- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Bán khống (short sales) là việc bán một chứng khoán mà người bán không sở hữu mà thay vào đó, người bán đi vay chứng khoán hoặc có đảm bảo chứng khoán có thể vay được để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua lại và trả lại chứng khoán đó khi giá chứng khoán giảm….
Bán khống (short sales) là việc bán một chứng khoán mà người bán không sở hữu mà thay vào đó, người bán đi vay chứng khoán hoặc có đảm bảo chứng khoán có thể vay được để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua lại và trả lại chứng khoán đó khi giá chứng khoán giảm.
Khi tiến hành mua lại, có hai trường hợp xảy ra:
- Giá chứng khoán giảm: Nhà giao dịch đã mua lại được khối lượng chứng khoán đã vay để bán với giá thấp hơn giá đã bán và kiếm được lợi nhuận sau khi hoàn trả khối lượng chứng khoán đã bán trước đó.
- Giá chứng khoán tăng: Nhà giao dịch bị lỗ vì phải mua lại chứng khoán với giá cao hơn để hoàn trả lại khối lượng chứng khoán đã vay để bán (tức nhà đầu tư đã vay và bán chứng khoán ở mức giá thấp trong khi phải mua lại để hoàn trả ở mức giá cao).
Trong thực tế, việc bán khống không phải chỉ được thực hiện bởi chính người đi vay chứng khoán để bán khống (covered shorts), mà có nhiều trường hợp việc bán khống được thực hiện bởi những đối tượng khác mà người bán không hề biết về việc đi vay,bán và chuyển giao chứng khoán đã bán khống (naked shorts) trên tài khoản của mình. Trường hợp này có thể xảy ra từ sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật về chứng khoán cũng như những khác biệt trong hệ thống giao dịch và đa phần được coi là bất hợp pháp.
Hoạt động bán khống có thể có những lợi ích sau đây:
- Giúp nhà đầu tư tạo lợi nhuận từ việc dự báo đúng giá chứng khoán giảm.
- Giúp cho các nhà tạo lập thị trường có thể đáp ứng các nhu cầu mua của khách hàng đối với các chứng khoán mà nhà tạo lập thị trường hiện chưa sở hữu.
- Khuyến khích giao dịch phòng ngừa rủi ro.
Tuy vậy, với khả năng giao dịch bán khống không có đảm bảo như trên, những mặt hạn chế rõ nhất của hoạt động này là:
- Gia tăng sức ép bán ra đối với chứng khoán, từ đó có thể gây hỗn loạn thị trường.
- Ước đoán giảm giá có thể tạo cơ hội thao túng thị trường.
Tại các nước, bán khống được điều chỉnh theo các quan điểm quản lý khác nhau:
- Cho phép bán khống (ví dụ thị trường Mỹ, Nhật, Singapore): Các nước này cho rằng bán khống làm tăng tính thanh khoản và giúp định giá lại các cổ phiếu vốn đã bị đánh giá quá cao; đồng thời giúp phát triển các giao dịch phòng ngừa rủi ro và đầu cơ hưởng chênh lệch giá (tăng tính hấp dẫn). Mặt khác, những nước này cho rằng rào cản chi phí lớn (bao gồm chi phí chịu rủi ro lớn hoàn toàn có thể xảy ra nếu ước đoán giá giảm không xảy ra cộng với chi phí đi vay chứng khoán) sẽ khiến cho ý đồ thao túng thị trường không còn khả thi và vì thế không đáng lo ngại. Tuy nhiên, những nước áp dụng mô hình này thường không cho phép bán khống khi giao dịch chứng khoán trên thị trường có biểu hiện hỗn loạn.
- Cấm bán khống hoặc cho phép có mức độ (ví dụ thị trường Úc, Hồng Kông): Các nước theo quan điểm này nhìn chung không cho phép giao dịch bán khống chứng khoán hoặc cho phép bán khống nhưng chỉ trong phạm vi các chứng khoán có tính thanh khoản cao và với một tỷ lệ bán khống hạn chế (ví dụ không quá 10%) so với khối lượng chứng khoán đang lưu hành, và không cho phép thực hiện bán khống trong thời gian đang tiến hành thủ tục thâu tóm doanh nghiệp.
- Không có quy định cụ thể về bán khống (ví dụ thị trường chứng khoán Anh, Đức): Cơ quan quản lý thị trường không có quy định nào về hành vi bán khống, đồng nghĩa với việc không có hạn chế gì đối với việc bán khống cũng như không yêu cầu phải công bố thông tin về bán khống.
Khác với nhóm quan điểm trên, mặc dù trên TTCK Việt Nam hiện nay chưa có quy định về nghiệp vụ bán khống, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc cho phép thực hiện giao dịch bán khống. Để thực hiện việc bán khống đòi hỏi phải có những quy định chi tiết, cụ thể nhằm tránh những rủi ro cho thị trường.
Theo hocchungkhoan.org
Bán khống (short sales) là việc bán một chứng khoán mà người bán không sở hữu mà thay vào đó, người bán đi vay chứng khoán hoặc có đảm bảo chứng khoán có thể vay được để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua lại và trả lại chứng khoán đó khi giá chứng khoán giảm.
Khi tiến hành mua lại, có hai trường hợp xảy ra:
- Giá chứng khoán giảm: Nhà giao dịch đã mua lại được khối lượng chứng khoán đã vay để bán với giá thấp hơn giá đã bán và kiếm được lợi nhuận sau khi hoàn trả khối lượng chứng khoán đã bán trước đó.
- Giá chứng khoán tăng: Nhà giao dịch bị lỗ vì phải mua lại chứng khoán với giá cao hơn để hoàn trả lại khối lượng chứng khoán đã vay để bán (tức nhà đầu tư đã vay và bán chứng khoán ở mức giá thấp trong khi phải mua lại để hoàn trả ở mức giá cao).
Trong thực tế, việc bán khống không phải chỉ được thực hiện bởi chính người đi vay chứng khoán để bán khống (covered shorts), mà có nhiều trường hợp việc bán khống được thực hiện bởi những đối tượng khác mà người bán không hề biết về việc đi vay,bán và chuyển giao chứng khoán đã bán khống (naked shorts) trên tài khoản của mình. Trường hợp này có thể xảy ra từ sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật về chứng khoán cũng như những khác biệt trong hệ thống giao dịch và đa phần được coi là bất hợp pháp.
Hoạt động bán khống có thể có những lợi ích sau đây:
- Giúp nhà đầu tư tạo lợi nhuận từ việc dự báo đúng giá chứng khoán giảm.
- Giúp cho các nhà tạo lập thị trường có thể đáp ứng các nhu cầu mua của khách hàng đối với các chứng khoán mà nhà tạo lập thị trường hiện chưa sở hữu.
- Khuyến khích giao dịch phòng ngừa rủi ro.
Tuy vậy, với khả năng giao dịch bán khống không có đảm bảo như trên, những mặt hạn chế rõ nhất của hoạt động này là:
- Gia tăng sức ép bán ra đối với chứng khoán, từ đó có thể gây hỗn loạn thị trường.
- Ước đoán giảm giá có thể tạo cơ hội thao túng thị trường.
Tại các nước, bán khống được điều chỉnh theo các quan điểm quản lý khác nhau:
- Cho phép bán khống (ví dụ thị trường Mỹ, Nhật, Singapore): Các nước này cho rằng bán khống làm tăng tính thanh khoản và giúp định giá lại các cổ phiếu vốn đã bị đánh giá quá cao; đồng thời giúp phát triển các giao dịch phòng ngừa rủi ro và đầu cơ hưởng chênh lệch giá (tăng tính hấp dẫn). Mặt khác, những nước này cho rằng rào cản chi phí lớn (bao gồm chi phí chịu rủi ro lớn hoàn toàn có thể xảy ra nếu ước đoán giá giảm không xảy ra cộng với chi phí đi vay chứng khoán) sẽ khiến cho ý đồ thao túng thị trường không còn khả thi và vì thế không đáng lo ngại. Tuy nhiên, những nước áp dụng mô hình này thường không cho phép bán khống khi giao dịch chứng khoán trên thị trường có biểu hiện hỗn loạn.
- Cấm bán khống hoặc cho phép có mức độ (ví dụ thị trường Úc, Hồng Kông): Các nước theo quan điểm này nhìn chung không cho phép giao dịch bán khống chứng khoán hoặc cho phép bán khống nhưng chỉ trong phạm vi các chứng khoán có tính thanh khoản cao và với một tỷ lệ bán khống hạn chế (ví dụ không quá 10%) so với khối lượng chứng khoán đang lưu hành, và không cho phép thực hiện bán khống trong thời gian đang tiến hành thủ tục thâu tóm doanh nghiệp.
- Không có quy định cụ thể về bán khống (ví dụ thị trường chứng khoán Anh, Đức): Cơ quan quản lý thị trường không có quy định nào về hành vi bán khống, đồng nghĩa với việc không có hạn chế gì đối với việc bán khống cũng như không yêu cầu phải công bố thông tin về bán khống.
Khác với nhóm quan điểm trên, mặc dù trên TTCK Việt Nam hiện nay chưa có quy định về nghiệp vụ bán khống, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc cho phép thực hiện giao dịch bán khống. Để thực hiện việc bán khống đòi hỏi phải có những quy định chi tiết, cụ thể nhằm tránh những rủi ro cho thị trường.
Theo hocchungkhoan.org