà các nước từng phải gánh chịu, khi bão từ xảy ra, “chúng tôi thông báo đến ban kỹ thuật Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hạ công suất truyền tải điện xuống để tránh bị ảnh hưởng”, ông Châu nói.
PGS.TS Hà Duyên Châu khuyến cáo những người mẫn cảm với biến thiên từ trường, nhất là những người bị bệnh về thần kinh, tim mạch, khớp... cần chú ý cẩn thận hơn trong những ngày có bão từ xảy ra, đặc biệt khi tham gia giao thông hay làm việc trên cao.
Việt Nam hiện có bốn đài địa từ đặt ở Lào Cai, Hà Nội, Lâm Đồng, và Bạc Liêu. Các đài này hàng ngày thu thập dữ liệu rồi chuyển về Viện Vật lý Địa Cầu.
Về trận bão từ xảy ra mới đây ở Trung Quốc, PGS.TS Hà Duyên Châu xác nhận Viện Vật lý Địa cầu đã ghi nhận được trận bão từ này. Trận bão từ này xảy ra vào lúc 01h54 giờ GMT (tức 08h54 giờ Hà Nội) đúng ngày 14/2. Tại Lào Cai (gần biên giới với Trung Quốc), đài địa từ Sa Pa của Việt Nam đã ghi được bão từ này với biên độ nhỏ (dưới 60nT), nhỏ hơn cả trận vừa xảy ra vào đầu năm nay.
Để so sánh, có thể lấy giản đồ từ của đài địa từ Lanzhou của Trung Quốc (ở phía Nam Trung Quốc, cách Việt Nam khoảng hơn 1000km về phía Bắc). Tại đây, biên độ của bão từ là 66nT (xảy ra vào cùng thời điểm so với đài Sa Pa).
Có thể nói, bão từ này là loại G1 (nhỏ nhất trang thang bão từ thế giới gồm 5 cấp (từ G1 đến G5). Do vậy, tác động ở Việt Nam là rất nhỏ, hầu hư không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh tế xã hội của con người. Có chăng nó chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến truyền tín hiệu radio.
Dự báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) về khả năng xảy ra các bùng nổ sắc cầu vào ba ngày tới, theo ông Châu, đó cũng chỉ là dự báo, có thể xảy ra, có thể không.
“Nếu xảy ra các bùng nổ sắc cầu đó, có thể sau đó sẽ xảy ra các trận bão từ (với điều kiện các từ trường trong chùm plasma đến trái đất phái hướng về phí Nam). Nếu bão từ mạnh sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Nhưng theo tôi nghĩ, khả năng xảy ra bão từ mạnh là không cao.”, PGS.TS Châu giải thích.
Theo số liệu mà ông Hà Duyên Châu đưa ra, năm 1989, bão từ đạt cực đại lên đến gần 700nT ở Việt Nam. Năm 2001, một trận bão từ được ghi nhận hơn 638nT tại Phú Thụy, Hà Nội
Từ giai đoạn 2006 – 2010, mỗi năm chỉ xảy ra dưới 20 trận bão từ, như năm 2010 cũng chỉ có 17 trận. Các trận bão từ trong những năm vừa qua ở cường độ nhỏ. Trận bão từ được nhiều người quan tâm và gây chú ý nhất năm 2010 cũng chỉ đạt 107nT.
“Sau giai đoạn hoạt động yên tĩnh được coi là “khác thường” vào những năm 2007, 2008, 2009, số trận bão từ cũng như tần suất sẽ gia tăng từ năm 2011 theo chu kỳ 11 năm mà thế giới đã ghi nhận.” ông Châu nói.
Sang năm 2011, bão từ sẽ hoạt động mạnh hơn chuẩn bị cho chuỗi bão từ hoạt động cực đại vào năm 2012 – 2013. Từ đầu năm đến nay, mới có một trận bão từ xảy ra vào tháng 1 với cường độ chỉ 60nT. Năm 2011, dự đoán có từ 20 đến 25 trận. Tuy nhiên cực đại của các trận bão từ cũng chỉ đạt từ 200 – 300nT.
“Càng những tháng về sau, số trận bão từ cũng như tần suất càng tăng lên.”, ông Châu nhận định, “Năm 2012 – 2013 cực đại bão từ có thể vượt 700nT. Giai đoạn 2012 – 2013 có thể xảy ra từ 40 – 50 trận bão từ mỗi năm.”
Bão từ kéo theo những cực quang kỳ lạ sẽ xuất hiện tại trái đất
Những người mắc bệnh về xương, khớp sẽ bị ảnh hưởng
Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch- xương khớp- cao huyết áp, do từ trường ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn- thần kinh của con người. Những bệnh nhân kể trên trong thời gian có bão từ dễ bị tai biến, tăng huyết áp,.. do dịch thể và hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng.
Bão từ cũng sẽ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của người già, và ảnh hưởng tới da nếu phơi nắng trực tiếp trong những ngày này.
Theo ông Châu, cường độ từ 200nT trở nên mới ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt những người mắc bệnh thần kinh, xương, khớp, người cảm thấy bồn chồn.
Trong xương, tim, não có các tế bào mang từ tính. Chính vì thế những người có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh, các bệnh về xương khớp rất nhạy cảm với bão từ. Nhẹ thì cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, đau mình mẩy, xương khớp.
Ông Châu dẫn số liệu thống kê của Liên Xô cho biết số người chết vì bệnh tim mạch tăng đến 30% vào những năm bão từ mạnh.
“Không những vậy, những năm xảy ra nhiều trận bão từ cũng như cường độ mạnh cũng làm gia tăng đến 30% số vụ tai nạn máy bay vì bão từ ảnh hưởng đến thần kinh của phi công”, ông Châu cho biết.
Hiện Việt Nam chưa có số liệu thống kê về số người chết liên quan đến bão từ cũng như những ảnh hưởng của bão từ đến đời sống kinh tế.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bão từ còn ảnh hưởng đến vệ tinh nhân tạo và cả đường dây tải điện 500kV, ống dẫn dầu khí, tác động hóa học gây ăn mòn ống dẫn dầu khí.
“Nếu nhiều trận bão từ xảy ra với cường độ mạnh, sau nhiều lần, ống dẫn dầu có thể bị thủng”, ông Châu nói.
Từ thế kỷ 18, thế giới đã ghi nhận những thiệt hại do bão từ gây ra ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Ông Châu kể năm 1847, bão từ đã làm hỏng hệ thống điện tín ở Hoa Kỳ và năm 1940 hệ thống điện cao áp 500kV bị hỏng. Hay năm 1858 – 1859, hệ thống điện cao áp ở Châu Âu cũng bị hỏng do bão từ gây ra. Năm 1957, hệ thống thủy điện ở Canada cũng bị hỏng do bão từ. Đặc biệt năm 1989, một trận bão từ đã làm tê liệt hệ thồng truyền tải điện cao áp tại Quebec, Canada, làm thiệt hại đến hàng tỷ đô la.
Còn ở Việt Nam, chưa có trận bão từ nào gây thiệt hại cho kinh tế. Tuy nhiên, trước những thiệt hại mà các nước từng phải gánh chịu, khi bão từ xảy ra, “chúng tôi thông báo đến ban kỹ thuật Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hạ công suất truyền tải điện xuống để tránh bị ảnh hưởng”, ông Châu nói.
PGS.TS Hà Duyên Châu khuyến cáo những người mẫn cảm với biến thiên từ trường, nhất là những người bị bệnh về thần kinh, tim mạch, khớp... cần chú ý cẩn thận hơn trong những ngày có bão từ xảy ra, đặc biệt khi tham gia giao thông hay làm việc trên cao.
Việt Nam hiện có bốn đài địa từ đặt ở Lào Cai, Hà Nội, Lâm Đồng, và Bạc Liêu. Các đài này hàng ngày thu thập dữ liệu rồi chuyển về Viện Vật lý Địa Cầu.
Theo: Tầm Nhìn