Báo nước ngoài nói gì về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn?

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
"Những người bạn của tôi ở Sài Gòn cho rằng, người Hà Nội rất sáng tạo nhưng họ không biết dùng khả năng ấy để kiếm ra tiền".

Mới đây, tờ The Diplomat đã có bài viết "Vietnam's Tale of two cities", so sánh về sự khác biệt giữa hai thành phố lớn nhất của Việt Nam. Bài viết có nhiều quan điểm, cách nhìn khá thú vị.

Ngay lần đầu tiên đặt chân tới thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thuận Uyên đã muốn chuyển ngay đến đây để sinh sống. Cô là con gái Hà Nội gốc. Gia đình cô hiện vẫn đang sinh sống ở thủ đô. Dường như, thành phố phía nam này có một cuộc sống dễ dàng hơn chăng.

Tuy nhiên, cô nói thêm: "Mọi thứ (ở Hà Nội) đều đã được định hình sẵn sàng. Nó không náo nhiệt và hỗn độn. Tôi cũng không phải quá lo lắng về chuyện tiền bạc. Nhưng khi đã quá "quen thuộc" với khung cảnh nghệ thuật đẹp tuyệt của Hà Nội, tôi đã quyết định ở lại thành phố này”.


Nghệ thuật đường phố ở Hà Nội Ảnh: Flickr
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại của Việt Nam tư những năm 1880, khi mà Pháp đã biến ở đây thành một trung tâm buôn bán thương mại sầm uất. Vài năm gần đây, GDP tăng cao, môi trường thân thiện thuyết phục được nhà đầu tư nước ngoài vào đây. Một bài báo đăng trên Bloomberg cho biết rằng thành phố Hồ Chí Minh đã vượt Hà Nội về phát triển kinh tế.

Dan Dockery , đồng chủ cửa hàng bar CAMA và nhà hàng Highway cho biết: “Tôi tìm thấy ở Hà Nội sự yên bình, chậm chạp. Bạn có thể duy trì một mô hình doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thủ công hơn là bán những sản phẩm của các hãng nổi tiếng.

Bạn có thể thấy sự thiếu vắng của phong cách phóng thoáng của người phương Tây, thay bằng những sự bảo thủ. Có thể nói đó là một lối sinh hoạt thụ động. Họ có nguồn hạt cà phê cực tốt. Tại sao lại để cho một hãng cà phê nước ngoài chất lượng thấp hơn hẳn, mà giá cả lại cao gấp 3 lần. vẫn tồn tại?”

Hà Nội – Hồ Chí Minh dường như được chia thành hai cấu trúc tương phản nhau. Một là chủ nghĩa xã hội, một là chủ nghĩa tư bản. TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế hơn, mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp cá nhân hơn. Tuy nhiên, thực tế , câu chuyện của hai thành phố lớn của Việt Nam, giống như khoảng cách về tuổi tác giữa hai thành phố ở Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải, hay như ở Nhật Bản là Kyoto và Tokyo

Người Hà Nội không có thắc mắc gì về sự thành công về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh. Họ coi thành công đó là thiết thực và đáng mơ ước hay như thành công đó khiến thành phố này hấp dẫn hơn. “Sài Gòn thật giống Bangkok. Nó không giống như nơi khác ở Việt Nam”, Bùi Minh Nguyệt, đại lý bán tranh, gia đình có nhiều đời sống ở Hà Nội cho biết.

10371620-244675092394805-6803161415404133959-n-e644e-1402364818579.jpg

"Mẹ đèo con", bức ảnh gây sốt trên mạng thời gian dài, do nhiếp ảnh gia người nước ngoài có
nickname Cyril Vietnam chụp được.
Những người gốc Hà Nội như anh Nguyệt rất tự hào về lịch sử văn hóa của thủ đô. Hà Nội vốn nổi tiếng với cái tên “thủ đô văn hóa’ từ thế kỷ thứ 11, khoảng thời gian những quan lại chức sắc học tập ở Văn Miếu.

Ngày nay, cộng đồng sáng tạo nghệ thuật của thành phố phát triển ngày càng mạnh. Điều đó lý giải vì sao Uyên quyết định ở lại Hà Nội, cô cho biết: "Sức mạnh sáng tạo ở Hà Nội, hiện nay, là vô cùng lớn”.

Trong khi thành phố Hồ Chí Minh vẫn phát triển nghệ thuật, nghệ thuật đánh bóng và định hướng thị trường nghệ sĩ đối nghịch với sự sáng tạo của nhiều tên tuổi nghệ sĩ ở Hà Nội. “Người Sài Gòn thích những thứ nghệ thuật đẹp đẽ nhưng dễ tiêu hóa. Trong khi người Hà Nội thích sự nghiền ngẫm, mưa dầm thấm lâu”, Thảo Nguyên một họa sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Mathias Rossignol , chủ sở hữu quán cà phê không gian nghệ thuật ở Hà Nội cho hay: “Phần lớn người Hà Nội hiểu cuộc sống của thành phố Hồ Chí Minh, thoải mái hơn với tiền lương cao, trong khi giá cả hàng hóa thấp. Nhưng họ vẫn ở lại Hà Nội vì cái truyền thống và tinh thần dân tộc ở đây. Có một sức mạnh to lớn ở nơi đây mà không thể diễn tả được.”

Người sáng lập tổ chức The Onion Cella Việt Nam nói rằng: Đối với ”hầu hết người Việt Nam” đều thấy rõ sự khác biệt giữa hai thành phố này, “Sài Gòn - thương mại hóa, Hà Nội - sáng tạo”

Bill Nguyễn, đồng sáng tạo của Mannzi, nổi tiếng với quán cà phê có kèm không gian trưng bày ảnh mô tả: "Mọi thứ quá an toàn vì nó luôn theo một cấu trúc có sẵn và thể chế cố định. Không có cho trí tưởng tượng nhưng vẫn có không gian cho sự thử nghiệm mới”.

Tuy nhiên, Bill Nguyễn cho rằng chính sự thiếu vắng "tinh thần doanh nhân" đã kéo Hà Nội thụt lùi: "Những người bạn của tôi ở Sài Gòn cho rằng, người Hà Nội rất sáng tạo nhưng họ không biết dùng khả năng ấy để kiếm ra tiền".

Khoảng cách giữa sự sáng tạo ở Hà Nội và sự thương mại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh là sự phổ biến điển hình ở mọi ngành văn hóa tại Việt Nam. Hầu hết những bộ phim tham gia liên hoan phim quốc tế đều là sản phẩm của văn nghệ Hà Nội như “Đập cánh giữa không trung”, giành giải thưởng cho đạo diễn mới xuất sắc tại liên hoan phim Venice, “Bi, đừng sợ”, giành giải ở liên hoan phim Cannes và Stochkolm 2010. Những hãng phim trong nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ của phim hành động Mỹ và phim hài lãng mạn sản xuất ở Hồ Chí Minh.

“Ở miền Nam, họ làm phim để bán vé lấy tiền. Tôi không nghĩ rằng nhiều phim do người Bắc sản xuất ra là để thu lời. Vì nhiều phim thậm chí còn chưa từng được chiếu trên màn hình” ông Gerry Herman, giám đốc Viện tư liệu phim Hà Nội cho biết.

Herman cho biết, với lĩnh vực phim truyện, thứ cần thiết bây giờ là sự kết hợp của cả hai miền Nam Bắc, cả sự sáng tạo và thương mại hóa.

hochiminhcity.jpeg

Thành phố Hồ Chí Minh luôn sôi động và cởi mở. Ảnh: The Guardian
Hà Nội xuất hiện ngày một nhiều những nhà sáng tạo. Họ kết hợp được sự sáng tạo và truyền thống với cả sự thương mại kinh tế, ví như Vũ Thảo người vừa giành giải thưởng cho nhà sáng tạo trẻ tuổi do hội đồng Anh trao tặng. Cô là nhà sản xuất phim “Kilomet 109”.

Thảo cho biết:” ngay cả các tác giả cũng thích ở Sài Gòn vì sự năng động và kinh tế. Nhưng vì sự phát triển theo hướng quốc tế, tôi thấy những thứ ở Hà Nội sẽ giúp doanh nghiệp tôi đạt được mục đích”.

Rất nhiều nỗ lực sáng tạo mới của thành phố được quyết định bởi yếu tố phi thương mại và hợp tác lao động. Năm ngoái, một nhóm các DJ và các nhạc sĩ ở Hà Nội đã tự tổ chức nên một buổi hòa nhạc mà không cần đến bất cứ nhà tài trợ nào. Buổi hòa nhạc qui tụ những gương mặt trong nước, vé được bán rất nhanh. Nhà đồng tổ chức Luke Poulson đã về một biểu đồ để so sánh kết quả của việc tổ chức sự kiện âm nhạc ở Hà Nội và tổ chức ca nhạc tại một vũ trường lớn ở Sài Gòn.

“Thực tế là chúng tôi đã sáng tạo ra một đội hình hoàn chỉnh cho toàn bộ buổi hòa nhạc mà chỉ sử dụng nghệ sĩ người Hà Nội. Mục đích để cho thấy sự sáng tạo không ngừng của thành phố này", Poulson cho biết.

Một thí dụ khác đó là Zone 9, một không gian nghệ thuật đặc sắc được tái tạo lại từ nhà bỏ hoang của một hãng dược phẩm, mở từ 2013. Mặc dù đến nay, Zone 9 đã bị đóng cửa sau một vụ cháy.

John Kis, chủ sở hữu một quán cà phê nổi tiếng ở Hà Nội cho hay: “ nếu một thành phố không có âm nhạc, không phòng trưng bày tranh, không nghệ thuật, thì chắc chắn tôi không thể sống ở đó.”

Zone 9 cho thấy thủ đô Hà Nội không chỉ gồm những nhà chọc trời, đầu tư nước ngoài khô khan mà nó còn chứa đựng một sự sáng tạo không ngừng.
Theo The Diplomat
infonet​
 
để sống hay để lang thang mình đều chọn SG vì mình không quan tâm đến nghệ thuật lắm, chỉ thích mua sắm thôi
 
Còn ở vùng này thì chỉ thích đạp xe vào buổi sáng lúc gần Tết
 
sherry2111 Đạp xe buổi tối cũng hay, chạy dọc đại lộ đông tây, đường thoáng, ít khói bụi, 1 bên là sông nước gió mát mẻ, hướng ra cầu đi bộ khu bến thành ngồi ngắm cảnh cũng đẹp, thanh bình
 
×
Quay lại
Top Bottom