- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
Sau giây phút "thăng hoa" cùng "một nửa" của mình các bạn gái nên làm gì để không phải hối tiếc vì "bị" lên chức sớm. Hãy cùng tìm hiểu các bí quyết sau để tự bảo vệ cho bản thân
1. Thuyết phục "đối tác" sử dụng "áo mưa"
"Áo mưa" tuy nhỏ nhưng tác dụng tránh thai rất tốt. Chính vì thế, việc thuyết phục "đối tác" sử dụng "áo mưa" là điều cần thiết. Một số bạn gái ngần ngại đề cập đến việc này vì ngại, vì sợ rằng anh ấy sẽ ca bài ca: "Em không tin tưởng anh" Hay "Một lần đâu có sao!"…
Nên nhớ rằng đề nghị của bạn không hề chứng tỏ việc không tôn trọng, không tin tưởng "đối tác" mà mục đích chính là đảm bảo an toàn cho cả hai. Đôi khi chỉ cần "một lần" cũng đủ làm nên "lịch sử" đấy bạn ạ!
2. Uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Nếu trường hợp không thể tìm mua được hoặc khi sử dụng "áo mưa" bị "sự cố" thì thuốc tránh thai khẩn cấp là lựa chọn cần thiết cho bạn gái. Bạn gái cũng nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp bị ép buộc làm "ch.uyện ấy" hoặc nghi ngờ mình đã bị xâm hại. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bạn gái cần lưu ý một số vấn đề sau:- Sau khi quan hệ uống càng sớm càng tốt: Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng tốt trong 32 giờ sau khi quan hệ. Trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ thuốc vẫn có tác dụng nhưng sẽ giảm dần.
- Uống thuốc đúng liều: Nhiều bạn gái chỉ uống một viên mà quên uống viên còn lại hoặc uống cùng lúc hai viên (đối với loại 2 viên) đều không tốt. Nếu sử dụng như thế thuốc sẽ giảm tác dụng và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Trong một tháng không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp quá 3 lần vì sẽ rất ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Nếu bạn gái có dấu hiệu chậm kinh từ một tuần thì nên tìm mua que thử thai.
3. Theo dõi chu kỳ kinh
Dù có sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay không các bạn gái vẫn phải rất quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Dấu hiệu đầu tiên của việc có baby chính là chậm kinh. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố đặc biệt là nguyên nhân tâm lý nên các bạn gái cần giữ tâm trạng mình thật thoải mái.
4. Dùng que thử
Nếu bạn gái thấy có dấu hiệu chậm kinh từ một tuần thì nên tìm mua que thử về và làm theo hướng dẫn để xác định xem có "bị dính" hay không. Tuy nhiên, que thử thai không thể cho kết quả chính xác "trăm phần trăm" nên tốt nhất bạn gái nên thử khoảng 3 lần để thêm phần yên tâm.
5. Khám và siêu âm
Nếu sau hai tuần bạn gái vẫn chưa xuất hiện "nguyệt san" thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám và siêu âm lại. Như đã nói ở trên, "nguyệt san" chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhất là tâm lý, đôi khi lo lắng quá cũng khiến "nguyệt san" đến trễ mặc dù bạn không có baby. Tuy nhiên, hoàn toàn không thể loại trừ nguyên nhân bạn đã có baby nhưng que thử thai cho kết quả sai. Vì thế, bạn gái cần khám và siêu âm nếu sau hai tuần mà "nguyệt san" vẫn chưa xuất hiện.
6. Báo cho người thân, tâm sự cùng chuyên viên tư vấnNếu cảm thấy không tự tin, cảm thấy lo lắng các bạn gái có thể tâm sự với người thân mà mình thật sự tin tưởng hoặc tìm đến chuyên viên tư vấn. Có thể nói ra điều này là không dễ dàng nhưng các bạn gái có thể nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ từ phía người thân và chuyên viên tư vấn hoặc bác sĩ chuyên khoa.
"Áo mưa" tuy nhỏ nhưng tác dụng tránh thai rất tốt. Chính vì thế, việc thuyết phục "đối tác" sử dụng "áo mưa" là điều cần thiết. Một số bạn gái ngần ngại đề cập đến việc này vì ngại, vì sợ rằng anh ấy sẽ ca bài ca: "Em không tin tưởng anh" Hay "Một lần đâu có sao!"…
Nên nhớ rằng đề nghị của bạn không hề chứng tỏ việc không tôn trọng, không tin tưởng "đối tác" mà mục đích chính là đảm bảo an toàn cho cả hai. Đôi khi chỉ cần "một lần" cũng đủ làm nên "lịch sử" đấy bạn ạ!
2. Uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Nếu trường hợp không thể tìm mua được hoặc khi sử dụng "áo mưa" bị "sự cố" thì thuốc tránh thai khẩn cấp là lựa chọn cần thiết cho bạn gái. Bạn gái cũng nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp bị ép buộc làm "ch.uyện ấy" hoặc nghi ngờ mình đã bị xâm hại. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bạn gái cần lưu ý một số vấn đề sau:- Sau khi quan hệ uống càng sớm càng tốt: Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng tốt trong 32 giờ sau khi quan hệ. Trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ thuốc vẫn có tác dụng nhưng sẽ giảm dần.
- Uống thuốc đúng liều: Nhiều bạn gái chỉ uống một viên mà quên uống viên còn lại hoặc uống cùng lúc hai viên (đối với loại 2 viên) đều không tốt. Nếu sử dụng như thế thuốc sẽ giảm tác dụng và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Trong một tháng không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp quá 3 lần vì sẽ rất ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Nếu bạn gái có dấu hiệu chậm kinh từ một tuần thì nên tìm mua que thử thai.
Dù có sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay không các bạn gái vẫn phải rất quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Dấu hiệu đầu tiên của việc có baby chính là chậm kinh. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố đặc biệt là nguyên nhân tâm lý nên các bạn gái cần giữ tâm trạng mình thật thoải mái.
4. Dùng que thử
Nếu bạn gái thấy có dấu hiệu chậm kinh từ một tuần thì nên tìm mua que thử về và làm theo hướng dẫn để xác định xem có "bị dính" hay không. Tuy nhiên, que thử thai không thể cho kết quả chính xác "trăm phần trăm" nên tốt nhất bạn gái nên thử khoảng 3 lần để thêm phần yên tâm.
5. Khám và siêu âm
Nếu sau hai tuần bạn gái vẫn chưa xuất hiện "nguyệt san" thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám và siêu âm lại. Như đã nói ở trên, "nguyệt san" chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhất là tâm lý, đôi khi lo lắng quá cũng khiến "nguyệt san" đến trễ mặc dù bạn không có baby. Tuy nhiên, hoàn toàn không thể loại trừ nguyên nhân bạn đã có baby nhưng que thử thai cho kết quả sai. Vì thế, bạn gái cần khám và siêu âm nếu sau hai tuần mà "nguyệt san" vẫn chưa xuất hiện.
6. Báo cho người thân, tâm sự cùng chuyên viên tư vấnNếu cảm thấy không tự tin, cảm thấy lo lắng các bạn gái có thể tâm sự với người thân mà mình thật sự tin tưởng hoặc tìm đến chuyên viên tư vấn. Có thể nói ra điều này là không dễ dàng nhưng các bạn gái có thể nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ từ phía người thân và chuyên viên tư vấn hoặc bác sĩ chuyên khoa.