- Tham gia
- 8/5/2012
- Bài viết
- 11
Cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời đã tạo cho Mũi Né (Phan Thiết) một sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Chỉ cách TP Hồ Chí Minh 200 km, với bờ biển cát trắng trải dài hàng chục km, nhiệt độ trung bình 27°C, tổng số giờ nắng khoảng 2.500 h/năm, bờ biển Mũi Né thuộc TP Phan Thiết tỉnh Bình Thuận là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng.
Từ TP Phan Thiết, đi chừng 20 km là đến Mũi Né. Tên gọi Mũi Né bắt nguồn do đây là một mũi biển, vào mùa biển động, các tàu thuyền đánh cá thường vào tránh bão, neo đậu để né bão. Khi biển động bờ Đông, các thuyền sẽ tránh bên bờ Tây và ngược lại.
Biển ở đây rất đẹp. Ven biển là những rặng dừa thơ mộng. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong. Từ những năm 1990 ở đây người ta đã bắt đầu xây dựng các khu nghỉ dưỡng (resort) và đến nay ở Mũi Né có hàng trăm resort lớn, nhỏ.
Cảnh quan Mũi Né còn hấp dẫn ở những đồi cát với các mầu trắng, đỏ khác nhau, người dân địa phương gọi là những “đụn cát”. Sau mỗi đợt gió lớn, hoặc một ngày đêm thì đồi cát lại có hình dạng khác hẳn. Những đồi cát được cho là đẹp nhất Việt Nam này kéo dài hàng chục km tới tận Phan Rí.
Phan Thiết nổi tiếng với đặc sản nước nắm và hải sản ngon. Nước nắm Phan Thiết được chế biến từ cá cơm. Khi làm nước mắm, người ta xếp cá cơm vào 1 cái chùm sành lớn, thể tích chừng 300 lít. Cứ lần lượt 1 lớp cá, 1 lớp muối… rồi đậy nắp lại. Chum lớn có thể chứa được đến 300 kg cá. Chừng 6 tháng đến 1 năm là có được loại nước mắm thường dùng với 20% độ đạm. Nếu để đến 2 năm, sẽ cho loại nước mắm đặc biệt gọi là “mắm lú”, loại nước mắm cốt, độ đạm lên đến 45%. Thợ lặn khi xuống biển mò trai ngọc, thường uống loại nước mắm này để chống rét.
Cá cơm rất ngon, ngoài dùng để chế biến nước mắm, còn được hấp lên, phơi khô rồi xuất khẩu hoặc bán cho thương lái từ các vùng khác.
Anh Trần Văn Tám, ngư dân ở phường Mũi Né kể về công việc của mình: “Hàng đêm tôi cùng con trai ra biển câu mực. Thuyền nhỏ thì được 4-5 thúng câu mực… Buổi tối bắt đầu đi, ra khơi chừng 15 hải lý, rồi thả thuyền thúng xuống câu, tới sáng sớm mới về. Mỗi đêm một thuyền thúng câu được khoảng 5-7kg mực. Một kg mực ngon tươi bán được 70.000 – 80.000 đ.
Thuyền lớn thì còn đánh lưới cào. Nếu trúng đàn cá có thể thu được đến 5 tấn/thuyền. Bình thường khi không có bão, có thể ra khơi đánh cá thu, cá cơm, mực, cá ngừ…” Thu nhập trung bình của 2 cha con anh Tám là khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Đàn ông đi biển, còn phụ nữ làm nghề phơi cá, chỉ làm vào những ngày nắng. Em Nguyễn Thị Bé, 16 tuổi, đang phụ giúp gia đình phơi cá cơm. Mỗi ngày Bé phơi được trung bình 80 gió cá, được trả 80.000 đồng.
Ở Phan Thiết, thanh long là loại quả được trồng nhiều để xuất khẩu. Các nhà vườn trồng thanh long nằm dọc Quốc lộ 1, nối tiếp nhau trông như những trang trại lớn. 1 hecta trồng thanh long có thể cho thu hoạch tới 5 tấn trái. Thanh long cho ra trái quanh năm.
Được thiên nhiên ưu đãi, Mũi Né quả thật là “mỏ vàng” của du lịch Bình Thuận. Tuy nhiên, du lịch phát triển nhanh cũng đi kèm những hệ lụy là môi trường đang ngày càng ô nhiễm khi việc xử lý nước thải còn chưa được quan tâm đúng mức, ý thức của người dân và khách du lịch trong việc gìn giữ môi trường còn chưa tốt. Những vấn đề này rất cần sớm được giải quyết để du khách không chỉ đến Mũi Né một lần rồi thôi.
Bạn quyết định đi chưa đấy?Nếu không đi thì uổng phí lắm!^^
Từ TP Phan Thiết, đi chừng 20 km là đến Mũi Né. Tên gọi Mũi Né bắt nguồn do đây là một mũi biển, vào mùa biển động, các tàu thuyền đánh cá thường vào tránh bão, neo đậu để né bão. Khi biển động bờ Đông, các thuyền sẽ tránh bên bờ Tây và ngược lại.
Biển ở đây rất đẹp. Ven biển là những rặng dừa thơ mộng. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong. Từ những năm 1990 ở đây người ta đã bắt đầu xây dựng các khu nghỉ dưỡng (resort) và đến nay ở Mũi Né có hàng trăm resort lớn, nhỏ.
Phan Thiết nổi tiếng với đặc sản nước nắm và hải sản ngon. Nước nắm Phan Thiết được chế biến từ cá cơm. Khi làm nước mắm, người ta xếp cá cơm vào 1 cái chùm sành lớn, thể tích chừng 300 lít. Cứ lần lượt 1 lớp cá, 1 lớp muối… rồi đậy nắp lại. Chum lớn có thể chứa được đến 300 kg cá. Chừng 6 tháng đến 1 năm là có được loại nước mắm thường dùng với 20% độ đạm. Nếu để đến 2 năm, sẽ cho loại nước mắm đặc biệt gọi là “mắm lú”, loại nước mắm cốt, độ đạm lên đến 45%. Thợ lặn khi xuống biển mò trai ngọc, thường uống loại nước mắm này để chống rét.
Cá cơm rất ngon, ngoài dùng để chế biến nước mắm, còn được hấp lên, phơi khô rồi xuất khẩu hoặc bán cho thương lái từ các vùng khác.
Thuyền lớn thì còn đánh lưới cào. Nếu trúng đàn cá có thể thu được đến 5 tấn/thuyền. Bình thường khi không có bão, có thể ra khơi đánh cá thu, cá cơm, mực, cá ngừ…” Thu nhập trung bình của 2 cha con anh Tám là khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Đàn ông đi biển, còn phụ nữ làm nghề phơi cá, chỉ làm vào những ngày nắng. Em Nguyễn Thị Bé, 16 tuổi, đang phụ giúp gia đình phơi cá cơm. Mỗi ngày Bé phơi được trung bình 80 gió cá, được trả 80.000 đồng.
Được thiên nhiên ưu đãi, Mũi Né quả thật là “mỏ vàng” của du lịch Bình Thuận. Tuy nhiên, du lịch phát triển nhanh cũng đi kèm những hệ lụy là môi trường đang ngày càng ô nhiễm khi việc xử lý nước thải còn chưa được quan tâm đúng mức, ý thức của người dân và khách du lịch trong việc gìn giữ môi trường còn chưa tốt. Những vấn đề này rất cần sớm được giải quyết để du khách không chỉ đến Mũi Né một lần rồi thôi.
Bạn quyết định đi chưa đấy?Nếu không đi thì uổng phí lắm!^^