Anh Hoài anh
Thành viên
- Tham gia
- 2/10/2019
- Bài viết
- 21
Thông minh và trí tuệ kỳ thực là khác nhau rất nhiều. Sau khi đọc những điều dưới đây, có lẽ giữa thông minh và trí tuệ, bạn sẽ biết mình muốn trở thành người nào!
Thông minh là một loại năng lực sinh tồn; còn trí tuệ là một loại cảnh giới của tâm hồn.
Trên thế giới người thông minh vốn không nhiều lắm, ước chừng trong 10 người có 1 người; còn bậc trí giả lại càng khó gặp, có khi đi 100 dặm cũng chưa chắc có lấy 1 người. Bạn xem, Socrates được công nhận là một nhà thông thái, đúng với yêu cầu của một bậc trí giả, mà vẫn tự nhận mình là vô tri.
Không chịu phục tùng là người thông minh; còn có thể nhận thua mới là bậc trí giả.
Người thông minh, trong mọi sự việc luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của chính mình. Ví như kinh doanh, người thông minh sẽ đem hết lợi nhuận bỏ túi; nhưng người có trí huệ thì ngược lại, cái họ theo đuổi không phải là lợi tức cho bản thân, để kinh doanh chân chính họ thậm chí còn chấp nhận bỏ tiền túi của bản thân mình.
Người thông minh biết mình cần phải làm gì; còn bậc trí giả hiểu được mình không nên làm gì.
Người thông minh có thể nắm bắt cơ hội, biết cái gì sau đó đáng để ra tay; còn bậc trí giả biết cái gì nên đáng để buông tay. Bởi vậy, đoạt lấy được chính là thông minh, buông xuống được mới là trí tuệ.
Người thông minh thường nhanh chân tiến về phía trước thể hiện chính mình, còn bậc trí giả lại nhún ngường để người khác thể hiện trước. Ví như trong một bữa tiệc, người thông minh thường nhanh mồm nhanh miệng, tán gẫu chuyện phiếm, bởi vậy được gọi là ấm trà; còn bậc trí giả lại điềm tĩnh, chú ý lắng nghe người khác, nên được gọi là chén trà. Nhưng cuối cùng, nước trong ấm trà cũng phải rót hết vào chén trà.
Người thông minh chú trọng tiểu tiết; còn bậc trí giả hơn thế, còn coi trọng cả chỉnh thể.
Người thông minh là người nhiều phiền não, thường mất ăn mất ngủ, bởi người thông minh thường hay mẫn cảm với người khác; còn bậc trí giả có thể rời xa phiền não, đạt tới cảnh giới “bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi”, không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn, bởi vậy mà bậc trí giả ăn ngon ngủ yên giấc, cũng bởi vậy mà trường thọ hơn rất nhiều.
Người thông minh khát vọng cải biến người khác, khiến cho người khác phải thuận theo ý mình; còn bậc trí giả lại thường thuận theo tự nhiên. Do đó các mối quan hệ với người của người thông minh thường phức tạp, mặt khác bậc trí giả lại có những mối quan hệ hài hòa.
Bởi vậy, đoạt lấy được chính là thông minh, buông xuống được mới là trí tuệ.
Thông minh đa số là do trời phú, cộng thêm đó là di truyền; còn trí tuệ có được là nhờ tu luyện.
Thông minh có thể tích kũy thêm nhiều tri thức, còn trí tuệ khiến người ta phong phú văn hóa tinh thần. Như vậy ở đây, một người tri thức càng nhiều thì càng thông minh, còn văn hóa càng nhiều thì càng trí tuệ.
Thông minh dựa vào cái tai, dựa vào con mắt, hay gọi là tai thông mắt sáng; còn trí tuệ là dựa vào tâm linh, chính là tuệ tùy tâm sinh, trí huệ xuất phát từ tâm.
Khoa học dạy người thông minh, triết học dạy người ta trí tuệ.
Thông minh có thể mang đến tài phú và quyền lực, trí tuệ có thể mang đến hạnh phúc. Bởi vì người thông minh thường có nhiều kỹ năng, mà trong thực tế những kỹ năng này chỉ cần gặp cơ duyên, liền có thể chuyển hóa thành tài phú và quyền lực. Nhưng mà tài phú và quyền lực cùng với hạnh phúc rất nhiều khi không phải là tỷ lệ thuận. Rất nhiều người giàu có nhưng rốt cuộc lại không thấy mình hạnh phúc; hạnh phúc là cảm nhận từ trái tim.
Bởi vậy, để cầu tài vật, thông minh cũng đủ rồi; nhưng cầu thoát khỏi phiền não, nếu không tu trí tuệ thì không thể nào đạt được.
Trịnh Bản Kiều từng nói: “Thông minh nan, hồ đồ canh nan”, ý rằng thông minh đã khó, hồ đồ còn khó hơn. Kỳ thực, “hồ đồ” mà ông nói là “hồ đồ” của người trí tuệ, bởi người ta cho rằng bậc trí giả giống kẻ khờ. Vậy nên, “khó được hồ đồ” ở đây chính là “khó được trí tuệ”. Socrates còn tự nhận mình là vô tri, vậy mới thấy đắc được trí tuệ khó khăn đến mức nào!
Chú thích:
* Trịnh Bản Kiều tên là Trịnh Tiếp, tự là Khắc Nhu. Bản Kiều là danh xưng của ông. Ông quê ở Giang Tô, Hưng Hóa, làm tiến sỹ dưới thời vua Càn Long đời nhà Thanh. Ông tạm trú ở Dương Châu, được mệnh danh là “Tam tuyệt”: thơ, họa, và thư pháp nổi tiếng một đời.
* Sokrates được coi là nhà hiền triết nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Ông còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Sokrates có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”.
Theo Baihocdoisong.com
Thông minh là một loại năng lực sinh tồn; còn trí tuệ là một loại cảnh giới của tâm hồn.
Trên thế giới người thông minh vốn không nhiều lắm, ước chừng trong 10 người có 1 người; còn bậc trí giả lại càng khó gặp, có khi đi 100 dặm cũng chưa chắc có lấy 1 người. Bạn xem, Socrates được công nhận là một nhà thông thái, đúng với yêu cầu của một bậc trí giả, mà vẫn tự nhận mình là vô tri.
Không chịu phục tùng là người thông minh; còn có thể nhận thua mới là bậc trí giả.
Người thông minh, trong mọi sự việc luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của chính mình. Ví như kinh doanh, người thông minh sẽ đem hết lợi nhuận bỏ túi; nhưng người có trí huệ thì ngược lại, cái họ theo đuổi không phải là lợi tức cho bản thân, để kinh doanh chân chính họ thậm chí còn chấp nhận bỏ tiền túi của bản thân mình.
Người thông minh biết mình cần phải làm gì; còn bậc trí giả hiểu được mình không nên làm gì.
Người thông minh có thể nắm bắt cơ hội, biết cái gì sau đó đáng để ra tay; còn bậc trí giả biết cái gì nên đáng để buông tay. Bởi vậy, đoạt lấy được chính là thông minh, buông xuống được mới là trí tuệ.
Người thông minh thường nhanh chân tiến về phía trước thể hiện chính mình, còn bậc trí giả lại nhún ngường để người khác thể hiện trước. Ví như trong một bữa tiệc, người thông minh thường nhanh mồm nhanh miệng, tán gẫu chuyện phiếm, bởi vậy được gọi là ấm trà; còn bậc trí giả lại điềm tĩnh, chú ý lắng nghe người khác, nên được gọi là chén trà. Nhưng cuối cùng, nước trong ấm trà cũng phải rót hết vào chén trà.
Người thông minh chú trọng tiểu tiết; còn bậc trí giả hơn thế, còn coi trọng cả chỉnh thể.
Người thông minh là người nhiều phiền não, thường mất ăn mất ngủ, bởi người thông minh thường hay mẫn cảm với người khác; còn bậc trí giả có thể rời xa phiền não, đạt tới cảnh giới “bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi”, không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn, bởi vậy mà bậc trí giả ăn ngon ngủ yên giấc, cũng bởi vậy mà trường thọ hơn rất nhiều.
Người thông minh khát vọng cải biến người khác, khiến cho người khác phải thuận theo ý mình; còn bậc trí giả lại thường thuận theo tự nhiên. Do đó các mối quan hệ với người của người thông minh thường phức tạp, mặt khác bậc trí giả lại có những mối quan hệ hài hòa.
Bởi vậy, đoạt lấy được chính là thông minh, buông xuống được mới là trí tuệ.
Thông minh đa số là do trời phú, cộng thêm đó là di truyền; còn trí tuệ có được là nhờ tu luyện.
Thông minh có thể tích kũy thêm nhiều tri thức, còn trí tuệ khiến người ta phong phú văn hóa tinh thần. Như vậy ở đây, một người tri thức càng nhiều thì càng thông minh, còn văn hóa càng nhiều thì càng trí tuệ.
Thông minh dựa vào cái tai, dựa vào con mắt, hay gọi là tai thông mắt sáng; còn trí tuệ là dựa vào tâm linh, chính là tuệ tùy tâm sinh, trí huệ xuất phát từ tâm.
Khoa học dạy người thông minh, triết học dạy người ta trí tuệ.
Thông minh có thể mang đến tài phú và quyền lực, trí tuệ có thể mang đến hạnh phúc. Bởi vì người thông minh thường có nhiều kỹ năng, mà trong thực tế những kỹ năng này chỉ cần gặp cơ duyên, liền có thể chuyển hóa thành tài phú và quyền lực. Nhưng mà tài phú và quyền lực cùng với hạnh phúc rất nhiều khi không phải là tỷ lệ thuận. Rất nhiều người giàu có nhưng rốt cuộc lại không thấy mình hạnh phúc; hạnh phúc là cảm nhận từ trái tim.
Bởi vậy, để cầu tài vật, thông minh cũng đủ rồi; nhưng cầu thoát khỏi phiền não, nếu không tu trí tuệ thì không thể nào đạt được.
Trịnh Bản Kiều từng nói: “Thông minh nan, hồ đồ canh nan”, ý rằng thông minh đã khó, hồ đồ còn khó hơn. Kỳ thực, “hồ đồ” mà ông nói là “hồ đồ” của người trí tuệ, bởi người ta cho rằng bậc trí giả giống kẻ khờ. Vậy nên, “khó được hồ đồ” ở đây chính là “khó được trí tuệ”. Socrates còn tự nhận mình là vô tri, vậy mới thấy đắc được trí tuệ khó khăn đến mức nào!
Chú thích:
* Trịnh Bản Kiều tên là Trịnh Tiếp, tự là Khắc Nhu. Bản Kiều là danh xưng của ông. Ông quê ở Giang Tô, Hưng Hóa, làm tiến sỹ dưới thời vua Càn Long đời nhà Thanh. Ông tạm trú ở Dương Châu, được mệnh danh là “Tam tuyệt”: thơ, họa, và thư pháp nổi tiếng một đời.
* Sokrates được coi là nhà hiền triết nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Ông còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Sokrates có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”.
Theo Baihocdoisong.com