- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Viết bởi Tran Trung
Tôi sống một mình, và với bố. Nghĩa là tôi sống chung nhà với bố, nhưng phần lớn thời gian thì tôi ở một mình. Bố tôi là lái xe côngtennơ đường dài, ông vắng nhà suốt.
Vào một đêm, bố nói với tôi là hai bố con sẽ chuyển nhà, bố nói là ở nơi ở mới, bố sẽ dễ chăm sóc tôi hơn, ngay cả khi xa tôi. Đâu có vấn đề gì, sống ở đâu thì tôi cũng chỉ nhìn thấy bố sau 11h đêm hằng ngày. Nhún vai một cái, tôi rời khỏi cái ngõ nhỏ san sát hàng quán và chẳng lúc nào ngơi ồn ã để chuyển đến một nơi có đường rộng hơn, thoáng hơn, không gian yên tĩnh hơn, nhà thì, tất nhiên là cũng đẹp hơn, dù có lẽ cũng lạnh hơn một chút.
Căn hộ mới nằm trên tầng 8. Chúng tôi là một trong số những người đầu tiên dọn đến. Cũng chẳng có nhiều hàng xóm mới để chào hỏi. Vả lại, ở đây mọi người có vẻ lặng lẽ hơn thì phải. Nhưng được cái căn hộ có lan can rất rộng. Tầm nhìn của tôi ở đây không bị giới hạn bởi những toà nhà nhấp nhô, mà có thể vươn xa gần như hết cỡ. Tuy vậy, điểm trừ là tôi chẳng mấy khi thích nhìn đi đâu, bởi phía trước mặt ngay bên kia con đường nội bộ là một nghĩa trang chưa kịp di rời. Nói ra thì hơi ngượng, vì dẫu sao tôi cũng là một trang nam nhi, nhưng thú thật là những cơn gió thổi đến từ phía nghĩa trang vẫn khiến tôi ớn lạnh, nhất là những buổi tối khi chỉ mình tôi ở nhà, và hình như chẳng có ánh sáng nào hắt ra từ những căn nhà hàng xóm.
Tôi cũng biết những chuyện này thật vớ vẩn. Có thể chỉ là do khu này mới nên ít người, nên mới có vẻ yên ắng hơn, lạnh hơn. Có thể chỉ là tôi chưa quen. Có thể là việc chuyển từ người-ngõ-nhỏ lên người-chung-cư-mới cần nhiều thời gian hơn vài ngày. Quy tắc là khi bạn cần một lý do bao giờ cũng có lý do. Và ngần ấy lý do đối với tôi là tạm đủ.
Có điều hình như tôi không phải là kẻ ngớ ngẩn duy nhất ở đây. Buổi tối của ngày thứ tư ở nhà mới, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa. Nghĩ đó lại là mấy cuộc điều tra thị trường hay tiếp thị gas, tôi định mặc kệ. Nhưng tiếng gõ cửa khẩn khoản đến mức tôi đành từ bỏ game đua xe của mình để chạy ra mở. Trước mặt tôi là một cô bé, có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhìn tôi bé nói:
- Nhà em ở bên kia. Anh cho em ngồi nhờ được không? Ở nhà một mình buồn quá...
Tôi không được chuẩn bị cho một vị khách kiểu như thế này. Nhưng trong khi cố nghĩ ra lý do gì đấy để từ chối, tôi không để ý là mình đã gật đầu.
Cô bé tên là Sa. Đó là một cô bạn, nhưng vì cô nhỏ đã gọi tôi là “anh” nên tôi đã nói mình lớn hơn một tuổi. Chỉ là một lời nói dối vô hại thôi mà J. Sa có một gương mặt rất lạ. Có lẽ vì đôi mắt đặc biệt ấy - đôi mắt trong veo tựa như không đáy và cứ như cô nhỏ chẳng nhìn vào đâu cả. Cốc đầu mình một cái, tôi bật cười “nếu mình định tìm một lý do để gật đầu mời Sa vào nhà thì trên thực tế có thể là do cô bé đó quá xinh!”
Từ hôm đó gần như ngày nào Sa cũng qua nhà tôi chơi. Nhưng tôi cũng chỉ biết nhà cô nhỏ ở “bên kia” chứ cũng chẳng biết cụ thể là chỗ nào, mà cũng chẳng có ý định sang chơi lại. Tôi cũng không phải là người biết nói chuyện, nên thường thì tôi để mặc Sa trong phòng khách, còn mình quay lại với cuộc đua xe trong game. Sa có vẻ dễ tính nên cũng chỉ ngồi đó, hình như đọc tạp chí và thỉnh thoảng hát vài câu, những giai điệu tôi chưa từng nghe bao giờ. “Cô nhỏ hơi kì dị,” tôi nghĩ, nhưng rồi lại tìm được lý do ngay “Sa chỉ cần một nơi trú ẩn. Đúng như cô nhỏ nói, chỉ cần “ngồi nhờ” để khỏi phải ở nhà một mình”
Cho đến khi Sa phát hiện ra chiếc đàn guitar đứt dây treo đằng sau tủ quần áo, cô nhỏ rời phòng khách, chạy thẳng đến chỗ tôi và kéo tôi ra chỗ cây đàn:
- Anh biết chơi guitar không?
Thực ra đó là cây đàn của bố tôi. Ông giữ lại vì kỷ niệm hơn là để tiếp tục chơi nó. Còn tôi thì chỉ biết ở mức abc thôi. Nhưng trước đôi mắt không đáy đó, tôi đã gật đầu nói rằng tôi biết chơi đàn.
- Nhưng nó không đủ dây?
- Em có dây.
Ngải Sa rút trong túi áo ra một hộp đựng dây đàn bằng gỗ. Tôi thậm chí còn không biết thay dây như thế nào. Cô nhỏ hướng dẫn tôi như một người chuyên nghiệp. Càng lúc tôi càng ngạc nhiên về Sa. Nhưng tôi không tiện thắc mắc, bởi dường như cô nhỏ vẫn đang quá hào hứng với chiếc guitar cũ vừa tìm được. Thậm chí Sa còn cười nữa. Đây là lần đầu tiên tôi thấy cô nhỏ cười. Rất giống một thiên thần. Thiên thần với đôi mắt không đáy. Và có vẻ rất quan tâm đến guitar.
- Em thích anh chơi bài gì nào? Vừa thử những âm thanh mới từ chiếc đàn cũ tôi vừa hỏi Ngải Sa, chỉ mong cô nhỏ đừng nói ra tên bài gì đó mà tôi không biết.
- Bài này...
Ngoài mọi mong đợi của tôi, cô nhỏ lại lấy ra hai tờ giấy gập tư. Một bản nhạc với những khuông nhạc kẻ vội vàng trên mặt sau hai tờ giấy đã đầy chữ viết. Tôi đành thú nhận:
- Sa à, anh không nghĩ là anh chơi được một bản mới tinh ngay đâu...
- Nhưng ít nhất anh thấy những nốt nhạc chứ?- Ngải Sa không để tâm tới sự khó nhọc khi tôi phải thú nhận điều đó. Thậm chí cô nhỏ còn không nhìn tôi. Đôi mẳt không đáy đó vẫn chỉ hướng về chiếc đàn.
- Ừ, em hỏi lạ vậy?
- Vậy ít nhất anh có thể tập. Được không?
Cô nhỏ quay lại và lại mỉm cười. Và trong lúc mỉm cười theo, tôi lại đã gật đầu đồng ý.
***
Khi nhưng giai điệu đầu tiên hình thành, tôi nhận ra đó là giai điệu Sa hay hát khi một mình trong phòng khách. Cô nhỏ hướng dẫn tôi từng chút một. Tôi thắc mắc vì sao cô nhỏ không tự chơi, ít nhất cho tôi nghe để hình dung ra toàn bộ nó. Sa chỉ cười, nói rằng đơn giản là mình không thể chơi đàn. Nói dối dở quá! Nhưng tôi cũng chẳng hỏi thêm làm gì. Lời nói dối đó cũng vô hại như chuyện tôi nói tôi lớn hơn cô nhỏ một tuổi thôi mà.
Ngay ngày hôm sau, ngay khi tôi nhận ra là mình thực sự chờ đợi những chuyến viếng thăm của Sa thì cô nhỏ biến mất. “Chắc là bận gì đó, một bài kiểm tra quan trọng chẳng hạn...” Tôi chấp nhận lời tự giải thích ấy dù bản thân không muốn tin chút nào. Mặc kệ những bài kiểm tra quan trọng của chính mình, tôi không thể dứt mình ra khỏi cây guitar và bản nhạc đó. Tôi tập nó với một sự kiên nhẫn làm ngạc nhiên chính tôi. Cho đến khi tôi đuổi kịp những nốt nhạc đuổi nhau quá gấp gáp của đoạn điệp khúc bằng những ngón tay đã sưng tấy và bật máu, dạ dày tôi bỗng cuộn lên. Tôi cảm thấy có chuyện gì đó rất khủng khiếp đã xảy ra. Và gần như đồng thời với những cơn gió từ phía nghĩa trang lại làm tôi ớn lạnh, Sa bỗng đột ngột gõ cửa, đột ngột xuất hiện với câu hỏi:
- Anh đã chơi hết bài được rồi ư? Anh thấy nó thế nào?
- Rất khủng khiếp... Không hiểu sao lại thế... Tôi đáp thành thực.
- Vì đó thực sự là một tai nạn rất khủng khiếp...
Cứ thế tôi xách theo cây đàn guitar của bố theo Sa xuống dưới khu nghĩa trang lúc nào không hay. Đi qua những đám cỏ mới lên rậm rạp sau trận mưa đêm hôm trước, tôi thấy mình đứng trước một tấm bia mộ còn mới. Hoàng Ngải Sa... Ngày sinh... Ngày mất... Tôi rùng mình nhìn lại cô gái đứng cạnh mình. Thiên thần với đôi mắt không đáy đó vẫn đang nhìn tôi.
Tôi thấy mình chẳng nói được gì nữa chứ đừng nói là la hét.
- Bây giờ anh có thể chơi lại bản nhạc đó không?
Khi những nhịp thở trở lại đều đặn trong lồng ngực tôi, tôi gật đầu. Trong khi những những ngón tay tôi đau nhói làm cho giai điệu đó vang lên từ cây đàn cũ kỹ, Sa kể cho tôi nghe câu chuyện về một cô bé thích phóng xe rất nhanh, vượt mọi đèn đỏ, vượt mọi chiếc xe đi cùng chiều, và luôn bỏ quên chiếc mũ bảo hiểm màu tím biển của mình. Và một ngày, chiếc xe bất ngờ mất lái. Đó cũng là câu chuyện về một bản nhạc chẳng bao giờ được biểu diễn trước hàng ngàn khán giả như người viết nó từng mơ, về một linh hồn chẳng thể nào siêu thoát trước khi nghe thấy những giai điệu chính mình viết ra đó, hoàn chỉnh, hoàn hảo, đầy cảm xúc, từ một người có thể chơi nó với cả trái tim.
Sa đã không nói dối tôi. Cô nhỏ thực sự không thể chơi đàn vào thời điểm đó. Và khi tôi bấm đến nốt cuối cùng, những chiếc dây đàn vừa thay bỗng đứt tung. Tôi ngẩng lên. Trước mặt tôi là Sa. Lời cuối cùng cô nhỏ nói khi cố chạm vào những ngón tay tôi là “Cảm ơn và tạm biệt!”
Như vừa đánh mất điều gì, tôi trở về nhà mình lúc 12 giờ đêm, hoàn toàn trống rỗng. Bố tôi đã trở về nhà, đợi tôi đến giờ này với câu hỏi tối nay ai đã ở đây. “Một thiên thần bố ạ!” - Tôi đáp, lặng lẽ treo chiếc đàn đứt dây lên.
Và bố bỗng hỏi tôi một câu hoàn toàn bất ngờ: “Cô ấy có chạm được tay vào con không?” Tôi ngạc nhiên quay lại:
- Tại sao bố lại hỏi vậy?
- Vì từ lâu rồi bố cũng muốn được chạm tay vào con, nhưng không thể!
Đôi mắt của bố nhìn tôi buồn thăm thẳm
- Một bản nhạc đã giữ cô bé ấy ở lại thế gian này. Còn với bố, đó là con!
Mắt tôi mờ đi trong nước, khi nghe về chuyến đi cuối cùng trong một đêm mưa của bố, và tai nạn khủng khiếp xảy ra khi người lái xe ngược chiều say rượu khi vừa rời một cuộc vui. Bố đã không nỡ để tôi lại một mình khi tôi chưa kịp trưởng thành, bởi tôi chính là bản nhạc chưa cất lời của bố.
Linh T.L.T.
Tôi sống một mình, và với bố. Nghĩa là tôi sống chung nhà với bố, nhưng phần lớn thời gian thì tôi ở một mình. Bố tôi là lái xe côngtennơ đường dài, ông vắng nhà suốt.
Vào một đêm, bố nói với tôi là hai bố con sẽ chuyển nhà, bố nói là ở nơi ở mới, bố sẽ dễ chăm sóc tôi hơn, ngay cả khi xa tôi. Đâu có vấn đề gì, sống ở đâu thì tôi cũng chỉ nhìn thấy bố sau 11h đêm hằng ngày. Nhún vai một cái, tôi rời khỏi cái ngõ nhỏ san sát hàng quán và chẳng lúc nào ngơi ồn ã để chuyển đến một nơi có đường rộng hơn, thoáng hơn, không gian yên tĩnh hơn, nhà thì, tất nhiên là cũng đẹp hơn, dù có lẽ cũng lạnh hơn một chút.
Căn hộ mới nằm trên tầng 8. Chúng tôi là một trong số những người đầu tiên dọn đến. Cũng chẳng có nhiều hàng xóm mới để chào hỏi. Vả lại, ở đây mọi người có vẻ lặng lẽ hơn thì phải. Nhưng được cái căn hộ có lan can rất rộng. Tầm nhìn của tôi ở đây không bị giới hạn bởi những toà nhà nhấp nhô, mà có thể vươn xa gần như hết cỡ. Tuy vậy, điểm trừ là tôi chẳng mấy khi thích nhìn đi đâu, bởi phía trước mặt ngay bên kia con đường nội bộ là một nghĩa trang chưa kịp di rời. Nói ra thì hơi ngượng, vì dẫu sao tôi cũng là một trang nam nhi, nhưng thú thật là những cơn gió thổi đến từ phía nghĩa trang vẫn khiến tôi ớn lạnh, nhất là những buổi tối khi chỉ mình tôi ở nhà, và hình như chẳng có ánh sáng nào hắt ra từ những căn nhà hàng xóm.
Tôi cũng biết những chuyện này thật vớ vẩn. Có thể chỉ là do khu này mới nên ít người, nên mới có vẻ yên ắng hơn, lạnh hơn. Có thể chỉ là tôi chưa quen. Có thể là việc chuyển từ người-ngõ-nhỏ lên người-chung-cư-mới cần nhiều thời gian hơn vài ngày. Quy tắc là khi bạn cần một lý do bao giờ cũng có lý do. Và ngần ấy lý do đối với tôi là tạm đủ.
Có điều hình như tôi không phải là kẻ ngớ ngẩn duy nhất ở đây. Buổi tối của ngày thứ tư ở nhà mới, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa. Nghĩ đó lại là mấy cuộc điều tra thị trường hay tiếp thị gas, tôi định mặc kệ. Nhưng tiếng gõ cửa khẩn khoản đến mức tôi đành từ bỏ game đua xe của mình để chạy ra mở. Trước mặt tôi là một cô bé, có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhìn tôi bé nói:
- Nhà em ở bên kia. Anh cho em ngồi nhờ được không? Ở nhà một mình buồn quá...
Tôi không được chuẩn bị cho một vị khách kiểu như thế này. Nhưng trong khi cố nghĩ ra lý do gì đấy để từ chối, tôi không để ý là mình đã gật đầu.
Cô bé tên là Sa. Đó là một cô bạn, nhưng vì cô nhỏ đã gọi tôi là “anh” nên tôi đã nói mình lớn hơn một tuổi. Chỉ là một lời nói dối vô hại thôi mà J. Sa có một gương mặt rất lạ. Có lẽ vì đôi mắt đặc biệt ấy - đôi mắt trong veo tựa như không đáy và cứ như cô nhỏ chẳng nhìn vào đâu cả. Cốc đầu mình một cái, tôi bật cười “nếu mình định tìm một lý do để gật đầu mời Sa vào nhà thì trên thực tế có thể là do cô bé đó quá xinh!”
Từ hôm đó gần như ngày nào Sa cũng qua nhà tôi chơi. Nhưng tôi cũng chỉ biết nhà cô nhỏ ở “bên kia” chứ cũng chẳng biết cụ thể là chỗ nào, mà cũng chẳng có ý định sang chơi lại. Tôi cũng không phải là người biết nói chuyện, nên thường thì tôi để mặc Sa trong phòng khách, còn mình quay lại với cuộc đua xe trong game. Sa có vẻ dễ tính nên cũng chỉ ngồi đó, hình như đọc tạp chí và thỉnh thoảng hát vài câu, những giai điệu tôi chưa từng nghe bao giờ. “Cô nhỏ hơi kì dị,” tôi nghĩ, nhưng rồi lại tìm được lý do ngay “Sa chỉ cần một nơi trú ẩn. Đúng như cô nhỏ nói, chỉ cần “ngồi nhờ” để khỏi phải ở nhà một mình”
Cho đến khi Sa phát hiện ra chiếc đàn guitar đứt dây treo đằng sau tủ quần áo, cô nhỏ rời phòng khách, chạy thẳng đến chỗ tôi và kéo tôi ra chỗ cây đàn:
- Anh biết chơi guitar không?
Thực ra đó là cây đàn của bố tôi. Ông giữ lại vì kỷ niệm hơn là để tiếp tục chơi nó. Còn tôi thì chỉ biết ở mức abc thôi. Nhưng trước đôi mắt không đáy đó, tôi đã gật đầu nói rằng tôi biết chơi đàn.
- Nhưng nó không đủ dây?
- Em có dây.
Ngải Sa rút trong túi áo ra một hộp đựng dây đàn bằng gỗ. Tôi thậm chí còn không biết thay dây như thế nào. Cô nhỏ hướng dẫn tôi như một người chuyên nghiệp. Càng lúc tôi càng ngạc nhiên về Sa. Nhưng tôi không tiện thắc mắc, bởi dường như cô nhỏ vẫn đang quá hào hứng với chiếc guitar cũ vừa tìm được. Thậm chí Sa còn cười nữa. Đây là lần đầu tiên tôi thấy cô nhỏ cười. Rất giống một thiên thần. Thiên thần với đôi mắt không đáy. Và có vẻ rất quan tâm đến guitar.
- Em thích anh chơi bài gì nào? Vừa thử những âm thanh mới từ chiếc đàn cũ tôi vừa hỏi Ngải Sa, chỉ mong cô nhỏ đừng nói ra tên bài gì đó mà tôi không biết.
- Bài này...
Ngoài mọi mong đợi của tôi, cô nhỏ lại lấy ra hai tờ giấy gập tư. Một bản nhạc với những khuông nhạc kẻ vội vàng trên mặt sau hai tờ giấy đã đầy chữ viết. Tôi đành thú nhận:
- Sa à, anh không nghĩ là anh chơi được một bản mới tinh ngay đâu...
- Nhưng ít nhất anh thấy những nốt nhạc chứ?- Ngải Sa không để tâm tới sự khó nhọc khi tôi phải thú nhận điều đó. Thậm chí cô nhỏ còn không nhìn tôi. Đôi mẳt không đáy đó vẫn chỉ hướng về chiếc đàn.
- Ừ, em hỏi lạ vậy?
- Vậy ít nhất anh có thể tập. Được không?
Cô nhỏ quay lại và lại mỉm cười. Và trong lúc mỉm cười theo, tôi lại đã gật đầu đồng ý.
***
Khi nhưng giai điệu đầu tiên hình thành, tôi nhận ra đó là giai điệu Sa hay hát khi một mình trong phòng khách. Cô nhỏ hướng dẫn tôi từng chút một. Tôi thắc mắc vì sao cô nhỏ không tự chơi, ít nhất cho tôi nghe để hình dung ra toàn bộ nó. Sa chỉ cười, nói rằng đơn giản là mình không thể chơi đàn. Nói dối dở quá! Nhưng tôi cũng chẳng hỏi thêm làm gì. Lời nói dối đó cũng vô hại như chuyện tôi nói tôi lớn hơn cô nhỏ một tuổi thôi mà.
Ngay ngày hôm sau, ngay khi tôi nhận ra là mình thực sự chờ đợi những chuyến viếng thăm của Sa thì cô nhỏ biến mất. “Chắc là bận gì đó, một bài kiểm tra quan trọng chẳng hạn...” Tôi chấp nhận lời tự giải thích ấy dù bản thân không muốn tin chút nào. Mặc kệ những bài kiểm tra quan trọng của chính mình, tôi không thể dứt mình ra khỏi cây guitar và bản nhạc đó. Tôi tập nó với một sự kiên nhẫn làm ngạc nhiên chính tôi. Cho đến khi tôi đuổi kịp những nốt nhạc đuổi nhau quá gấp gáp của đoạn điệp khúc bằng những ngón tay đã sưng tấy và bật máu, dạ dày tôi bỗng cuộn lên. Tôi cảm thấy có chuyện gì đó rất khủng khiếp đã xảy ra. Và gần như đồng thời với những cơn gió từ phía nghĩa trang lại làm tôi ớn lạnh, Sa bỗng đột ngột gõ cửa, đột ngột xuất hiện với câu hỏi:
- Anh đã chơi hết bài được rồi ư? Anh thấy nó thế nào?
- Rất khủng khiếp... Không hiểu sao lại thế... Tôi đáp thành thực.
- Vì đó thực sự là một tai nạn rất khủng khiếp...
Cứ thế tôi xách theo cây đàn guitar của bố theo Sa xuống dưới khu nghĩa trang lúc nào không hay. Đi qua những đám cỏ mới lên rậm rạp sau trận mưa đêm hôm trước, tôi thấy mình đứng trước một tấm bia mộ còn mới. Hoàng Ngải Sa... Ngày sinh... Ngày mất... Tôi rùng mình nhìn lại cô gái đứng cạnh mình. Thiên thần với đôi mắt không đáy đó vẫn đang nhìn tôi.
Tôi thấy mình chẳng nói được gì nữa chứ đừng nói là la hét.
- Bây giờ anh có thể chơi lại bản nhạc đó không?
Khi những nhịp thở trở lại đều đặn trong lồng ngực tôi, tôi gật đầu. Trong khi những những ngón tay tôi đau nhói làm cho giai điệu đó vang lên từ cây đàn cũ kỹ, Sa kể cho tôi nghe câu chuyện về một cô bé thích phóng xe rất nhanh, vượt mọi đèn đỏ, vượt mọi chiếc xe đi cùng chiều, và luôn bỏ quên chiếc mũ bảo hiểm màu tím biển của mình. Và một ngày, chiếc xe bất ngờ mất lái. Đó cũng là câu chuyện về một bản nhạc chẳng bao giờ được biểu diễn trước hàng ngàn khán giả như người viết nó từng mơ, về một linh hồn chẳng thể nào siêu thoát trước khi nghe thấy những giai điệu chính mình viết ra đó, hoàn chỉnh, hoàn hảo, đầy cảm xúc, từ một người có thể chơi nó với cả trái tim.
Sa đã không nói dối tôi. Cô nhỏ thực sự không thể chơi đàn vào thời điểm đó. Và khi tôi bấm đến nốt cuối cùng, những chiếc dây đàn vừa thay bỗng đứt tung. Tôi ngẩng lên. Trước mặt tôi là Sa. Lời cuối cùng cô nhỏ nói khi cố chạm vào những ngón tay tôi là “Cảm ơn và tạm biệt!”
Như vừa đánh mất điều gì, tôi trở về nhà mình lúc 12 giờ đêm, hoàn toàn trống rỗng. Bố tôi đã trở về nhà, đợi tôi đến giờ này với câu hỏi tối nay ai đã ở đây. “Một thiên thần bố ạ!” - Tôi đáp, lặng lẽ treo chiếc đàn đứt dây lên.
Và bố bỗng hỏi tôi một câu hoàn toàn bất ngờ: “Cô ấy có chạm được tay vào con không?” Tôi ngạc nhiên quay lại:
- Tại sao bố lại hỏi vậy?
- Vì từ lâu rồi bố cũng muốn được chạm tay vào con, nhưng không thể!
Đôi mắt của bố nhìn tôi buồn thăm thẳm
- Một bản nhạc đã giữ cô bé ấy ở lại thế gian này. Còn với bố, đó là con!
Mắt tôi mờ đi trong nước, khi nghe về chuyến đi cuối cùng trong một đêm mưa của bố, và tai nạn khủng khiếp xảy ra khi người lái xe ngược chiều say rượu khi vừa rời một cuộc vui. Bố đã không nỡ để tôi lại một mình khi tôi chưa kịp trưởng thành, bởi tôi chính là bản nhạc chưa cất lời của bố.
Linh T.L.T.