- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Cảnh báo của nhà khí tượng học Smith Dharmasaraja cho biết, với tốc độ sụt lún từ 1,5 đến 5,3 cm mỗi năm kết hợp với tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu như hiện nay, 20 năm tới thủ đô Bangkok của Thái Lan sẽ nằm dưới mực nước biển.
Nằm trên vùng đồng bằng châu thổ bằng phẳng với độ dốc thấp, nơi con sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan, Bangkok được xếp vào hàng những thành phố bị đe doạ nhất trước nguy cơ ngập lụt ven bờ trong vòng 60 năm tới. Hiện nay, các khu vực phía đông của thành phố như Lad Phrao, Phra Khanong và Bang Na đã bị hạ thấp cốt nền tới 1,7 m chỉ trong vòng 60 năm.
Ngập lụt tại thành phố Hat Yai. (Ảnh: Bangkok Post)
Quá trình lún sụt tự nhiên do nền địa hình của thành phố phần lớn là nền đất sét. Thêm vào đó là tình trạng khai thác quá tải lớp nước giếng trong lòng đất trong khi ngày càng xuất hiện nhiều toà nhà chọc trời với trọng lượng khổng lồ. Theo cách nói ví von của nhà địa chất Thanawat Jarupongsakul thì “Bangkok là một thành phố béo phì trên một bộ khung xương trẻ con”.
Còn theo nhà hải dương học Anond Snidvongs, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về biến đổi khí hậu, tình trạng ngập chìm hoàn toàn trong nước biển có thể không xảy ra ngay lập tức nhưng những trận lụt lớn trên phạm vi hàng trăm kilômét vuông có thể gây tác động tới một nửa vùng đô thị Bangkok và khiến cho những khu vực này không thể sinh sống được trong khoảng 60 ngày/năm.
Ngân hàng Thế giới cũng dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng 1 triệu người ở Bangkok phải sống tại những khu ngập lụt thường xuyên.
Cho đến nay, Chính phủ Thái Lan cũng mới chỉ có một vài biện pháp bảo vệ Bangkok khỏi tình trạng ngập lụt mà theo các chuyên gia thì chưa đủ độ an toàn như xây dựng hệ thống đê sông, các đê chắn sóng bao quanh thành phố, hệ thống trạm bơm, kênh tiêu nước và hồ điều hoà. Toàn bộ hệ thống được dự kiến để đối phó với mực nước dâng cao tối đa là 2,5 m.
Nằm trên vùng đồng bằng châu thổ bằng phẳng với độ dốc thấp, nơi con sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan, Bangkok được xếp vào hàng những thành phố bị đe doạ nhất trước nguy cơ ngập lụt ven bờ trong vòng 60 năm tới. Hiện nay, các khu vực phía đông của thành phố như Lad Phrao, Phra Khanong và Bang Na đã bị hạ thấp cốt nền tới 1,7 m chỉ trong vòng 60 năm.
Ngập lụt tại thành phố Hat Yai. (Ảnh: Bangkok Post)
Quá trình lún sụt tự nhiên do nền địa hình của thành phố phần lớn là nền đất sét. Thêm vào đó là tình trạng khai thác quá tải lớp nước giếng trong lòng đất trong khi ngày càng xuất hiện nhiều toà nhà chọc trời với trọng lượng khổng lồ. Theo cách nói ví von của nhà địa chất Thanawat Jarupongsakul thì “Bangkok là một thành phố béo phì trên một bộ khung xương trẻ con”.
Còn theo nhà hải dương học Anond Snidvongs, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về biến đổi khí hậu, tình trạng ngập chìm hoàn toàn trong nước biển có thể không xảy ra ngay lập tức nhưng những trận lụt lớn trên phạm vi hàng trăm kilômét vuông có thể gây tác động tới một nửa vùng đô thị Bangkok và khiến cho những khu vực này không thể sinh sống được trong khoảng 60 ngày/năm.
Ngân hàng Thế giới cũng dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng 1 triệu người ở Bangkok phải sống tại những khu ngập lụt thường xuyên.
Cho đến nay, Chính phủ Thái Lan cũng mới chỉ có một vài biện pháp bảo vệ Bangkok khỏi tình trạng ngập lụt mà theo các chuyên gia thì chưa đủ độ an toàn như xây dựng hệ thống đê sông, các đê chắn sóng bao quanh thành phố, hệ thống trạm bơm, kênh tiêu nước và hồ điều hoà. Toàn bộ hệ thống được dự kiến để đối phó với mực nước dâng cao tối đa là 2,5 m.