- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Trường Đại học Y dược Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị nhân lực y tế vùng ĐBSCL. Theo đó, trước tình hình y, bác sĩ thiếu hụt trầm trọng, thì việc một số trường dân lập đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học một cách bát nhát nháo là tình trạng đáng báo động.
Theo báo cáo của Trường ĐH Y dược Cần Thơ, số lượng bác sĩ toàn vùng chỉ có 5,66 bác sĩ và 0,84 dược sĩ/vạn dân, phân bổ không đồng đều giữa các tỉnh thành. Cụ thể số lượng bác sĩ/vạn dân cao nhất là TP Cần Thơ 9.10 bác sĩ/vạn dân , thấp nhất là Sóc Trăng 3,89 bác sĩ/vạn dân. Còn dược sĩ thì Đồng Tháp lại là tỉnh có số dược sĩ/vạn dân cao nhất vùng 1,91 dược sĩ/vạn dân và thấp nhất là tỉnh Sóc Trăng 0,40/vạn dân, kế đến là An Giang 0,48/vạn dân…
Bên cạnh số lượng nguồn nhân lực đang thiếu, thì trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực y tế của vùng ĐBSCL cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Theo thống kê của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II vẫn còn rất thấp. Bác sĩ có trình độ chuyên khoa I mới chỉ đạt 40,18% và 4,97% bác sĩ có trình độ chuyên khoa II, thạc sĩ đạt 3,20%.
Tại cuộc họp lãnh đạo của nhiều tỉnh thành ĐBSCL đều đề nghị được tăng chỉ tiêu một số ngành. Bác sĩ, Bùi Thị Lệ Phi - Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, cho rằng, các tỉnh, thành đang thiếu bác sĩ, dược sĩ. Vì thế, nếu có chủ trương thì trường có thể chuyển thí sinh có điểm thi cao từ ngành này sang ngành khác. Ví dụ như, thí sinh đạt 19 điểm (khối B) không trúng tuyển Y đa khoa có thể chuyển sang ngành Y học dự phòng, Y học cổ truyền.
Cũng theo bác sĩ Lệ Phi, hiện có ngành 2 ngành bác sĩ pháp y, tâm thần năm 2008 thành phố Cần Thơ tuyển được 2 em và từ đó tới nay gần như tuyệt chủng. Thiết nghĩ, trường nên cần có cơ chế tuyển sinh riêng cho 2 ngành này.
Ông Phan Thanh Tùng, để khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực y tế, lãnh đạo Trường ĐH Y dược Cần Thơ có thể tăng chỉ tiêu và lấy mức điểm tương đối đối với hệ liên thông, cử tuyển… để tỉnh có nguồn đưa đi học, như: Y đa khoa, Bác sĩ Y học cổ tuyền... Dự kiến đến năm 2015, tỉnh sẽ thành lập Bệnh viện Y học Cổ truyền nên rất cần bác sĩ phục vụ.
Ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, nói: “Nên chăng cho tỉnh tự điều chỉnh chỉ tiêu của các ngành tuyển, tất nhiên chỉ tiêu này nằm trong tổng chỉ tiêu mà Trường ĐH Y Dược phân bổ cho tỉnh, như các ngành dược sĩ, y học cổ truyền, y học dự phòng. Một số chuyên ngành đào tạo chuyên khoa bác sĩ pháp y, bác sĩ tâm thần, địa phương đang thiếu nhân lực nên trường cho phép tăng chỉ tiêu ở các ngành này”.
PGS-TS Phạm Văn Lình: "Họ đào tạo bác sĩ, dược sĩ trong khi đó hiệu trưởng, hiệu phó đều không phải là người trong ngành, tôi thấy nguy hiểm quá".
Theo PGS-TS Phạm Văn Lình - Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Cần Thơ, từ năm 2011 đến 2013, ĐBSCL có 13 trường đào tạo, trong đó có 11 trường ngoài công lập đào tạo nhân lực y tế. Riêng bậc ĐH, ngoài Trường ĐH Y dược Cần Thơ thành lập năm 2002, từ năm 2011 đến nay, ĐBSCL có thêm các trường như: ĐH Trà Vinh, ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang), ĐH Tây Đô (Cần Thơ), ĐH Tân Tạo (Long An), ĐH Nam Cần Thơ (Cần Thơ) cũng tham gia đào tạo nhân lực y dược.
“Tôi biết, hiện nay ở ĐBSCL có trường lần đầu tiên thành lập nhưng mở một lúc 4 ngành, đào tạo cả bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật xét nghiệm, điều dưỡng. Không biết chất lượng ra sao, hiệu trưởng, hiệu phó không phải là bác sĩ, dược sĩ, trưởng phòng đào tạo cũng không phải là bác sĩ, dược sĩ. Họ đào tạo như vậy, trong khi không nắm được chuyên môn, tôi thấy nguy hiểm quá” - ông Lình nói.
Cũng theo ông Lình, hiện ở các trường ngoài công lập, thí sinh chỉ cần bằng điểm sàn là có thể đi học bác sĩ, dược sĩ. Trong khi đó, ở nhiều trường trung cấp, cơ hội học tập còn dễ dàng hơn, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT, thậm chí hoàn thành chương trình lớp 12 đều có khả năng trúng tuyển.
Ông Lê Hùng Dũng - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ bức xúc: “Các trường ngoài công lập lấy điểm quá thấp, chủ yếu đặt lợi ích kinh tế còn chất lượng đào tạo thì đang bị thả nổi. Đào tạo như vậy vừa mất công vừa cho ra một đội ngũ nhân lực không đáp ứng được nhu cầu”.
Ông Lê Hùng Dũng - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ đề nghị các tỉnh, thành "tẩy chay" việc đào tạo y, bác sĩ chất lượng thấp.
Thời gian qua, có nhiều trường tuyển sinh ngành y tế mà lấy chỉ có 14 điểm (chủ yếu là trường ngoài công lập) mà Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT vẫn cho phép đào tạo. Đào tạo như vậy quá bất công, vừa tạo ra một thế hệ không thể khám chữa bệnh được. Tại hội nghị này, ông Lê Hùng Dũng yêu cầu các tỉnh phải mạnh dạn đấu tranh không chấp nhận việc đào tạo nguồn lực y tế kém chất lượng kiểu này.
Theo báo cáo của Trường ĐH Y dược Cần Thơ, số lượng bác sĩ toàn vùng chỉ có 5,66 bác sĩ và 0,84 dược sĩ/vạn dân, phân bổ không đồng đều giữa các tỉnh thành. Cụ thể số lượng bác sĩ/vạn dân cao nhất là TP Cần Thơ 9.10 bác sĩ/vạn dân , thấp nhất là Sóc Trăng 3,89 bác sĩ/vạn dân. Còn dược sĩ thì Đồng Tháp lại là tỉnh có số dược sĩ/vạn dân cao nhất vùng 1,91 dược sĩ/vạn dân và thấp nhất là tỉnh Sóc Trăng 0,40/vạn dân, kế đến là An Giang 0,48/vạn dân…
Bên cạnh số lượng nguồn nhân lực đang thiếu, thì trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực y tế của vùng ĐBSCL cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Theo thống kê của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II vẫn còn rất thấp. Bác sĩ có trình độ chuyên khoa I mới chỉ đạt 40,18% và 4,97% bác sĩ có trình độ chuyên khoa II, thạc sĩ đạt 3,20%.
Tại cuộc họp lãnh đạo của nhiều tỉnh thành ĐBSCL đều đề nghị được tăng chỉ tiêu một số ngành. Bác sĩ, Bùi Thị Lệ Phi - Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, cho rằng, các tỉnh, thành đang thiếu bác sĩ, dược sĩ. Vì thế, nếu có chủ trương thì trường có thể chuyển thí sinh có điểm thi cao từ ngành này sang ngành khác. Ví dụ như, thí sinh đạt 19 điểm (khối B) không trúng tuyển Y đa khoa có thể chuyển sang ngành Y học dự phòng, Y học cổ truyền.
Cũng theo bác sĩ Lệ Phi, hiện có ngành 2 ngành bác sĩ pháp y, tâm thần năm 2008 thành phố Cần Thơ tuyển được 2 em và từ đó tới nay gần như tuyệt chủng. Thiết nghĩ, trường nên cần có cơ chế tuyển sinh riêng cho 2 ngành này.
Ông Phan Thanh Tùng, để khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực y tế, lãnh đạo Trường ĐH Y dược Cần Thơ có thể tăng chỉ tiêu và lấy mức điểm tương đối đối với hệ liên thông, cử tuyển… để tỉnh có nguồn đưa đi học, như: Y đa khoa, Bác sĩ Y học cổ tuyền... Dự kiến đến năm 2015, tỉnh sẽ thành lập Bệnh viện Y học Cổ truyền nên rất cần bác sĩ phục vụ.
Ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, nói: “Nên chăng cho tỉnh tự điều chỉnh chỉ tiêu của các ngành tuyển, tất nhiên chỉ tiêu này nằm trong tổng chỉ tiêu mà Trường ĐH Y Dược phân bổ cho tỉnh, như các ngành dược sĩ, y học cổ truyền, y học dự phòng. Một số chuyên ngành đào tạo chuyên khoa bác sĩ pháp y, bác sĩ tâm thần, địa phương đang thiếu nhân lực nên trường cho phép tăng chỉ tiêu ở các ngành này”.
Theo PGS-TS Phạm Văn Lình - Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Cần Thơ, từ năm 2011 đến 2013, ĐBSCL có 13 trường đào tạo, trong đó có 11 trường ngoài công lập đào tạo nhân lực y tế. Riêng bậc ĐH, ngoài Trường ĐH Y dược Cần Thơ thành lập năm 2002, từ năm 2011 đến nay, ĐBSCL có thêm các trường như: ĐH Trà Vinh, ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang), ĐH Tây Đô (Cần Thơ), ĐH Tân Tạo (Long An), ĐH Nam Cần Thơ (Cần Thơ) cũng tham gia đào tạo nhân lực y dược.
“Tôi biết, hiện nay ở ĐBSCL có trường lần đầu tiên thành lập nhưng mở một lúc 4 ngành, đào tạo cả bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật xét nghiệm, điều dưỡng. Không biết chất lượng ra sao, hiệu trưởng, hiệu phó không phải là bác sĩ, dược sĩ, trưởng phòng đào tạo cũng không phải là bác sĩ, dược sĩ. Họ đào tạo như vậy, trong khi không nắm được chuyên môn, tôi thấy nguy hiểm quá” - ông Lình nói.
Cũng theo ông Lình, hiện ở các trường ngoài công lập, thí sinh chỉ cần bằng điểm sàn là có thể đi học bác sĩ, dược sĩ. Trong khi đó, ở nhiều trường trung cấp, cơ hội học tập còn dễ dàng hơn, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT, thậm chí hoàn thành chương trình lớp 12 đều có khả năng trúng tuyển.
Ông Lê Hùng Dũng - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ bức xúc: “Các trường ngoài công lập lấy điểm quá thấp, chủ yếu đặt lợi ích kinh tế còn chất lượng đào tạo thì đang bị thả nổi. Đào tạo như vậy vừa mất công vừa cho ra một đội ngũ nhân lực không đáp ứng được nhu cầu”.
Thời gian qua, có nhiều trường tuyển sinh ngành y tế mà lấy chỉ có 14 điểm (chủ yếu là trường ngoài công lập) mà Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT vẫn cho phép đào tạo. Đào tạo như vậy quá bất công, vừa tạo ra một thế hệ không thể khám chữa bệnh được. Tại hội nghị này, ông Lê Hùng Dũng yêu cầu các tỉnh phải mạnh dạn đấu tranh không chấp nhận việc đào tạo nguồn lực y tế kém chất lượng kiểu này.
Theo Dân Trí
Hiệu chỉnh bởi quản lý: