- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Không cá, không thịt, không rau, chỉ có bột và mắm, thế nhưng ai đã ăn bánh đập thì sẽ nhớ mãi không nguôi cái vị mộc mạc dân dã của món ăn miền Trung đặc trưng này.
Sau món bánh bèo, tôi muốn chia sẻ với mọi người một món bánh khác, cũng là một món ăn gắn liền với tuổi thơ của tôi, một tuổi thơ của lứa cuối 8x, khi mà đất nước cũng còn khó khăn. Đó là món bánh đập, một món ăn dân dã, đơn giản, rẻ tiền mà có sức cuốn hút lạ thường…
Bánh đập, cực kì đơn giản như cái tên của nó, là bánh tráng (bánh đa) nướng kèm với bánh ướt mới ra lò kẹp vào nhau. Lúc ăn, chỉ cần đập bộp một cái ngay giữa cái bánh, xé ra, chấm với mắm cái (mắm nêm) được pha theo công thức bí truyền của mỗi người bán… Thế đó, không cá, không thịt, không rau, chỉ là bột và... mắm! Đây cũng được coi là một món ăn chay rất ngon.
Bánh đập mộc mạc, dân dã như chính đặc tính của những người dân xứ Quảng quê tôi. Món ăn này rất phổ biến ở đây, từ học sinh, sinh viên tới những người dân lao động, ai ai cũng yêu thích. Tôi còn nhớ hồi bé mỗi khi tới ngày mùa, bánh đập còn được dùng làm món ăn chiều cho những ngày bận rộn đó. Ngày đó, bánh đập bán theo cặp là 200 - 300 đồng. Còn bây giờ, vật giá leo thang nhưng bánh cũng chỉ tầm 3 đến 5 ngàn 1 cặp.
Còn nhớ những năm 1992, 1993, khi vừa mới 3, 4 tuổi, cứ đến chiều, tầm 4 - 5 giờ là lại chạy ra cửa ngồi ngóng một bà cụ mà tôi còn chẳng nhớ nổi mặt... Chỉ nhớ, bà cũng già rồi, lưng còng, gánh cái gánh bánh đập trên vai, rảo bước qua từng con đường cát trong cái xóm nhỏ của tôi… Ngóng bà, rồi gọi má mua cho 1, 2 cặp bánh đập, ngồi ăn ngon lành. Đến tận bây giờ, mỗi lần về quê, bao giờ tôi cũng phải chạy đi ăn bánh đập cho sướng miệng, hay kể cả lúc ở nơi khác, mỗi khi lên cơn thèm, tôi phải đi lùng cho bằng được.
Vậy điều gì đã làm nên cái hồn của một món ăn mà khi mới nghe qua cứ tưởng chừng là rất chán? (Riêng với tôi, chán nhất là món này cực khó chụp cho ra được một tấm hình đẹp, vì nó đơn giản quá, màu sắc cũng không có gì đặc biệt). Cái ngon của bánh đập là ở toàn thể món ăn. Món ăn giản dị nhưng từng thành phần được chọn lựa rất kĩ càng.
Này nhé, bánh tráng thì phải là loại bánh tráng mỏng, chỉ dày hơn loại bánh dùng cuốn gỏi cuốn hay cuốn nem 1 tẹo. Tới khâu nướng thì thôi rồi, rất khó để thực hiện vì bánh tráng mỏng quá nên rất dễ cháy khét và không đều. Còn bánh ướt kẹp ở trong thì cũng phải là loại mỏng, mới ra lò, trét 1 chút hành phi và dầu cho có vị beo béo và không dính vào nhau.
Phần đặc sắc nhất của món bánh đập là mắm cái (mắm nêm). Về cơ bản, mắm cái được pha loãng 1 chút, thêm đường, dầu ăn, sa tế, hành phi. Cái ngon của nước chấm là tùy vào từng tay của người pha, nhưng nhìn chung, nước chấm ngon phải hơi sanh sánh, màu nâu nâu đỏ đỏ. Màu nâu là do dầu và mắm hoà lẫn với nhau, còn màu đỏ là màu của sa tế. Sau đó, múc ra chén một cái là sực nức mùi mắm, mùi hành phi…
Khi ăn bánh đập, sau cái “đập” vào lòng bàn tay thì bánh vỡ ra. Lúc này, ta sẽ thấy bánh dậy mùi thơm của bánh tráng nướng, và mùi vừng… Sau đó, ta xé bánh ra thành từng miếng nhỏ, gồm cả bánh tráng và bánh ướt kẹp bên trong, chấm vào chén nước chấm. Vị beo béo của gạo mới, cái giòn giòn của bánh tráng nướng, cái dẻo của bánh ướt, hoà vào đó là vị mằn mặn, ngòn ngọt, cay cay của mắm nêm. Thi thoảng là vài miếng hành phi thơm sực mũi, vị cay xè của ớt sa tế.
Nhớ lại mà còn cảm giác được vị ngon khó tả thành lời của một món bánh mộc mạc nhưng đầy màu sắc và mùi vị. Nhớ ngày đó, khi tôi còn nhỏ, ăn cay không được nhưng vẫn hít hà chấm và nhai, chấm và nhai. Chưa kể ăn xong tôi còn lân la xin bà cụ bán rong ít mắm để chan cơm ăn. Nghe thế chắc hẳn mọi người cũng đủ thấy sức hấp dẫn của món nước chấm ăn kèm với món bánh đập này rồi nhỉ.
Về miền Trung, hầu như ở đâu cũng có món bánh đập, ra chợ, ở những quán lề đường dân dã, hay trong nhà hàng đều có. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất về bánh đập là khi bạn về Hội An, ra khu Cẩm Nam, vào quán Bà Già (khu này có 1 lô các quán Bà Già,… từ Bà Già Xịn, Bà Già Gốc, đến Bà Già…Zin). Với tôi, ra tới đó, gọi mấy đĩa bánh đập, thêm đĩa hến trộn, làm chai bia, rồi ngồi ngay bờ sông tận hưởng cơn gió tự nhiên, mọi sự phiền muộn, khó chịu trong cuộc sống dường như tan biến trong phút giây ấy… "Ẩm thực là đời, đời là ẩm thực", đôi khi những cái giản dị, gần gũi lại là cái làm ta bớt đi mệt mỏi trong cuộc sống.
Thế đó, Bánh Đập – món ăn dân dã, đơn giản, khó nói thành lời. Bạn phải thực sự ăn, thực sự cảm nhận cái ngon của món bánh đập, mới thấy được cái hồn của ẩm thực Việt – không cầu kì, không quá sang trọng mà chỉ là những nguyên liệu rất quen thuộc cũng khiến thực khách phải ngất ngây và ấn tượng mãi.
Sau món bánh bèo, tôi muốn chia sẻ với mọi người một món bánh khác, cũng là một món ăn gắn liền với tuổi thơ của tôi, một tuổi thơ của lứa cuối 8x, khi mà đất nước cũng còn khó khăn. Đó là món bánh đập, một món ăn dân dã, đơn giản, rẻ tiền mà có sức cuốn hút lạ thường…
Bánh đập, cực kì đơn giản như cái tên của nó, là bánh tráng (bánh đa) nướng kèm với bánh ướt mới ra lò kẹp vào nhau. Lúc ăn, chỉ cần đập bộp một cái ngay giữa cái bánh, xé ra, chấm với mắm cái (mắm nêm) được pha theo công thức bí truyền của mỗi người bán… Thế đó, không cá, không thịt, không rau, chỉ là bột và... mắm! Đây cũng được coi là một món ăn chay rất ngon.
Bánh đập mộc mạc, dân dã như chính đặc tính của những người dân xứ Quảng quê tôi. Món ăn này rất phổ biến ở đây, từ học sinh, sinh viên tới những người dân lao động, ai ai cũng yêu thích. Tôi còn nhớ hồi bé mỗi khi tới ngày mùa, bánh đập còn được dùng làm món ăn chiều cho những ngày bận rộn đó. Ngày đó, bánh đập bán theo cặp là 200 - 300 đồng. Còn bây giờ, vật giá leo thang nhưng bánh cũng chỉ tầm 3 đến 5 ngàn 1 cặp.
Còn nhớ những năm 1992, 1993, khi vừa mới 3, 4 tuổi, cứ đến chiều, tầm 4 - 5 giờ là lại chạy ra cửa ngồi ngóng một bà cụ mà tôi còn chẳng nhớ nổi mặt... Chỉ nhớ, bà cũng già rồi, lưng còng, gánh cái gánh bánh đập trên vai, rảo bước qua từng con đường cát trong cái xóm nhỏ của tôi… Ngóng bà, rồi gọi má mua cho 1, 2 cặp bánh đập, ngồi ăn ngon lành. Đến tận bây giờ, mỗi lần về quê, bao giờ tôi cũng phải chạy đi ăn bánh đập cho sướng miệng, hay kể cả lúc ở nơi khác, mỗi khi lên cơn thèm, tôi phải đi lùng cho bằng được.
Vậy điều gì đã làm nên cái hồn của một món ăn mà khi mới nghe qua cứ tưởng chừng là rất chán? (Riêng với tôi, chán nhất là món này cực khó chụp cho ra được một tấm hình đẹp, vì nó đơn giản quá, màu sắc cũng không có gì đặc biệt). Cái ngon của bánh đập là ở toàn thể món ăn. Món ăn giản dị nhưng từng thành phần được chọn lựa rất kĩ càng.
Này nhé, bánh tráng thì phải là loại bánh tráng mỏng, chỉ dày hơn loại bánh dùng cuốn gỏi cuốn hay cuốn nem 1 tẹo. Tới khâu nướng thì thôi rồi, rất khó để thực hiện vì bánh tráng mỏng quá nên rất dễ cháy khét và không đều. Còn bánh ướt kẹp ở trong thì cũng phải là loại mỏng, mới ra lò, trét 1 chút hành phi và dầu cho có vị beo béo và không dính vào nhau.
Phần đặc sắc nhất của món bánh đập là mắm cái (mắm nêm). Về cơ bản, mắm cái được pha loãng 1 chút, thêm đường, dầu ăn, sa tế, hành phi. Cái ngon của nước chấm là tùy vào từng tay của người pha, nhưng nhìn chung, nước chấm ngon phải hơi sanh sánh, màu nâu nâu đỏ đỏ. Màu nâu là do dầu và mắm hoà lẫn với nhau, còn màu đỏ là màu của sa tế. Sau đó, múc ra chén một cái là sực nức mùi mắm, mùi hành phi…
Khi ăn bánh đập, sau cái “đập” vào lòng bàn tay thì bánh vỡ ra. Lúc này, ta sẽ thấy bánh dậy mùi thơm của bánh tráng nướng, và mùi vừng… Sau đó, ta xé bánh ra thành từng miếng nhỏ, gồm cả bánh tráng và bánh ướt kẹp bên trong, chấm vào chén nước chấm. Vị beo béo của gạo mới, cái giòn giòn của bánh tráng nướng, cái dẻo của bánh ướt, hoà vào đó là vị mằn mặn, ngòn ngọt, cay cay của mắm nêm. Thi thoảng là vài miếng hành phi thơm sực mũi, vị cay xè của ớt sa tế.
Nhớ lại mà còn cảm giác được vị ngon khó tả thành lời của một món bánh mộc mạc nhưng đầy màu sắc và mùi vị. Nhớ ngày đó, khi tôi còn nhỏ, ăn cay không được nhưng vẫn hít hà chấm và nhai, chấm và nhai. Chưa kể ăn xong tôi còn lân la xin bà cụ bán rong ít mắm để chan cơm ăn. Nghe thế chắc hẳn mọi người cũng đủ thấy sức hấp dẫn của món nước chấm ăn kèm với món bánh đập này rồi nhỉ.
Về miền Trung, hầu như ở đâu cũng có món bánh đập, ra chợ, ở những quán lề đường dân dã, hay trong nhà hàng đều có. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất về bánh đập là khi bạn về Hội An, ra khu Cẩm Nam, vào quán Bà Già (khu này có 1 lô các quán Bà Già,… từ Bà Già Xịn, Bà Già Gốc, đến Bà Già…Zin). Với tôi, ra tới đó, gọi mấy đĩa bánh đập, thêm đĩa hến trộn, làm chai bia, rồi ngồi ngay bờ sông tận hưởng cơn gió tự nhiên, mọi sự phiền muộn, khó chịu trong cuộc sống dường như tan biến trong phút giây ấy… "Ẩm thực là đời, đời là ẩm thực", đôi khi những cái giản dị, gần gũi lại là cái làm ta bớt đi mệt mỏi trong cuộc sống.
Thế đó, Bánh Đập – món ăn dân dã, đơn giản, khó nói thành lời. Bạn phải thực sự ăn, thực sự cảm nhận cái ngon của món bánh đập, mới thấy được cái hồn của ẩm thực Việt – không cầu kì, không quá sang trọng mà chỉ là những nguyên liệu rất quen thuộc cũng khiến thực khách phải ngất ngây và ấn tượng mãi.
Theo Candy Can Cook
Hiệu chỉnh bởi quản lý: