- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Kết quả một cuộc khảo sát tại Hà Nội cho thấy có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác.
Chỉ vài tháng trở lại đây, có ít nhất 5 video clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau được tung lên mạng. Các clip này ghi lại cận cảnh vụ xô xát của các nữ sinh, thu cả tiếng nói kèm theo nhiều câu chửi thề tục tĩu từ những cặp môi hồng. Các vụ nữ sinh ẩu đả, khi lao vào cuộc chiến võ mồm kết hợp chân tay đều mặc đồng phục học sinh. Ngoài mức độ tàn nhẫn trong hành vi bạo lực, điều khiến dư luận lo ngại hơn cả chính là thái độ thờ ơ của những người đứng xem, mà hầu hết là học sinh.
Để giúp bạn đọc muốn biết thêm về các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của nữ sinh trung học phổ thông, bài viết này cung cấp thêm thông tin về hành vi bạo lực của nữ sinh.
Những con số đáng lo ngại
Năm 2008, khi hướng dẫn sinh viên tốt nghiệp cử nhân xã hội học, tôi đã gợi ý và hướng dẫn sinh viên làm đề tài nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học.
Khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau.
Kết quả khảo sát cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Không có sự khác biệt giữa các lớp học về tỉ lệ nữ sinh có hành vi đánh nhau. Như thế, các em lớp 10 cũng sánh ngang các chị lớp 11, 12 về “thành tích” nói chuyện với bạn bè bằng vũ lực. Đáng chú ý là hầu hết những lần đánh nhau đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo đa số diễn ra ngoài trường học.
Phần lớn các em nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” (57,3%) và “chấp nhận được” (39,6%). Mặc dù hầu hết các em nhận thức được hậu quả của bạo lực là gây tổn thương về tinh thần và thể xác (34,5%), làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái (27,6%) nhưng vẫn còn 19,5% cho rằng hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì.
Hãy nghe lời một nữ sinh lớp 12: “Em chả cần biết có hậu quả gì. Ai bảo nó dám khiêu khích em chứ. Tại vì nó đáng bị đánh, em đánh thế là còn nhẹ đấy, chứ phải mấy đứa trong nhóm em, bọn nó còn xé hết quần áo ấy chứ, cho chừa cái tội vênh váo đi” (!).
Đánh bạn ngay trong lớp học trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, HN. Ảnh: Internet.
Vì sao nữ sinh có hành vi bạo lực?
Khảo sát cho thấy có những lý do rất “trời ơi” nhưng cũng là cớ để các nàng xinh đẹp đụng tay đụng chân, như thấy ghét thì đánh (24%), nó dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%). Đáng lo ngại là có những lý do không thể hình dung được, ví dụ người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%).
Có vẻ như nhà trường không muốn biết hoặc giả vờ không biết? Người ta chỉ biết những vụ xảy ra khi máu học sinh đã đổ hay những nhát dao oan nghiệt cướp đi sinh mạng của học trò. Như lời một giáo viên chủ nhiệm: “H. bị các bạn lớp trên đánh không ai biết, từ khi H. bị đánh tới khi xảy ra sự việc quá ngắn - chỉ một ngày nên không ai kịp biết để ngăn chặn” (Tuổi Trẻ 23/6/2009).
Hình thức và phương tiện sử dụng bạo lực của nữ sinh
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và 47,7% đến 52% “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn.
Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33% không sử dụng phương tiện nào, đây là những em khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào cấu, xé áo... Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám đông.
Với những nữ sinh sử dụng công cụ khi đánh nhau thì có 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao lam, ống tuyp nước. Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.
Đây là những bằng chứng về sự giảm sút quá nhanh về văn hoá và nhân cách những nữ sinh ở độ tuổi mà trước đây có nhà thơ ngợi ca “Áo trắng em chưa vướng bụi đời. Chưa từng mơ tưởng chuyện xa xôi...”.
Chỉ vài tháng trở lại đây, có ít nhất 5 video clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau được tung lên mạng. Các clip này ghi lại cận cảnh vụ xô xát của các nữ sinh, thu cả tiếng nói kèm theo nhiều câu chửi thề tục tĩu từ những cặp môi hồng. Các vụ nữ sinh ẩu đả, khi lao vào cuộc chiến võ mồm kết hợp chân tay đều mặc đồng phục học sinh. Ngoài mức độ tàn nhẫn trong hành vi bạo lực, điều khiến dư luận lo ngại hơn cả chính là thái độ thờ ơ của những người đứng xem, mà hầu hết là học sinh.
Để giúp bạn đọc muốn biết thêm về các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của nữ sinh trung học phổ thông, bài viết này cung cấp thêm thông tin về hành vi bạo lực của nữ sinh.
Những con số đáng lo ngại
Năm 2008, khi hướng dẫn sinh viên tốt nghiệp cử nhân xã hội học, tôi đã gợi ý và hướng dẫn sinh viên làm đề tài nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học.
Khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau.
Kết quả khảo sát cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Không có sự khác biệt giữa các lớp học về tỉ lệ nữ sinh có hành vi đánh nhau. Như thế, các em lớp 10 cũng sánh ngang các chị lớp 11, 12 về “thành tích” nói chuyện với bạn bè bằng vũ lực. Đáng chú ý là hầu hết những lần đánh nhau đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo đa số diễn ra ngoài trường học.
Phần lớn các em nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” (57,3%) và “chấp nhận được” (39,6%). Mặc dù hầu hết các em nhận thức được hậu quả của bạo lực là gây tổn thương về tinh thần và thể xác (34,5%), làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái (27,6%) nhưng vẫn còn 19,5% cho rằng hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì.
Hãy nghe lời một nữ sinh lớp 12: “Em chả cần biết có hậu quả gì. Ai bảo nó dám khiêu khích em chứ. Tại vì nó đáng bị đánh, em đánh thế là còn nhẹ đấy, chứ phải mấy đứa trong nhóm em, bọn nó còn xé hết quần áo ấy chứ, cho chừa cái tội vênh váo đi” (!).
Đánh bạn ngay trong lớp học trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, HN. Ảnh: Internet.
Vì sao nữ sinh có hành vi bạo lực?
Khảo sát cho thấy có những lý do rất “trời ơi” nhưng cũng là cớ để các nàng xinh đẹp đụng tay đụng chân, như thấy ghét thì đánh (24%), nó dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%). Đáng lo ngại là có những lý do không thể hình dung được, ví dụ người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%).
Có vẻ như nhà trường không muốn biết hoặc giả vờ không biết? Người ta chỉ biết những vụ xảy ra khi máu học sinh đã đổ hay những nhát dao oan nghiệt cướp đi sinh mạng của học trò. Như lời một giáo viên chủ nhiệm: “H. bị các bạn lớp trên đánh không ai biết, từ khi H. bị đánh tới khi xảy ra sự việc quá ngắn - chỉ một ngày nên không ai kịp biết để ngăn chặn” (Tuổi Trẻ 23/6/2009).
Hình thức và phương tiện sử dụng bạo lực của nữ sinh
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và 47,7% đến 52% “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn.
Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33% không sử dụng phương tiện nào, đây là những em khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào cấu, xé áo... Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám đông.
Với những nữ sinh sử dụng công cụ khi đánh nhau thì có 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao lam, ống tuyp nước. Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.
Đây là những bằng chứng về sự giảm sút quá nhanh về văn hoá và nhân cách những nữ sinh ở độ tuổi mà trước đây có nhà thơ ngợi ca “Áo trắng em chưa vướng bụi đời. Chưa từng mơ tưởng chuyện xa xôi...”.
PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia đình,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
VNExpress
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
VNExpress