Bạn đã học tiếng Anh phản khoa học như thế nào?

Tran Thanh Vo

Thành viên
Tham gia
20/3/2017
Bài viết
4
Sau nhiều năm đi học, bạn vẫn không giỏi tiếng Anh? 12 năm, bạn nghĩ rằng mình đã tích lũy được nhiều kiến thức về ngoại ngữ? Và quãng thời gian đó là quá dài, quá thừa cho một ngôn ngữ. Vậy tại sao bạn vẫn gần như 1 người chẳng biết gì tiếng Anh cả. Lí do là bạn đã học tiếng Anh phản khoa học, bạn biết không?

1. Phải dịch sang tiếng Việt mới hiểu
Đầu tiên xuất phát từ tâm lý dịch thuật của người Việt. Đâu có ai bắt bạn phải dịch sang tiếng Việt thì mới hiểu được tiếng Anh? Mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm.

Qc_HhDCOZaXBaf_PGXC80LhpvohFYCgi3Dm8IsR_4sS_JkeKTO4unW3qLxKWQMr751xG4xM2yJIxcBBsDz-NdinM_V3Z3mOcwjg8RfMo5WhhMroSpPSO-K1WULbrH_oX8yEDZPRs


Bạn đã học tiếng Anh phản khoa học như thế nào?

Và cứ từ nào không dịch được thì tự động “đóng cửa” bộ não, không tiếp nhận. Bởi thế, đừng dịch nữa mà hãy đón nhận tiếng Anh như ngôn ngữ đầu đời của bạn!



2. Đặt kĩ năng nghe cuối cùng
Khi học bất kỳ ngôn ngữ nào bạn cũng cần cân bằng 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Trước tiên cần nhận dạng mặt chữ, ghi chép rồi cố gắng học thuộc. Đọc to từng từ lên (theo cách nghĩ của mình). Còn kĩ năng nghe thường bị cho vào quên lãng.

Chúng ta không nghe tiếng Anh nhưng chỉ chăm chú học từ vựng và ngữ pháp. Chúng ta chỉ muốn đọc được, viết được mà không học nghe nói.

Hãy nhớ: Nghe là quan trọng nhất, và phải học nghe đầu tiên. Những thứ khác cứ từ từ, hãy đặt kĩ năng Nghe lên hàng đầu!

3. Coi trọng ngữ pháp
Một tình trạng đang diễn ra là dùng ngữ pháp để đo lường khả năng học tiếng Anh. Một người giỏi tiếng Anh kiểu gì cũng phải giỏi ngữ pháp. Thực chất thì người bản ngữ không quá coi trọng về ngữ pháp như thế. Bạn phát âm chuẩn, nghe hiểu tốt là được, ngữ pháp có sai một chút cũng không phải vấn đề.

q0s3W5bA3SflMCPUEP0VYxymnfYxj_2eg8LNbJwyZ10dZ4_dlE2WcKNrSqnwxzImB9sUhjNAyjkQfZiRdQ_8wxPSulxj-GHI3-xG3bCRS-xnvBr6xdmLCgPDF61BUMwASP0R15M6


Bạn đã học tiếng Anh phản khoa học như thế nào?

Vì có thói quen dùng ngữ pháp nên khi nghe nói tiếng Anh, người Việt chỉ quan tâm sửa lỗi ngữ pháp và dịch.

Đó chính là điều bạn cần thay đổi càng sớm càng tốt

4. Phiên âm tiếng Anh bằng tiếng Việt
Thực chất các âm giữa 2 ngôn ngữ của chúng ta không giống nhau. Người Việt sẽ rất khó nghe 1 số âm của người Anh, và ngược lại. Nhưng điều phản khoa học chính là chúng ta luôn nghe gần gần giống và gán cho từ đó một phiên âm y như tiếng Việt.

Chính vì cách phát âm như vậy, bạn sẽ không thể hiểu ra vấn đề của mình nằm ở đâu. Vấn đề là bạn đang sai rồi, hoàn toàn sai. Âm đó không phải là như vậy, và hãy nghe lại cùng với học bảng phiên âm IPA ngay lập tức!



Kết lại, những cách học phản khoa học thế này sẽ nhấn chìm bạn, không bao giờ cho bạn cơ hội thành công! Nếu đã hiểu được mình đang khổ sở lội ngược dòng như thế nào, thì hãy thay đổi ngay đi nhé! Chúc các bạn thành công!
 
×
Quay lại
Top Bottom