Báo nước ngoài ấn tượng với tranh cổ động Việt xưa và nay

Mr_Zer0

Gục ngã...
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2011
Bài viết
6.101



Trong suốt cuộc chiến chống Mỹ, chính quyền thủ đô Hà Nội đã cố gắng truyền cảm hứng yêu nước đến tất cả người dân Việt Nam, cổ động tinh thần để họ sẵn sàng chiến đầu chống lại quân xâm lược.


Tom Hewitson, cây viết nổi tiếng của Lonely Planet, đã dày công tìm hiểu về sự thay đổi trong tranh cổ động Việt Nam từ những năm chiến tranh sang hiện tại, ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Dưới đây là bản dịch bài viết của ông.


Cuộc sống của người Việt Nam đã hòan toàn thay đổi kể từ khi cuộc chiến tranh chống Mỹ kết thúc. Tuy nhiên, có một điều hầu như không mấy thay đổi là những nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm làm thay đổi cuộc sống của người dân theo hướng tích cực hơn. Trong những nỗ lực ấy, những tấm áp phích, quảng cáo tuyên truyền bắt mắt vẫn được ghi nhớ và in dấu trong lòng mọi người.


Dưới đây là bộ sưu tập những áp phích tuyên truyền cho Việt Nam trước và sau cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ nổi bật nhất, thể hiện tinh thần nghệ thuật tác động mạnh mẽ đối với đời sống nhân dân.


- Xưa: Poster quyết chiến chống kẻ thù xâm lược


Trong suốt cuộc chiến chống Mỹ, chính quyền thủ đô Hà Nội đã cố gắng truyền cảm hứng yêu nước đến tất cả người dân Việt Nam, cổ động tinh thần để họ sẵn sàng chiến đấu chống lại quân xâm lược.
537924-a1-5.jpg


Từ năm 1955 - 1975, có khoảng 1 - 3 triệu người Việt Nam, 200.000 - 300.000 người Campuchia, 20.000 - 200.000 người Lào và 58.220 chiến binh người Mỹ đã bị giết trong các cuộc chiến tranh. Năm 2006, chính phủ Việt Nam ước tính có khoảng 4 triệu người bị nhiễm chất độc dioxin - hậu quả đau lòng từ cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ dù chính phủ Mỹ vẫn lên tiếng phủ nhận việc rải loại chất độc hủy diệt này xuống chiến trường Việt Nam trong chiến tranh.


- Nay: Poster chống lại nạn buôn người


Theo báo cáo của TANDTC Việt Nam, năm 2010, có tới 274 cá nhân bị truy tố với các tội danh liên quan đến nạn buôn người. Tháng 1 vừa qua, Việt Nam thực hiện kế hoạch 5 năm hành động chống lại tệ nạn buôn người này và tấm áp phích quảng cáo đã thể hiện sống động ý tưởng đó.
537924-a2-6.jpg


- Xưa: Poster tăng gia sản xuất


Kể từ khi xóa bỏ tình hình độc quyền trong xuất khẩu gạo, Việt Nam trở thành nước sản xuất gạo lớn thứ 2 hoặc thứ 3 trên thế giới. Đây là một sự thay đổi tuyệt vời đối với người nông dân Việt Nam - những người đã phải chịu đựng cuộc sống vất vả "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" nhưng vẫn chồng chất khó khăn.
537924-a3-1.jpg



Theo báo cáo của ngân hàng thế giới về chỉ số phát triển năm 2010, nông nghiệp chiếm khoảng 22% trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm đến 60% lao động.


- Nay: Poster về phòng cúm gia cầm


Cúm gia cầm vẫn hoành hành tại Việt Nam khiến người dân cũng như các cấp chính quyền hữu quan đều lo ngại dù chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế đã chi đến 23 triệu USD cho việc tăng cường giám sát và phòng bệnh.
537924-a4.jpg


- Xưa: Poster kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới


Trong quá khứ, Đảng vẫn luôn tin rằng, một nước XHCN vững mạnh cần phải được xây dựng đầu tư vào các dự án quy mô lớn, người lao động được làm chủ cuộc sống. Vì thế, Đảng đã có những chỉ đạo về xây dựng vùng kinh tế mới, được nhân dân đồng lòng ủng hộ.
537924-a5.jpg


- Nay: Poster xây dựng đất nước Việt Nam hiện đại


Ngày nay, nhắc đến kế hoạch 5 năm, nhiều người nghĩ đến nó như một "di tích" của Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, gắn bó với con đường đi lên XHCN. Chủ nghĩa tư bản đương nhiên không thể không nhòm ngó đến những ý tưởng ấy.


Tuy nhiên, với việc xóa bỏ chính sách cấm vận kinh tế, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình khi có mặt trong danh sách 50 quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới. Điều đó không làm cho chính phủ Việt Nam ngừng đưa đến những động lực, những lời tuyên truyền thấm sâu vào trái tim khối óc mỗi người dân, đưa đất nước đi lên.
537924-6939744935f38c711defb-e1342621389749.jpg




BẢO NAM

Theo Lovelyplanet
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom