- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Ra trường với tấm bằng cử nhân, thế nhưng không ít người lại chới với trên con đường lập nghiệp. Ngoài lý do yếu kém về chuyên môn, kỹ năng thì không ít người lại do chọn nhầm nghề, cầm tấm bằng “lệch” với đam mê của bản thân.
Chọn nghề để “ngồi văn phòng”
Năm 2009, Hương tốt nghiệp với tấm bằng loại Khá ngành Quản trị kinh doanh tại một trường ĐH có tiếng ở TPHCM. Biết mình chọn nhầm nghề từ lâu nhưng nghĩ đơn giản, có bằng thì đi xin việc nên Hương vào làm tại phòng kinh doanh cho một số công ty.
Hương cho biết, từ nhỏ cô đã rất thích trẻ con, muốn theo nghề Sư phạm mầm non. Thế nhưng bố mẹ Hương nhất quyết không chịu, bắt Hương phải thi ngành kinh tế chỉ vì khi đó thấy nhiều anh chị trong làng làm nghề “ngồi văn phòng” lương cao ngất ngưởng, mỗi lần về quê trông rất... oách.
Có những sinh viên sau thời gian ngồi ở ghế giảng đường...
Gần 5 năm trời làm công việc mình được đào tạo chuyên môn, Hương càng khẳng định rõ mình không thích lẫn không có năng lực với kinh doanh buôn bán, Hương làm việc như thể chỉ chờ “cuối tháng nhận lương”. Công việc của cô cũng không ổn định, nơi nào Hương cũng chỉ làm được thời gian thì chán chường xin nghỉ hoặc bị cho nghỉ.
Nhiều khi Hương cũng muốn vứt bỏ để làm lại nhưng lúc này không chỉ áp lực gia đình mà Hương còn phải lo nuôi thân nên vẫn đeo đuổi công việc “ngồi văn phòng” với tâm lý buồn chán, không có được niềm say mê trong công việc.
Từng về quê đi dạy một thời gian, Hùng, 26 tuổi, cử nhân Sư phạm Sử quay lại thành phố xin việc. Khó khăn lớn nhất của Hùng là đến lúc này, cậu vẫn không xác định được đam mê thật sự của mình. Hùng chỉ có thể chắc chắn là mình không yêu nghề giáo, trước Hùng thi sư phạm do không mất học phí và vì học khối C nên chẳng biết thi gì hơn.
...rơi vào cảnh chông chênh giữa nghề được đào tạo và nghề thuộc về đam mê. (Ảnh minh họa).
Với tấm bằng cử nhân sư phạm Sử, việc Hùng xin các công việc khác cực kỳ khó. Hơn một năm nay, “ông giáo” này sống ghép cùng các bạn sinh viên (SV) trong phòng trọ với mức giá 500.000 đồng/người ở Gò Vấp (TPHCM), làm đủ công việc như truyền thông, tiếp thị, bán hàng…
Phải “bám” việc mình không có đam mê như Hương, hay “gác” bằng cấp lại, làm trái ngành để theo đuổi hướng đi khác như Hùng là hoàn cảnh của không ít SV khi ra trường. Mà trong nguyên nhân bản thân họ hiểu rõ nhất là do trước đây đã chọn sai ngành.
Nhiều khảo sát chỉ ra, tỷ lệ SV chọn nhầm ngành học rất lớn. Gần đây, kết quả khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý (Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) chỉ ra có trên 65% SV năm nhất tại một số trường không hiểu rõ về ngành học của mình, trên 50% bạn không biết học xong sẽ làm việc gì cùng một tỷ lệ rất cao các bạn học xong mới nhận ra mình không hợp, không thích.
Nghề sai như “gông đeo cổ”
ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) cho hay, việc chọn nghề cực kỳ quan trọng với cuộc đời mỗi người. Thế nhưng chúng ta đang tồn tại quy trình ngược là chọn nghề trước khi hiểu về bản thân. Các bạn học phổ thông, chưa hiểu rõ về các ngành nghề, chưa trả lời được câu hỏi “Mình sống để làm gì?” và cũng chưa rõ tiềm năng ưu điểm và hạn chế bản thân đã phải ra quyết định ảnh hưởng đến cả đời.
Từ khi học phổ thông, một số học sinh đã thiếu sự định hướng rõ ràng trong việc chọn nghề. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Trưng Vương, TPHCM tham gia buổi tư vấn chọn trường thi.
Vào ĐH hoặc khi trường, họ mới vỡ lẽ về con người mình, nhận ra công việc mình yêu thích thì và “vỡ mộng” khi đối diện với công việc đúng chuyên ngành đào tạo. Điều này dẫn đến bi kịch nghề được đào tạo thì các bạn không yêu thích, không thể hiện được hết mình. Nghề yêu thích lại không được đào tạo, không có chuyên môn nên hiệu quả công việc cũng không cao dễ dẫn đến tâm lý cay cú, ức chế.
Ngoài góc độ cá nhân, việc chọn sai ngành nghề của lao động làm xã hội tốn kém cho việc đào tạo, tình trạng làm trái ngành nghề còn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.
Nhiều nhà tuyển dụng cho hay, ngoài lý do về kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng thì một trong những lý do hàng đầu mà doanh nghiệp “lắc đầu” với SV ra trường là các bạn không xác định được công việc, mục tiêu của mình. Mà nguyên nhân là do họ chọn nghề không xuất phát từ đam mê và sự hiểu biết về nghề. Điều này dẫn đến nghịch lý, cử nhân ra trường không xin được việc, còn các doanh nghiệp không tuyển nổi người.
“Ứng viên thiếu kinh nghiệm, kỹ năng có thể trau dồi trong quá trình làm việc. Nhưng nếu các bạn thiếu đam mê thì thật sự rất khó. Không học ĐH bạn vẫn có thể thành công, còn thiếu đam mê, định hướng khó cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động”, phó tổng giám đốc một công ty trang sức tại TPHCM khẳng định.
Không yêu ngành theo học do chọn sai hoặc bị gia đình ép buộc nên trong quá trình học tập, thiếu đi mục tiêu rõ ràng nên người học cũng khó dành hết sự tâm huyết học hỏi, đầu tư cho kiến thức chuyên môn. Không ít SV ham chơi, lười học bởi họ không trả lời được câu hỏi “mình học để làm gì”.
Theo ThS Khắc Hiếu, đây là hệ lụy của công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả. Việc hướng nghiệp mới chỉ đơn thuần là dăm ba tiết học, những buổi tư vấn trên sân trường cả nghìn học sinh xoay quanh nội dung trường nào có đào tạo ngành đó, ngành này được chuộng, ngành kia nghe nói xã hội đang cần… chứ hoàn toàn không giúp cho các bạn trẻ nhận ra năng khiếu, tính cách và hứng thú của mình.
Khi còn có tình trạng người học chọn sai nghề thì sẽ còn cảnh những cử nhân chưa hết lòng cho công việc. Và lúc này, tấm bằng chuyên ngành như thể “chiếc gông đeo cổ”, bỏ cũng không đặng mà "đeo" cũng không dễ.
Chọn nghề để “ngồi văn phòng”
Năm 2009, Hương tốt nghiệp với tấm bằng loại Khá ngành Quản trị kinh doanh tại một trường ĐH có tiếng ở TPHCM. Biết mình chọn nhầm nghề từ lâu nhưng nghĩ đơn giản, có bằng thì đi xin việc nên Hương vào làm tại phòng kinh doanh cho một số công ty.
Hương cho biết, từ nhỏ cô đã rất thích trẻ con, muốn theo nghề Sư phạm mầm non. Thế nhưng bố mẹ Hương nhất quyết không chịu, bắt Hương phải thi ngành kinh tế chỉ vì khi đó thấy nhiều anh chị trong làng làm nghề “ngồi văn phòng” lương cao ngất ngưởng, mỗi lần về quê trông rất... oách.
Gần 5 năm trời làm công việc mình được đào tạo chuyên môn, Hương càng khẳng định rõ mình không thích lẫn không có năng lực với kinh doanh buôn bán, Hương làm việc như thể chỉ chờ “cuối tháng nhận lương”. Công việc của cô cũng không ổn định, nơi nào Hương cũng chỉ làm được thời gian thì chán chường xin nghỉ hoặc bị cho nghỉ.
Nhiều khi Hương cũng muốn vứt bỏ để làm lại nhưng lúc này không chỉ áp lực gia đình mà Hương còn phải lo nuôi thân nên vẫn đeo đuổi công việc “ngồi văn phòng” với tâm lý buồn chán, không có được niềm say mê trong công việc.
Từng về quê đi dạy một thời gian, Hùng, 26 tuổi, cử nhân Sư phạm Sử quay lại thành phố xin việc. Khó khăn lớn nhất của Hùng là đến lúc này, cậu vẫn không xác định được đam mê thật sự của mình. Hùng chỉ có thể chắc chắn là mình không yêu nghề giáo, trước Hùng thi sư phạm do không mất học phí và vì học khối C nên chẳng biết thi gì hơn.
Với tấm bằng cử nhân sư phạm Sử, việc Hùng xin các công việc khác cực kỳ khó. Hơn một năm nay, “ông giáo” này sống ghép cùng các bạn sinh viên (SV) trong phòng trọ với mức giá 500.000 đồng/người ở Gò Vấp (TPHCM), làm đủ công việc như truyền thông, tiếp thị, bán hàng…
Phải “bám” việc mình không có đam mê như Hương, hay “gác” bằng cấp lại, làm trái ngành để theo đuổi hướng đi khác như Hùng là hoàn cảnh của không ít SV khi ra trường. Mà trong nguyên nhân bản thân họ hiểu rõ nhất là do trước đây đã chọn sai ngành.
Nhiều khảo sát chỉ ra, tỷ lệ SV chọn nhầm ngành học rất lớn. Gần đây, kết quả khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý (Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) chỉ ra có trên 65% SV năm nhất tại một số trường không hiểu rõ về ngành học của mình, trên 50% bạn không biết học xong sẽ làm việc gì cùng một tỷ lệ rất cao các bạn học xong mới nhận ra mình không hợp, không thích.
Nghề sai như “gông đeo cổ”
ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) cho hay, việc chọn nghề cực kỳ quan trọng với cuộc đời mỗi người. Thế nhưng chúng ta đang tồn tại quy trình ngược là chọn nghề trước khi hiểu về bản thân. Các bạn học phổ thông, chưa hiểu rõ về các ngành nghề, chưa trả lời được câu hỏi “Mình sống để làm gì?” và cũng chưa rõ tiềm năng ưu điểm và hạn chế bản thân đã phải ra quyết định ảnh hưởng đến cả đời.
Vào ĐH hoặc khi trường, họ mới vỡ lẽ về con người mình, nhận ra công việc mình yêu thích thì và “vỡ mộng” khi đối diện với công việc đúng chuyên ngành đào tạo. Điều này dẫn đến bi kịch nghề được đào tạo thì các bạn không yêu thích, không thể hiện được hết mình. Nghề yêu thích lại không được đào tạo, không có chuyên môn nên hiệu quả công việc cũng không cao dễ dẫn đến tâm lý cay cú, ức chế.
Ngoài góc độ cá nhân, việc chọn sai ngành nghề của lao động làm xã hội tốn kém cho việc đào tạo, tình trạng làm trái ngành nghề còn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.
Nhiều nhà tuyển dụng cho hay, ngoài lý do về kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng thì một trong những lý do hàng đầu mà doanh nghiệp “lắc đầu” với SV ra trường là các bạn không xác định được công việc, mục tiêu của mình. Mà nguyên nhân là do họ chọn nghề không xuất phát từ đam mê và sự hiểu biết về nghề. Điều này dẫn đến nghịch lý, cử nhân ra trường không xin được việc, còn các doanh nghiệp không tuyển nổi người.
“Ứng viên thiếu kinh nghiệm, kỹ năng có thể trau dồi trong quá trình làm việc. Nhưng nếu các bạn thiếu đam mê thì thật sự rất khó. Không học ĐH bạn vẫn có thể thành công, còn thiếu đam mê, định hướng khó cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động”, phó tổng giám đốc một công ty trang sức tại TPHCM khẳng định.
Không yêu ngành theo học do chọn sai hoặc bị gia đình ép buộc nên trong quá trình học tập, thiếu đi mục tiêu rõ ràng nên người học cũng khó dành hết sự tâm huyết học hỏi, đầu tư cho kiến thức chuyên môn. Không ít SV ham chơi, lười học bởi họ không trả lời được câu hỏi “mình học để làm gì”.
Theo ThS Khắc Hiếu, đây là hệ lụy của công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả. Việc hướng nghiệp mới chỉ đơn thuần là dăm ba tiết học, những buổi tư vấn trên sân trường cả nghìn học sinh xoay quanh nội dung trường nào có đào tạo ngành đó, ngành này được chuộng, ngành kia nghe nói xã hội đang cần… chứ hoàn toàn không giúp cho các bạn trẻ nhận ra năng khiếu, tính cách và hứng thú của mình.
Khi còn có tình trạng người học chọn sai nghề thì sẽ còn cảnh những cử nhân chưa hết lòng cho công việc. Và lúc này, tấm bằng chuyên ngành như thể “chiếc gông đeo cổ”, bỏ cũng không đặng mà "đeo" cũng không dễ.
Theo Dân Trí
Hiệu chỉnh bởi quản lý: