- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tại các quốc gia phát triển có trình độ công nghệ cao như Mỹ, Canada, châu Âu... chiếc bảng phấn vẫn là công cụ dạy học không thể thiếu trong hầu hết các lớp từ cấp tiểu học đến đại học.
Năm 1841, trong tiểu luận Bảng đen ở các trường tiểu học, nhà giáo Mỹ Josiah F. Brumstead viết: “Bảng phấn là phát minh xứng đáng được xếp vào loại một trong những công cụ có đóng góp to lớn nhất cho giáo dục và khoa học”. Hơn 200 năm sau, rất nhiều học giả và chuyên gia giáo dục quốc tế vẫn đồng ý với nhận định này. Năm 2012, các chuyên gia Canada thuộc ĐH British Columbia (www.UBC.ca) dự báo chiếc bảng phấn sẽ tiếp tục là công cụ dạy học quan trọng trong ít nhất 200 năm nữa.
Các nhà giáo dục phương Tây khẳng định dù công nghệ điện tử đang phát triển mạnh mẽ, bảng phấn hoặc bảng trắng vẫn là công cụ rất phù hợp cho việc dạy và học, đặc biệt là đối với các lớp tiểu học. Tấm bảng phấn giúp các giáo viên trình bày bài học cho toàn thể lớp học, dễ dàng kiểm soát nhịp độ bài giảng và sử dụng từ, câu ngắn, biểu đồ đơn giản, hình vẽ, biểu tượng... một cách linh hoạt. Bảng phấn cũng giúp học sinh tiểu học luyện chữ viết một cách hiệu quả bởi học sinh tiểu học cầm phấn dễ và chắc chắn hơn bút.
Bảng phấn vẫn có mặt trong những lớp học hiện đại ở Mỹ - Ảnh: SBEFoundation.org
Các giáo viên cho biết việc viết trên bảng phấn giúp họ giải thích vấn đề cho học sinh một cách dễ dàng hơn. Một điều quan trọng nữa là bảng phấn thường rất rẻ và bền, giúp tiết kiệm điện và giấy. Những năm trước, nhiều người than phiền về nguy cơ phấn chứa bụi có các chất độc hại. Tuy nhiên hiện nay các loại phấn không bụi, không chất độc được sử dụng rất phổ biến và đã loại bỏ sự phiền phức này. Do đó, dù “bảng thông minh” đang trở nên phổ biến nhưng nhiều giáo viên phương Tây vẫn vận động các nhà trường giữ lại bảng phấn trong lớp học.
“Một trong những điều tôi thích nhất ở bảng phấn là giúp tôi tự do và nhanh chóng phản hồi các câu hỏi của học sinh. Bảng phấn giúp tôi xử lý và truyền tải thông tin đến học sinh một cách đa dạng hơn. Tôi có thể giải thích bài học cho học sinh bằng các hình vẽ biểu tượng. Nếu họ không hiểu, tôi có thể xóa chúng đi và thể hiện bằng biểu đồ. Tấm bảng phấn là công cụ rất năng động, dễ thay đổi, mang tính trực tiếp... Nó là biểu tượng của sự động não và tư duy phân tích” - giáo sư ngôn ngữ học Christopher Conway thuộc ĐH Texas (Mỹ) từng khẳng định.
Từ đầu thập niên 2000, rất nhiều trường học ở các nước phương Tây đã bắt đầu trang bị “bảng thông minh” hay còn gọi là bảng trắng tương tác (IWB) cho các lớp học. Đây là loại màn hình lớn tương tự bảng phấn, kết nối với máy vi tính, được gắn lên tường. Giáo viên và học sinh có thể sử dụng bút, đầu ngón tay hoặc bút điện tử để viết lên trên. Theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Futuresource Consulting (https://www.futuresource-consulting.com), ngành công nghiệp IWB đạt doanh thu 1 tỉ USD toàn cầu vào năm 2008.
IWB vẫn giữ được chức năng cơ bản của một chiếc bảng là giáo viên và học sinh đều có thể viết lên trên mặt bảng. IWB có kích cỡ lớn, giúp học sinh dễ dàng quan sát. Với IWB, các giáo viên có thể kết nối Internet, sử dụng các phần mềm có những công cụ chú giải, thư viện hình ảnh, bản đồ, biểu đồ... Giáo viên có thể sử dụng IWB để in tài liệu hoặc gửi cho học sinh qua thư điện tử hay đưa lên trang web của nhà trường. Với IWB, giáo viên có thể biến lớp học thành một môi trường mang tính tương tác cao. Học sinh vừa lắng nghe và chủ động tham gia thảo luận trong lớp thay vì chỉ ghi chép.
Tuy nhiên, IWB cũng có điểm yếu là chi phí quá cao. Đây là công cụ điện tử, do đó cũng dễ bị hỏng hóc nếu không được xử lý đúng cách. Việc dạy học bằng IWB đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ và có kỹ năng vi tính. Do đó, nhiều giáo viên, kể cả ở phương Tây, cũng không quen với việc sử dụng IWB. Tuy nhiên công cụ này đang ngày càng trở nên phổ biến.
Có một điều chắc chắn là ở các nước phương Tây, hiếm có trường học nào lại trang bị màn hình tivi cho lớp học.
Năm 1841, trong tiểu luận Bảng đen ở các trường tiểu học, nhà giáo Mỹ Josiah F. Brumstead viết: “Bảng phấn là phát minh xứng đáng được xếp vào loại một trong những công cụ có đóng góp to lớn nhất cho giáo dục và khoa học”. Hơn 200 năm sau, rất nhiều học giả và chuyên gia giáo dục quốc tế vẫn đồng ý với nhận định này. Năm 2012, các chuyên gia Canada thuộc ĐH British Columbia (www.UBC.ca) dự báo chiếc bảng phấn sẽ tiếp tục là công cụ dạy học quan trọng trong ít nhất 200 năm nữa.
Các nhà giáo dục phương Tây khẳng định dù công nghệ điện tử đang phát triển mạnh mẽ, bảng phấn hoặc bảng trắng vẫn là công cụ rất phù hợp cho việc dạy và học, đặc biệt là đối với các lớp tiểu học. Tấm bảng phấn giúp các giáo viên trình bày bài học cho toàn thể lớp học, dễ dàng kiểm soát nhịp độ bài giảng và sử dụng từ, câu ngắn, biểu đồ đơn giản, hình vẽ, biểu tượng... một cách linh hoạt. Bảng phấn cũng giúp học sinh tiểu học luyện chữ viết một cách hiệu quả bởi học sinh tiểu học cầm phấn dễ và chắc chắn hơn bút.
Bảng phấn vẫn có mặt trong những lớp học hiện đại ở Mỹ - Ảnh: SBEFoundation.org
Các giáo viên cho biết việc viết trên bảng phấn giúp họ giải thích vấn đề cho học sinh một cách dễ dàng hơn. Một điều quan trọng nữa là bảng phấn thường rất rẻ và bền, giúp tiết kiệm điện và giấy. Những năm trước, nhiều người than phiền về nguy cơ phấn chứa bụi có các chất độc hại. Tuy nhiên hiện nay các loại phấn không bụi, không chất độc được sử dụng rất phổ biến và đã loại bỏ sự phiền phức này. Do đó, dù “bảng thông minh” đang trở nên phổ biến nhưng nhiều giáo viên phương Tây vẫn vận động các nhà trường giữ lại bảng phấn trong lớp học.
“Một trong những điều tôi thích nhất ở bảng phấn là giúp tôi tự do và nhanh chóng phản hồi các câu hỏi của học sinh. Bảng phấn giúp tôi xử lý và truyền tải thông tin đến học sinh một cách đa dạng hơn. Tôi có thể giải thích bài học cho học sinh bằng các hình vẽ biểu tượng. Nếu họ không hiểu, tôi có thể xóa chúng đi và thể hiện bằng biểu đồ. Tấm bảng phấn là công cụ rất năng động, dễ thay đổi, mang tính trực tiếp... Nó là biểu tượng của sự động não và tư duy phân tích” - giáo sư ngôn ngữ học Christopher Conway thuộc ĐH Texas (Mỹ) từng khẳng định.
Từ đầu thập niên 2000, rất nhiều trường học ở các nước phương Tây đã bắt đầu trang bị “bảng thông minh” hay còn gọi là bảng trắng tương tác (IWB) cho các lớp học. Đây là loại màn hình lớn tương tự bảng phấn, kết nối với máy vi tính, được gắn lên tường. Giáo viên và học sinh có thể sử dụng bút, đầu ngón tay hoặc bút điện tử để viết lên trên. Theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Futuresource Consulting (https://www.futuresource-consulting.com), ngành công nghiệp IWB đạt doanh thu 1 tỉ USD toàn cầu vào năm 2008.
IWB vẫn giữ được chức năng cơ bản của một chiếc bảng là giáo viên và học sinh đều có thể viết lên trên mặt bảng. IWB có kích cỡ lớn, giúp học sinh dễ dàng quan sát. Với IWB, các giáo viên có thể kết nối Internet, sử dụng các phần mềm có những công cụ chú giải, thư viện hình ảnh, bản đồ, biểu đồ... Giáo viên có thể sử dụng IWB để in tài liệu hoặc gửi cho học sinh qua thư điện tử hay đưa lên trang web của nhà trường. Với IWB, giáo viên có thể biến lớp học thành một môi trường mang tính tương tác cao. Học sinh vừa lắng nghe và chủ động tham gia thảo luận trong lớp thay vì chỉ ghi chép.
Tuy nhiên, IWB cũng có điểm yếu là chi phí quá cao. Đây là công cụ điện tử, do đó cũng dễ bị hỏng hóc nếu không được xử lý đúng cách. Việc dạy học bằng IWB đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ và có kỹ năng vi tính. Do đó, nhiều giáo viên, kể cả ở phương Tây, cũng không quen với việc sử dụng IWB. Tuy nhiên công cụ này đang ngày càng trở nên phổ biến.
Có một điều chắc chắn là ở các nước phương Tây, hiếm có trường học nào lại trang bị màn hình tivi cho lớp học.
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: