- Tham gia
- 5/10/2013
- Bài viết
- 1.764
Các nhà khoa học đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy, suy nghĩ tiêu cực có thể đẩy bạn đến gần hơn với Thần Chết.
Đã từ lâu, loài người đã nhận thấy suy nghĩ tích cực có thể giúp chữa trị nhiều loại bệnh, cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng việc suy nghĩ nặng nề, có phần tiêu cực nguy hiểm như bất kỳ loại virus gây bệnh nào.
Nó có thể gây ra nhiều triệu chứng bệnh như nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, thậm chí dẫn đến cái chết. Các khoa học gia đặt tên cho hiện tượng này là “hiệu ứng nocebo”.
Từ trò đùa chết người...
Các bác sĩ có lẽ là người hiểu rất rõ về việc niềm tin có thể gây chết người. Điều này đã được chứng minh qua nhiều ví dụ thực tế, như câu chuyện xảy ra với người bạn của một y sĩ người Pháp - Erich Menninger von Lerchenthal vào thế kỷ XVIII và được ông ghi lại.
Khi còn đang theo học, các sinh viên luôn bắt nạt một bạn học vì bị cho là đáng ghét. Người này luôn là mục tiêu trêu đùa cũng như đe dọa của nhiều sinh viên khác trong trường. Trong một lần, sinh viên trong trường nảy ra ý định đùa giỡn bằng cách chặt đầu cậu sinh viên đó.
Sau khi bị bịt mắt, họ đưa phần đầu cậu sinh viên lên thớt, rồi đặt một miếng vải ướt lên cổ cậu ta. Tin rằng đó là “nụ hôn thần chết” từ lưỡi dao thép, cậu sinh viên tội nghiệp đã quá sợ hãi và tử vong tại chỗ.
Thời đó, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khả năng trị bệnh của tâm trí, chính là “hiệu ứng giả dược" (placebo effect). Chỉ cần đặt niềm tin vào những điều bác sĩ làm, tình trạng bệnh nhân sẽ tiến triển, dù thực tế gần như không có phương pháp điều trị nào.
Tuy nhiên, có nhiều báo cáo ghi nhận bệnh nhân điều trị theo hiệu ứng giả dược xuất hiện tác dụng phụ: đau đầu, buồn nôn… Đó là do tuy họ chỉ sử dụng “thuốc fake”, các bác sĩ vẫn đưa chỉ dẫn như thuốc thật, đi kèm tác dụng phụ. Chính việc này đã khiến nhiều người “kỳ vọng” vào tác dụng phụ và bằng cách nào đó não bộ đã khiến chúng thực sự xảy ra.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, hiệu ứng nocebo (luôn cảm thấy nặng nề, suy nghĩ tiêu cực) trở nên phổ biến. Theo nghiên cứu của bác sĩ Dimos Mitsikostas thuộc bệnh viện Athens Naval (Hy Lạp), trong lịch sử đã có nhiều trường hợp hiệu ứng nocebo quá mạnh trong quá trình điều trị.
Như trong thử nghiệm điều trị chứng Parkinson bằng hiệu ứng giả dược, chỉ 65% ghi nhận có tiến triển và hơn 10% phải từ bỏ do hiệu ứng nocebo - một tỷ lệ khá cao.
Thậm chí, một số tác dụng phụ từ hiệu ứng nocebo còn xuất hiện trên da, gây những cơn đau thể chất - mà theo bác sĩ Mitsikostas là “Không thể tin được”.
Như trường hợp của "Mr A" do bác sĩ Roy Reeves ghi nhận vào năm 2007. Mr A mắc chứng trầm cảm và quyết định uống nguyên một lọ thuốc lớn. Sau đó vì quá hối hận, ông vội vào viện và gục ngã tại bàn lễ tân với các triệu chứng nghiêm trọng: huyết áp giảm mạnh, khó thở. Tuy nhiên sau khi xét nghiệm máu lại không cho thấy dấu hiệu của thuốc.
Kết quả là Mr A đã tham gia chữa trị dựa trên hiệu ứng giả dược và đã uống “thuốc đường” quá liều, khiến hiệu ứng nocebo kích hoạt.
Sau khi biết tin, Mr A nhanh chóng hồi phục, nhưng điều này cũng cho thấy hiệu ứng nocebo thực sự có thể giết ông. Đây là nhận xét được đưa ra bởi Fabrizio Benedetti - bác sĩ thuộc Đại học Y Turin. Ông cũng cho biết, nếu niềm tin và nỗi sợ quá lớn, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone và hỗn hợp đó có thể gây chết người.
... đến những “tin đồn” về bệnh
Việc bác sĩ có thể vô tình khiến bệnh trở nặng là hoàn toàn có thể xảy ra. Và sự thực là chỉ cần một vài tin đồn có thể khiến tinh thần một người bất ổn, dễ dàng xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau.
Vào năm 2014, Benedetti đã thực hiện một chuyến dã ngoại với 100 sinh viên. Họ cùng nhau leo lên dãy Alps, (Ý) ở độ cao khoảng 3.000m so với mực nước biển. Tuy nhiên trước chuyến đi, ông đã tiết lộ với một học sinh rằng, họ có thể mắc chứng say độ cao, cụ thể mức không khí loãng có thể gây đau nửa đầu.
Cho đến ngày đi, ông nhận thấy, tin đồn đã lan rộng hơn 1/4 nhóm và những người đang trải qua cơn đau khủng khiếp nhất chính là những người nghe đầu tiên.
Ngoài ra, xét nghiệm nước bọt của các sinh viên này cũng cho thấy về những phản ứng quá mức bình thường đối với môi trường nồng độ oxy thấp, bao gồm các enzyme gây đau đầu.
Benedetti cho biết, “Cơ chế sinh học não bộ đã làm thay đổi khiến bệnh lây lan trong cộng đồng từ một cá nhân”.
Nói cách khác, những suy nghĩ tiêu cực tiếp nhận qua bạn bè, hàng xóm, có thể lây lan rất nhanh - gây nên hiệu ứng nocebo cộng đồng. Thậm chí, một nghiên cứu khác còn cho thấy hiệu ứng nocebo có thể lan truyền chỉ thông qua việc quan sát - như việc nhìn thấy một bệnh nhân đau đớn sẽ khiến bệnh nhân khác thậm chí còn đau hơn.
Ngày nay, nhiều chứng rối loạn của con người có liên quan đến hiệu ứng nocebo như chứng “nhạy cảm điện từ” - một chứng dị ứng với sóng điện thoại hoặc Wifi. Thậm chí, nhiều người còn bọc mình trong túi kim loại nhằm tránh sự phiền nhiễu của các loại sóng.
Tuy nhiên, rất nhiều thí nghiệm cho thấy bệnh nhân cũng có các triệu chứng tương tự khi ngủ cạnh “đồ fake” - không mang bất kỳ loại sóng điện từ nào. Ngay cả cựu chủ tịch WHO cũng bị ảnh hưởng - bà cấm mọi thiết bị phát ra sóng đặt trong phòng mình, cả điện thoại di động vì cho rằng đó là thủ phạm khiến bà đau đầu.
Hiệu ứng này còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo nhiều cách, như thực phẩm. Theo một khảo sát tại Anh, 20% người cho rằng dạ dày họ không thể hấp thụ một số loại thức ăn nhất định, nhưng thực tế chỉ 10% số đó là thực sự có vấn đề.
Và giải pháp của các nhà khoa học
Thực tế cho thấy, việc xóa bỏ niềm tin là điều không dễ dàng và truyền thông có thể phải chịu trách nhiệm cho điều này.
Năm 2013, nhà khoa học James Rubin tại Anh đã phát hiện ra rằng, một đoạn video ngắn về chứng nhạy cảm điện từ cũng đủ để khiến người xem “phát bệnh” sau đó.
Một số chứng bệnh khác như “hội chứng tuabin gió”- chứng mất ngủ vì cối xay gió - lan truyền sau một mẩu tin truyền hình. Nói cách khác, việc lo sợ cho sức khỏe là nguyên nhân chính khiến mọi người cảm thấy mình bị ốm.
Đối với các bác sĩ, hiệu ứng nocebo đang là "câu hỏi khó" trong y học hiện đại. Bác sĩ bắt buộc phải thành thật về thông tin tác dụng phụ của thuốc nhưng hiệu ứng nocebo lại khiến bản thân thông tin trở nên nguy hiểm cho bệnh nhân.
Các chuyên gia cho rằng, cần sớm phát triển những quy trình mới về việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân, vì tính chất lan truyền của hiệu ứng nocebo có thể khiến tác dụng phụ trên cá nhân lan truyền ra tập thể.
Bên cạnh đó, giáo dục cũng là một phương pháp khả thi. Bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân về việc cảnh giác với chính suy nghĩ tiêu cực của bản thân mình.
* Bài viết đưa ra quan điểm của nhà khoa học David Robson đăng trên BBC.
Theo H.Đ / Trí Thức Trẻ
Đã từ lâu, loài người đã nhận thấy suy nghĩ tích cực có thể giúp chữa trị nhiều loại bệnh, cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng việc suy nghĩ nặng nề, có phần tiêu cực nguy hiểm như bất kỳ loại virus gây bệnh nào.
Nó có thể gây ra nhiều triệu chứng bệnh như nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, thậm chí dẫn đến cái chết. Các khoa học gia đặt tên cho hiện tượng này là “hiệu ứng nocebo”.
Từ trò đùa chết người...
Các bác sĩ có lẽ là người hiểu rất rõ về việc niềm tin có thể gây chết người. Điều này đã được chứng minh qua nhiều ví dụ thực tế, như câu chuyện xảy ra với người bạn của một y sĩ người Pháp - Erich Menninger von Lerchenthal vào thế kỷ XVIII và được ông ghi lại.
Khi còn đang theo học, các sinh viên luôn bắt nạt một bạn học vì bị cho là đáng ghét. Người này luôn là mục tiêu trêu đùa cũng như đe dọa của nhiều sinh viên khác trong trường. Trong một lần, sinh viên trong trường nảy ra ý định đùa giỡn bằng cách chặt đầu cậu sinh viên đó.
Sau khi bị bịt mắt, họ đưa phần đầu cậu sinh viên lên thớt, rồi đặt một miếng vải ướt lên cổ cậu ta. Tin rằng đó là “nụ hôn thần chết” từ lưỡi dao thép, cậu sinh viên tội nghiệp đã quá sợ hãi và tử vong tại chỗ.
Thời đó, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khả năng trị bệnh của tâm trí, chính là “hiệu ứng giả dược" (placebo effect). Chỉ cần đặt niềm tin vào những điều bác sĩ làm, tình trạng bệnh nhân sẽ tiến triển, dù thực tế gần như không có phương pháp điều trị nào.
Tuy nhiên, có nhiều báo cáo ghi nhận bệnh nhân điều trị theo hiệu ứng giả dược xuất hiện tác dụng phụ: đau đầu, buồn nôn… Đó là do tuy họ chỉ sử dụng “thuốc fake”, các bác sĩ vẫn đưa chỉ dẫn như thuốc thật, đi kèm tác dụng phụ. Chính việc này đã khiến nhiều người “kỳ vọng” vào tác dụng phụ và bằng cách nào đó não bộ đã khiến chúng thực sự xảy ra.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, hiệu ứng nocebo (luôn cảm thấy nặng nề, suy nghĩ tiêu cực) trở nên phổ biến. Theo nghiên cứu của bác sĩ Dimos Mitsikostas thuộc bệnh viện Athens Naval (Hy Lạp), trong lịch sử đã có nhiều trường hợp hiệu ứng nocebo quá mạnh trong quá trình điều trị.
Như trong thử nghiệm điều trị chứng Parkinson bằng hiệu ứng giả dược, chỉ 65% ghi nhận có tiến triển và hơn 10% phải từ bỏ do hiệu ứng nocebo - một tỷ lệ khá cao.
Thậm chí, một số tác dụng phụ từ hiệu ứng nocebo còn xuất hiện trên da, gây những cơn đau thể chất - mà theo bác sĩ Mitsikostas là “Không thể tin được”.
Như trường hợp của "Mr A" do bác sĩ Roy Reeves ghi nhận vào năm 2007. Mr A mắc chứng trầm cảm và quyết định uống nguyên một lọ thuốc lớn. Sau đó vì quá hối hận, ông vội vào viện và gục ngã tại bàn lễ tân với các triệu chứng nghiêm trọng: huyết áp giảm mạnh, khó thở. Tuy nhiên sau khi xét nghiệm máu lại không cho thấy dấu hiệu của thuốc.
Kết quả là Mr A đã tham gia chữa trị dựa trên hiệu ứng giả dược và đã uống “thuốc đường” quá liều, khiến hiệu ứng nocebo kích hoạt.
Sau khi biết tin, Mr A nhanh chóng hồi phục, nhưng điều này cũng cho thấy hiệu ứng nocebo thực sự có thể giết ông. Đây là nhận xét được đưa ra bởi Fabrizio Benedetti - bác sĩ thuộc Đại học Y Turin. Ông cũng cho biết, nếu niềm tin và nỗi sợ quá lớn, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone và hỗn hợp đó có thể gây chết người.
... đến những “tin đồn” về bệnh
Việc bác sĩ có thể vô tình khiến bệnh trở nặng là hoàn toàn có thể xảy ra. Và sự thực là chỉ cần một vài tin đồn có thể khiến tinh thần một người bất ổn, dễ dàng xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau.
Vào năm 2014, Benedetti đã thực hiện một chuyến dã ngoại với 100 sinh viên. Họ cùng nhau leo lên dãy Alps, (Ý) ở độ cao khoảng 3.000m so với mực nước biển. Tuy nhiên trước chuyến đi, ông đã tiết lộ với một học sinh rằng, họ có thể mắc chứng say độ cao, cụ thể mức không khí loãng có thể gây đau nửa đầu.
Cho đến ngày đi, ông nhận thấy, tin đồn đã lan rộng hơn 1/4 nhóm và những người đang trải qua cơn đau khủng khiếp nhất chính là những người nghe đầu tiên.
Ngoài ra, xét nghiệm nước bọt của các sinh viên này cũng cho thấy về những phản ứng quá mức bình thường đối với môi trường nồng độ oxy thấp, bao gồm các enzyme gây đau đầu.
Benedetti cho biết, “Cơ chế sinh học não bộ đã làm thay đổi khiến bệnh lây lan trong cộng đồng từ một cá nhân”.
Nói cách khác, những suy nghĩ tiêu cực tiếp nhận qua bạn bè, hàng xóm, có thể lây lan rất nhanh - gây nên hiệu ứng nocebo cộng đồng. Thậm chí, một nghiên cứu khác còn cho thấy hiệu ứng nocebo có thể lan truyền chỉ thông qua việc quan sát - như việc nhìn thấy một bệnh nhân đau đớn sẽ khiến bệnh nhân khác thậm chí còn đau hơn.
Ngày nay, nhiều chứng rối loạn của con người có liên quan đến hiệu ứng nocebo như chứng “nhạy cảm điện từ” - một chứng dị ứng với sóng điện thoại hoặc Wifi. Thậm chí, nhiều người còn bọc mình trong túi kim loại nhằm tránh sự phiền nhiễu của các loại sóng.
Tuy nhiên, rất nhiều thí nghiệm cho thấy bệnh nhân cũng có các triệu chứng tương tự khi ngủ cạnh “đồ fake” - không mang bất kỳ loại sóng điện từ nào. Ngay cả cựu chủ tịch WHO cũng bị ảnh hưởng - bà cấm mọi thiết bị phát ra sóng đặt trong phòng mình, cả điện thoại di động vì cho rằng đó là thủ phạm khiến bà đau đầu.
Hiệu ứng này còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo nhiều cách, như thực phẩm. Theo một khảo sát tại Anh, 20% người cho rằng dạ dày họ không thể hấp thụ một số loại thức ăn nhất định, nhưng thực tế chỉ 10% số đó là thực sự có vấn đề.
Và giải pháp của các nhà khoa học
Thực tế cho thấy, việc xóa bỏ niềm tin là điều không dễ dàng và truyền thông có thể phải chịu trách nhiệm cho điều này.
Năm 2013, nhà khoa học James Rubin tại Anh đã phát hiện ra rằng, một đoạn video ngắn về chứng nhạy cảm điện từ cũng đủ để khiến người xem “phát bệnh” sau đó.
Một số chứng bệnh khác như “hội chứng tuabin gió”- chứng mất ngủ vì cối xay gió - lan truyền sau một mẩu tin truyền hình. Nói cách khác, việc lo sợ cho sức khỏe là nguyên nhân chính khiến mọi người cảm thấy mình bị ốm.
Đối với các bác sĩ, hiệu ứng nocebo đang là "câu hỏi khó" trong y học hiện đại. Bác sĩ bắt buộc phải thành thật về thông tin tác dụng phụ của thuốc nhưng hiệu ứng nocebo lại khiến bản thân thông tin trở nên nguy hiểm cho bệnh nhân.
Các chuyên gia cho rằng, cần sớm phát triển những quy trình mới về việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân, vì tính chất lan truyền của hiệu ứng nocebo có thể khiến tác dụng phụ trên cá nhân lan truyền ra tập thể.
Bên cạnh đó, giáo dục cũng là một phương pháp khả thi. Bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân về việc cảnh giác với chính suy nghĩ tiêu cực của bản thân mình.
* Bài viết đưa ra quan điểm của nhà khoa học David Robson đăng trên BBC.
Theo H.Đ / Trí Thức Trẻ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: