Hằng Thúy 123
Thành viên
- Tham gia
- 18/11/2024
- Bài viết
- 3
Bạo hành trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng và nhức nhối trong xã hội hiện đại, và khi xảy ra trong các cơ sở bảo trợ, tình trạng này càng trở nên đáng lo ngại hơn. Vụ việc xảy ra tại "Mái ấm tình thương Hoa Hồng" đã gây chấn động dư luận khi thông tin về những hành vi bạo hành nghiêm trọng đối với trẻ em tại đây được công khai. Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc phơi bày những hình thức lạm dụng và bạo hành, mà còn dẫn đến câu hỏi quan trọng về trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi này. Liệu các cá nhân và tổ chức liên quan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không? Hãy cùng làm rõ trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
· Luật Trẻ em 2016
· Nghị định 130/2021/NĐ-CP
· Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Bạo hành trẻ em là hành vi bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm, không được phép thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào. “Bạo hành trẻ em” được định nghĩa bao gồm những hành vi gây tổn hại về cả tinh thần và thể chất của các em , cụ thể như sau:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập (có thể dùng vũ lực như: đánh đập, trói hoặc hành động tương tự);
- Xâm hại th.ân thể, sức khỏe;
- Lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm như chửi mắng, hạ nhục…
- Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em.
a. Xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì người nào có hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử phạt từ 10 triệu – 20 triệu đồng với hành vi cụ thể như sau:
(1) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
(2) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
(3) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
(4) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
b. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Khi có căn cứ, dấu hiệu về việc bạo hành, người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà người vi phạm sẽ bị truy cứu với các tội như: Tội hành hạ người khác; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác; Tội vô ý làm chết người hoặc Tội giết trẻ em
· Tội hành hạ người khác: quy định với mức phạt tù từ 01 đến 03 năm
· Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm
· Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm
· Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình
Mái ấm Hoa Hồng là mái ấm tình thương tư nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi được Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép hoạt động vào năm 2023, mở cửa từ 8h - 20h hằng ngày. Vào ngày 4 và ngày 5/9, Báo thanh niên đã đăng tải một số video về việc bảo mẫu của “mái ấm” này có hành vi chửi bới, đánh, bóp miệng các em nhỏ để đút sữa. Ngoài ra các phóng viên còn quay được môi trường sống thiếu vệ sinh, không an toàn tại đây. Được biết, cơ sở này đã được rất nhiều sự đóng góp, ủng hộ bằng tiền và hiện vật của các nhà hảo tâm ghé thăm.
Các đối tượng có hành vi bạo hành trẻ em tại “Mái ấm Hoa Hồng” bị phạt bao nhiêu năm tù sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra của Cơ quan có thẩm quyền cũng như tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm.
Hiện tại, căn cứ một số thông tin được công khai, theo quan điểm của Y&P, hành vi vi phạm của “ Mái ấm Hòa Hồng” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
(1) Có dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Cơ sở này đã có dấu hiệu lợi dụng trẻ em để trục lợi, chiếm đoạt tiền của các nhà hảo tâm, dùng số tiền này vào các mục đích khác, khiến cho số tiền của nhà hảo tâm không được sử dụng đúng mục đích ban đầu. Mức phạt sẽ phụ thuộc và số tiền lừa đảo chiếm đoạt và các tình tiết tăng nặng (nếu có).
(2) Có dấu hiệu của tội “Hành hạ người khác”: Hành vi đánh đập trẻ em của nhiều bảo mẫu trong cả quá trình rất dài khiến cho các trẻ tại đây phải sống trong đau đớn, sợ hãi, hoảng loạn, hoàn toàn có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng kéo dài về tâm lý, về sức khỏe, thậm chí có thể xâm hại đến tính mạng của các em. Các clip từ phóng sự điều tra của cơ quan báo chí sẽ là căn cứ để cơ quan điều tra giải quyết nguồn tin về tội phạm. Với tội này, bảo mẫu của cơ sở “mái ấm Hoa Hồng” có thể sẽ bị phạt với mức án cao nhất là 3 năm tù.
Căn cứ pháp lý:
· Luật Trẻ em 2016
· Nghị định 130/2021/NĐ-CP
· Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
1. Trẻ em bao gồm những đối tượng nào? Thế nào là hành vi bạo hành trẻ em?
Theo quy định, “trẻ em” là người dưới 16 tuổi.Bạo hành trẻ em là hành vi bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm, không được phép thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào. “Bạo hành trẻ em” được định nghĩa bao gồm những hành vi gây tổn hại về cả tinh thần và thể chất của các em , cụ thể như sau:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập (có thể dùng vũ lực như: đánh đập, trói hoặc hành động tương tự);
- Xâm hại th.ân thể, sức khỏe;
- Lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm như chửi mắng, hạ nhục…
- Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em.
2. Hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau là xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Dưới đây Công ty luật TNHH Youth and Partners sẽ phân tích cụ thể:a. Xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì người nào có hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử phạt từ 10 triệu – 20 triệu đồng với hành vi cụ thể như sau:
(1) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
(2) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
(3) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
(4) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
b. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Khi có căn cứ, dấu hiệu về việc bạo hành, người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà người vi phạm sẽ bị truy cứu với các tội như: Tội hành hạ người khác; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác; Tội vô ý làm chết người hoặc Tội giết trẻ em
· Tội hành hạ người khác: quy định với mức phạt tù từ 01 đến 03 năm
· Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm
· Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm
· Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình
3. Các đối tượng có hành vi bạo hành trẻ em tại “Mái ấm Hoa Hồng” bị phạt bao nhiêu năm tù?
Mái ấm Hoa Hồng là mái ấm tình thương tư nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi được Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép hoạt động vào năm 2023, mở cửa từ 8h - 20h hằng ngày. Vào ngày 4 và ngày 5/9, Báo thanh niên đã đăng tải một số video về việc bảo mẫu của “mái ấm” này có hành vi chửi bới, đánh, bóp miệng các em nhỏ để đút sữa. Ngoài ra các phóng viên còn quay được môi trường sống thiếu vệ sinh, không an toàn tại đây. Được biết, cơ sở này đã được rất nhiều sự đóng góp, ủng hộ bằng tiền và hiện vật của các nhà hảo tâm ghé thăm.
Các đối tượng có hành vi bạo hành trẻ em tại “Mái ấm Hoa Hồng” bị phạt bao nhiêu năm tù sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra của Cơ quan có thẩm quyền cũng như tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm.
Hiện tại, căn cứ một số thông tin được công khai, theo quan điểm của Y&P, hành vi vi phạm của “ Mái ấm Hòa Hồng” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
(1) Có dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Cơ sở này đã có dấu hiệu lợi dụng trẻ em để trục lợi, chiếm đoạt tiền của các nhà hảo tâm, dùng số tiền này vào các mục đích khác, khiến cho số tiền của nhà hảo tâm không được sử dụng đúng mục đích ban đầu. Mức phạt sẽ phụ thuộc và số tiền lừa đảo chiếm đoạt và các tình tiết tăng nặng (nếu có).
(2) Có dấu hiệu của tội “Hành hạ người khác”: Hành vi đánh đập trẻ em của nhiều bảo mẫu trong cả quá trình rất dài khiến cho các trẻ tại đây phải sống trong đau đớn, sợ hãi, hoảng loạn, hoàn toàn có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng kéo dài về tâm lý, về sức khỏe, thậm chí có thể xâm hại đến tính mạng của các em. Các clip từ phóng sự điều tra của cơ quan báo chí sẽ là căn cứ để cơ quan điều tra giải quyết nguồn tin về tội phạm. Với tội này, bảo mẫu của cơ sở “mái ấm Hoa Hồng” có thể sẽ bị phạt với mức án cao nhất là 3 năm tù.