thuongchip
Thành viên
- Tham gia
- 2/12/2022
- Bài viết
- 29
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình có hơn 14 triệu phụ nữ trên toàn thế giới bị hiện tượng băng huyết sau sinh thường/mổ vào mỗi năm. Tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 3% – 8%.Vậy băng huyết sau sinh biến chứng như thế nào, có nguy hiểm không, mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây để có thêm kiến thức chăm sóc sau sinh tại nhà .
Một vài những yếu tố dẫn đến nguy cơ băng huyết sau sinh:
Đờ tử cung: em bé chào đời nhưng tử cung không thể co hồi trở lại, cơ tử cung co không đủ mạnh dẫn đến máu vẫn tiếp tục chảy khiến mẹ bị mất máu quá nhiều.
Bánh nhau bất thường: một số bất thường về bánh nhau như nhau tiền đạo hay nhau cài răng lược, nhau thai bám thấp,…cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị băng huyết.
Tổn thương đường sinh dục: trường hợp bị tổn thương đường sinh dục như âm đạo, tử cung của sản phụ bị rách hoặc vỡ do khó đẻ, đẻ rơi, đẻ quá nhanh.
Rối loạn đông máu: các bệnh lý rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết có thể gây ra biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.
Nếu không được điều trị kịp thời, băng huyết sau sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Hội chứng thiếu máu thiếu sắt, choáng do giảm thể tích tuần hoàn.
Suy thận, suy đa cơ quan hoặc nhiễm trùng hậu sản.
Đối mặt với viêm tắc khối huyết tĩnh mạch.
Hội chứng sheehan khiến sản phụ bị suy nhược cơ thể sau sinh, bé bú thiếu sữa mẹ, thậm chí là vô kinh.
Đối với mẹ phải cắt bỏ tử cung thì sau này khả năng tiếp tục mang thai là không thể.
Ở trường hợp xấu mất quá nhiều máu có thể gây tử vong.
Kết hợp tìm hiểu băng huyết sau sinh biến chứng như thế nào, mẹ quan tâm thêm những dấu hiệu của tình trạng này như:
Chảy máu liên tục, ồ ạt ở đường sinh dục trong khoảng 24 giờ đầu sau khi sinh.
Máu chảy ra ngoài có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu loãng hoặc bị vón cục.
Huyết áp tụt, nhịp tim tăng nhanh, tim đập không đều đặn.
Vã mồ hôi, chân tay lạnh buốt, vã mồ hôi và da xanh xao bất thường, niêm mạc nhợt nhạt.
Số lượng hồng cầu bị tụt giảm và trên xương vệ không tìm thấy khối cầu an toàn.
Vùng âm đạo bị sưng và đau, tử cung sản phụ có dấu hiệu mềm, nhão và không co hồi tốt.
Băng huyết hậu sản xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó tùy thuộc vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Bị băng huyết do đờ tử cung: tiến hành xoa bóp tử cung giúp kích thích tử cung co thắt, dùng thuốc co hồi tử cung và nhanh chóng truyền máu hoặc truyền dịch cho sản phụ. Một số trường hợp bác sĩ sẽ phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung để hạn chế nguy cơ máu chảy ồ ạt.
Bị băng huyết do bánh nhau bất thường: bác sĩ sẽ truyền dịch (truyền máu khi cần thiết), dùng thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau khi còn sót bánh nhau. Đối với bánh nhau không bong sẽ tiến hành bóc nhau, kiểm soát tử cung và phẫu thuật nếu cần.
Bị băng huyết do tổn thương cơ quan sinh dục: khâu phục hồi đường sinh dục và phá khối tụ máu.
Bị băng huyết do rối loạn đông máu: sẽ hướng dẫn điều trị chi tiết theo từng nguyên nhân cụ thể.
Sau quá trình xử lý của bác sĩ, mẹ cũng cần chú trọng nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, tích cực ăn thực phẩm giàu sắt và duy trì sử dụng viên sắt cho mẹ sau sinh để nhanh chóng bù lại lượng máu đã mất. Mẹ lưu ý chọn viên sắt hữu cơ dễ hấp thụ, bổ sung liều lượng hợp lý và đúng cách sẽ giúp đạt hiệu quả cao.
Băng huyết là tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm đồng thời cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở sản phụ sau sinh. Do đó khi thấy dấu hiệu bất thường mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chúc mẹ sau sinh sớm lấy lại sức khỏe, vóc dáng như ban đầu và nuôi dạy bé yêu lớn khôn toàn diện!
Nguyên nhân dẫn đến băng huyết
Một vài những yếu tố dẫn đến nguy cơ băng huyết sau sinh:
Đờ tử cung: em bé chào đời nhưng tử cung không thể co hồi trở lại, cơ tử cung co không đủ mạnh dẫn đến máu vẫn tiếp tục chảy khiến mẹ bị mất máu quá nhiều.
Bánh nhau bất thường: một số bất thường về bánh nhau như nhau tiền đạo hay nhau cài răng lược, nhau thai bám thấp,…cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị băng huyết.
Tổn thương đường sinh dục: trường hợp bị tổn thương đường sinh dục như âm đạo, tử cung của sản phụ bị rách hoặc vỡ do khó đẻ, đẻ rơi, đẻ quá nhanh.
Rối loạn đông máu: các bệnh lý rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết có thể gây ra biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.
Biến chứng có thể gặp khi bị băng huyết sau sinh
Nếu không được điều trị kịp thời, băng huyết sau sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Hội chứng thiếu máu thiếu sắt, choáng do giảm thể tích tuần hoàn.
Suy thận, suy đa cơ quan hoặc nhiễm trùng hậu sản.
Đối mặt với viêm tắc khối huyết tĩnh mạch.
Hội chứng sheehan khiến sản phụ bị suy nhược cơ thể sau sinh, bé bú thiếu sữa mẹ, thậm chí là vô kinh.
Đối với mẹ phải cắt bỏ tử cung thì sau này khả năng tiếp tục mang thai là không thể.
Ở trường hợp xấu mất quá nhiều máu có thể gây tử vong.
Kết hợp tìm hiểu băng huyết sau sinh biến chứng như thế nào, mẹ quan tâm thêm những dấu hiệu của tình trạng này như:
Chảy máu liên tục, ồ ạt ở đường sinh dục trong khoảng 24 giờ đầu sau khi sinh.
Máu chảy ra ngoài có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu loãng hoặc bị vón cục.
Huyết áp tụt, nhịp tim tăng nhanh, tim đập không đều đặn.
Vã mồ hôi, chân tay lạnh buốt, vã mồ hôi và da xanh xao bất thường, niêm mạc nhợt nhạt.
Số lượng hồng cầu bị tụt giảm và trên xương vệ không tìm thấy khối cầu an toàn.
Vùng âm đạo bị sưng và đau, tử cung sản phụ có dấu hiệu mềm, nhão và không co hồi tốt.
Cách xử trí khi bị băng huyết sau sinh
Băng huyết hậu sản xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó tùy thuộc vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Bị băng huyết do đờ tử cung: tiến hành xoa bóp tử cung giúp kích thích tử cung co thắt, dùng thuốc co hồi tử cung và nhanh chóng truyền máu hoặc truyền dịch cho sản phụ. Một số trường hợp bác sĩ sẽ phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung để hạn chế nguy cơ máu chảy ồ ạt.
Bị băng huyết do bánh nhau bất thường: bác sĩ sẽ truyền dịch (truyền máu khi cần thiết), dùng thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau khi còn sót bánh nhau. Đối với bánh nhau không bong sẽ tiến hành bóc nhau, kiểm soát tử cung và phẫu thuật nếu cần.
Bị băng huyết do tổn thương cơ quan sinh dục: khâu phục hồi đường sinh dục và phá khối tụ máu.
Bị băng huyết do rối loạn đông máu: sẽ hướng dẫn điều trị chi tiết theo từng nguyên nhân cụ thể.
Sau quá trình xử lý của bác sĩ, mẹ cũng cần chú trọng nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, tích cực ăn thực phẩm giàu sắt và duy trì sử dụng viên sắt cho mẹ sau sinh để nhanh chóng bù lại lượng máu đã mất. Mẹ lưu ý chọn viên sắt hữu cơ dễ hấp thụ, bổ sung liều lượng hợp lý và đúng cách sẽ giúp đạt hiệu quả cao.
Băng huyết là tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm đồng thời cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở sản phụ sau sinh. Do đó khi thấy dấu hiệu bất thường mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chúc mẹ sau sinh sớm lấy lại sức khỏe, vóc dáng như ban đầu và nuôi dạy bé yêu lớn khôn toàn diện!