- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Với bạn trẻ, nhất là với các học sinh vừa học xong phổ thông, muốn hướng tới một nghề chính xác để lập nghiệp và lập thân, cần tự đặt ra yêu cầu đầu tiên cho việc chọn nghề là không chọn nhầm nghề, không học nhầm trường (nơi dạy nghề). Chọn nghề là một sự lựa chọn hết sức quan trọng trong đời. Chọn lầm nghề "thấp" còn dễ sửa sai; nếu chọn lầm nghề "cao" (ở bậc đại học) càng dễ bị "ngã đau", càng khó sửa và càng tốn kém về mọi mặt.Sự thất bại của những người đi trước do chọn lầm nghề, học lầm trường đã cho họ (và cả cho ta) nhiều bài học thấm thía. Sau khi bị bầm dập và sửa sai vì đã chọn lầm nghề, tất cả như cùng có chung một thông điệp: “Lựa chọn một nghề tức là lựa chọn một cách sống”.
Chọn nghề là chọn tương lai, thật tuyệt vời nếu như ta được làm việc với nghề mình yêu thích. Nhưng đây chính là nguyên do dẫn đến sai lầm nhiều nhất cho việc chọn nghề. Ta cần phải phân biệt rõ sở thích và sở trường, ta thích một nghề nào đó vì nó dễ nổi tiếng, thich làm ca sĩ, nhà văn, nhà báo…hoặc đơn giản vì nó là ý thích của gia đình. Nhưng vấn đề là ta có khả năng để học và theo đuổi nó hay không? Vì thế, khám phá được sở trường của mình, những gì mình có thể làm tốt nhất, loại trừ những sở thích nhất thời (mà nó sẽ thay đổi sau này). Được vậy là ta đã đến gần với nghề nghiệp thích hợp.Ngoài ra, những điều kiện phụ trợ cần lưu ý là:
- Nếu đang khó khăn về kinh tế nên chọn học những ngành nghề ngắn hạn trước, chọn học nghề dài hạn sau.
- Lưu ý đến những đặc điểm cá nhân như: giới tính, sức khỏe, hướng nội hay hướng ngoại. Ví dụ có nghề phải đi nhiều, cần hoạt động sôi nổi ; có nghề cần lắng sâu, tĩnh tại mới làm tốt. Có nghề cần một tầm nhìn bao quát, chiến lược; có nghề cần đi vào thủ thuật, chi tiết. Hoặc như có người tính toán giỏi, thích hợp với các con số nhưng phóng túng, hời hợt không thể thành đạt với nghề kế toán, ngân hàng….
- Có nhiều hệ cao thấp khác nhau, tùy theo sức mình mà chọn (đại học, cao đẳng, trung cấp…).
- Điều kiện về địa lý (xa hay gần nhà), nghề có dễ tìm việc hay không.
Những gợi ý trên nhằm tư vấn giúp các bạn tự định hướng khi chọn nghề, một khi “nghệ” đã “tinh”, hành nghề một cách thông thạo với lương tri thì bằng cấp không là vấn đề lớn. Riêng việc chọn trường, ngoài những trường do bạn chủ động tự nộp đơn dự học, các thông báo trúng tuyển “ trởi ơi đất hởi” tự dưng được gởi đến cho bạn (bạn nào có thi vào trường đó đâu! ), thì phải xem xét kỹ, có thể hỏi những người đã và đang học. Đừng vì bị hỏng thi mà học đại trường nào, nghề gì cũng được! Cố gắng tìm một trường nghề phù hợp với khả năng của mình, bạn sẽ có nhiều cơ hội học cao thêm để trở thành một người lành nghề. Chúc các bạn may mắn.
Văn Chí Kỳ.
Chọn nghề là chọn tương lai, thật tuyệt vời nếu như ta được làm việc với nghề mình yêu thích. Nhưng đây chính là nguyên do dẫn đến sai lầm nhiều nhất cho việc chọn nghề. Ta cần phải phân biệt rõ sở thích và sở trường, ta thích một nghề nào đó vì nó dễ nổi tiếng, thich làm ca sĩ, nhà văn, nhà báo…hoặc đơn giản vì nó là ý thích của gia đình. Nhưng vấn đề là ta có khả năng để học và theo đuổi nó hay không? Vì thế, khám phá được sở trường của mình, những gì mình có thể làm tốt nhất, loại trừ những sở thích nhất thời (mà nó sẽ thay đổi sau này). Được vậy là ta đã đến gần với nghề nghiệp thích hợp.Ngoài ra, những điều kiện phụ trợ cần lưu ý là:
- Nếu đang khó khăn về kinh tế nên chọn học những ngành nghề ngắn hạn trước, chọn học nghề dài hạn sau.
- Lưu ý đến những đặc điểm cá nhân như: giới tính, sức khỏe, hướng nội hay hướng ngoại. Ví dụ có nghề phải đi nhiều, cần hoạt động sôi nổi ; có nghề cần lắng sâu, tĩnh tại mới làm tốt. Có nghề cần một tầm nhìn bao quát, chiến lược; có nghề cần đi vào thủ thuật, chi tiết. Hoặc như có người tính toán giỏi, thích hợp với các con số nhưng phóng túng, hời hợt không thể thành đạt với nghề kế toán, ngân hàng….
- Có nhiều hệ cao thấp khác nhau, tùy theo sức mình mà chọn (đại học, cao đẳng, trung cấp…).
- Điều kiện về địa lý (xa hay gần nhà), nghề có dễ tìm việc hay không.
Những gợi ý trên nhằm tư vấn giúp các bạn tự định hướng khi chọn nghề, một khi “nghệ” đã “tinh”, hành nghề một cách thông thạo với lương tri thì bằng cấp không là vấn đề lớn. Riêng việc chọn trường, ngoài những trường do bạn chủ động tự nộp đơn dự học, các thông báo trúng tuyển “ trởi ơi đất hởi” tự dưng được gởi đến cho bạn (bạn nào có thi vào trường đó đâu! ), thì phải xem xét kỹ, có thể hỏi những người đã và đang học. Đừng vì bị hỏng thi mà học đại trường nào, nghề gì cũng được! Cố gắng tìm một trường nghề phù hợp với khả năng của mình, bạn sẽ có nhiều cơ hội học cao thêm để trở thành một người lành nghề. Chúc các bạn may mắn.
Văn Chí Kỳ.