- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tối lang thang trên mạng, tôi đọc được câu chuyện cảm động từ một trang web nước ngoài.
Một chàng trai có thành tích học tập xuất sắc nộp đơn xin việc vào vị trí quản lí tại một công ty lớn. Sau khi vượt qua cuộc phỏng vấn đầu tiên, anh được giám đốc công ty phỏng vấn để đưa ra quyết định sau cùng. Vị giám đốc thật sự ấn tượng với thành tích học tập xuất sắc của anh. Từ phổ thông đến bậc đại học, không năm nào anh không đạt điểm tốt.
“Cậu có lấy được bất cứ học bổng nào ở trường không?”, vị giám đốc hỏi.
“Không”, chàng trai trả lời.
“Thế có phải cha cậu trả tiền học phí cho cậu không?”, giám đốc hỏi tiếp
”Cha tôi đã qua đời từ lúc tôi được một tuổi, vì vậy, toàn bộ học phí đều do mẹ tôi chi trả”.
Mẹ cậu làm ở đâu?”
“Bà là thợ giặt ủi!”
Vị giám đốc yêu cầu chàng trai chìa đôi tay của anh ta ra. Đó là đôi bàn tay mịn màng đến mức hoàn hảo.
"Bạn cậu có bao giờ giúp mẹ giặt quần áo chưa?"
"Không bao giờ, mẹ tôi luôn muốn tôi dành thời gian để học và đọc sách. Hơn nữa, mẹ tôi cũng giặt quần áo nhanh hơn tôi.
"Tôi có một yêu cầu. Ngay hôm nay, khi trở quay về nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ cậu, sau đó hãy quay lại gặp tôi vào ngày mai.”
Chàng trai cảm thấy cơ hội mình được nhận rất cao. Thế nên khi trở về nhà, ông đã vui vẻ đề nghị mẹ cho mình lau tay. Mẹ cậu cảm thấy rất kỳ lạ, cảm xúc hạnh phúc pha lẫn ngạc nhiên nhưng rồi cũng chìa tay ra.
Chàng trai lau đôi tay của mẹ một cách từ từ. Nước mắt của anh bắt đầu rơi. Đây là lần đầu tiên, anh nhận ra bàn tay mẹ mình chai sần và có nhiều vết bầm tím. Một số vết bầm làm mẹ anh thoáng rùng mình khi chúng tiếp xúc với nước. Đôi bàn tay ấy đã giặt không biết bao nhiêu bộ quần áo mỗi ngày để anh có đủ tiền trả học phí. Những vết bầm trên tay của người mẹ cũng chính là cái giá mà mẹ anh đã trả cho những thành tích học tập xuất sắc và cả tương lai của anh.
Sau khi lau sạch tay mẹ, chàng trai lặng lẽ giặt hết những bộ quần áo còn lại mà mẹ anh đã nhận giặt.
Đêm đó, hai mẹ con họ đã trò chuyện cùng nhau rất lâu.
Sáng hôm sau, chàng trai đi đến đến văn phòng của vị giám đốc.
Nhận thấy những nước mắt còn đọng lại trên mắt của chàng trai, vị giám đốc hỏi: "Cậu có thể cho tôi biết cậu đã làm và học được gì trong ngày hôm qua ngay tại nhà mình?
"Tôi lau sạch tay mẹ và giặt hết các bộ quần áo còn lại!”
“Hãy cho tôi biết cảm xúc của cậu?”
Thứ nhất, tôi hiểu thế nào là sự biết ơn. Nếu không có mẹ, tôi sẽ không thành công như hôm nay. Thứ hai, bằng cách giúp đỡ mẹ, tôi nhận ra những khó khăn và làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó. Thứ ba, tôi đánh giá cao tầm quan trọng và giá trị của gia đình.
"Đây là những gì tôi đang tìm kiếm cho vị trí quản lí. Tôi muốn tuyển dụng một người biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác, một người biết sự đau khổ của người khác khi làm việc, và một người sẽ không xem tiền là mục tiêu duy nhất của mình trong cuộc sống. Cậu chính thức được tuyển dụng”.
Về sau, chàng trai làm việc rất chăm chỉ và nhận được sự tôn trọng của cấp dưới. Nhóm của anh làm việc rất hiệu quả. Hoạt động của công ty cũng được cải thiện rất nhiều.
(Theo Olaalaa)
Bài học rút ra là: Nếu được yêu thương theo kiểu cưng chiều, bao bọc thì rất khó để teen tụi mình thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của cha mẹ. Các nhà tâm lí cũng cho rằng, một đứa trẻ nếu được lớn lên theo cách đó thường sẽ có xu hướng đặt mình lên trên hết. Đứa trẻ ấy sẽ không bao giờ biết những khó khăn của người khác và tất nhiên, chẳng bao giờ nhận lỗi về mình.
Những người như thế có thể thành công trong một thời gian nhưng không bao giờ đạt được những thành tựu lớn lao và cảm thấy vui vẻ. Anh ta sẽ luôn càu nhàu, chìm đắm trong áp lực và lúc nào cũng có vẻ “sắp đánh nhau to”. Nếu bạn không muốn được yêu thương theo cách đó, hãy thử một lần “nhập vai” chàng trai trong câu chuyện này. Rửa chén, quét nhà, thậm chí là cắt móng tay cho cha mẹ của mình…Tin rằng, khi ấy, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thật sự của yêu thương
Một chàng trai có thành tích học tập xuất sắc nộp đơn xin việc vào vị trí quản lí tại một công ty lớn. Sau khi vượt qua cuộc phỏng vấn đầu tiên, anh được giám đốc công ty phỏng vấn để đưa ra quyết định sau cùng. Vị giám đốc thật sự ấn tượng với thành tích học tập xuất sắc của anh. Từ phổ thông đến bậc đại học, không năm nào anh không đạt điểm tốt.
“Cậu có lấy được bất cứ học bổng nào ở trường không?”, vị giám đốc hỏi.
“Không”, chàng trai trả lời.
“Thế có phải cha cậu trả tiền học phí cho cậu không?”, giám đốc hỏi tiếp
”Cha tôi đã qua đời từ lúc tôi được một tuổi, vì vậy, toàn bộ học phí đều do mẹ tôi chi trả”.
Mẹ cậu làm ở đâu?”
“Bà là thợ giặt ủi!”
Vị giám đốc yêu cầu chàng trai chìa đôi tay của anh ta ra. Đó là đôi bàn tay mịn màng đến mức hoàn hảo.
"Bạn cậu có bao giờ giúp mẹ giặt quần áo chưa?"
"Không bao giờ, mẹ tôi luôn muốn tôi dành thời gian để học và đọc sách. Hơn nữa, mẹ tôi cũng giặt quần áo nhanh hơn tôi.
"Tôi có một yêu cầu. Ngay hôm nay, khi trở quay về nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ cậu, sau đó hãy quay lại gặp tôi vào ngày mai.”
Chàng trai cảm thấy cơ hội mình được nhận rất cao. Thế nên khi trở về nhà, ông đã vui vẻ đề nghị mẹ cho mình lau tay. Mẹ cậu cảm thấy rất kỳ lạ, cảm xúc hạnh phúc pha lẫn ngạc nhiên nhưng rồi cũng chìa tay ra.
Chàng trai lau đôi tay của mẹ một cách từ từ. Nước mắt của anh bắt đầu rơi. Đây là lần đầu tiên, anh nhận ra bàn tay mẹ mình chai sần và có nhiều vết bầm tím. Một số vết bầm làm mẹ anh thoáng rùng mình khi chúng tiếp xúc với nước. Đôi bàn tay ấy đã giặt không biết bao nhiêu bộ quần áo mỗi ngày để anh có đủ tiền trả học phí. Những vết bầm trên tay của người mẹ cũng chính là cái giá mà mẹ anh đã trả cho những thành tích học tập xuất sắc và cả tương lai của anh.
Sau khi lau sạch tay mẹ, chàng trai lặng lẽ giặt hết những bộ quần áo còn lại mà mẹ anh đã nhận giặt.
Đêm đó, hai mẹ con họ đã trò chuyện cùng nhau rất lâu.
Sáng hôm sau, chàng trai đi đến đến văn phòng của vị giám đốc.
Nhận thấy những nước mắt còn đọng lại trên mắt của chàng trai, vị giám đốc hỏi: "Cậu có thể cho tôi biết cậu đã làm và học được gì trong ngày hôm qua ngay tại nhà mình?
"Tôi lau sạch tay mẹ và giặt hết các bộ quần áo còn lại!”
“Hãy cho tôi biết cảm xúc của cậu?”
Thứ nhất, tôi hiểu thế nào là sự biết ơn. Nếu không có mẹ, tôi sẽ không thành công như hôm nay. Thứ hai, bằng cách giúp đỡ mẹ, tôi nhận ra những khó khăn và làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó. Thứ ba, tôi đánh giá cao tầm quan trọng và giá trị của gia đình.
"Đây là những gì tôi đang tìm kiếm cho vị trí quản lí. Tôi muốn tuyển dụng một người biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác, một người biết sự đau khổ của người khác khi làm việc, và một người sẽ không xem tiền là mục tiêu duy nhất của mình trong cuộc sống. Cậu chính thức được tuyển dụng”.
Về sau, chàng trai làm việc rất chăm chỉ và nhận được sự tôn trọng của cấp dưới. Nhóm của anh làm việc rất hiệu quả. Hoạt động của công ty cũng được cải thiện rất nhiều.
(Theo Olaalaa)
Bài học rút ra là: Nếu được yêu thương theo kiểu cưng chiều, bao bọc thì rất khó để teen tụi mình thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của cha mẹ. Các nhà tâm lí cũng cho rằng, một đứa trẻ nếu được lớn lên theo cách đó thường sẽ có xu hướng đặt mình lên trên hết. Đứa trẻ ấy sẽ không bao giờ biết những khó khăn của người khác và tất nhiên, chẳng bao giờ nhận lỗi về mình.
Những người như thế có thể thành công trong một thời gian nhưng không bao giờ đạt được những thành tựu lớn lao và cảm thấy vui vẻ. Anh ta sẽ luôn càu nhàu, chìm đắm trong áp lực và lúc nào cũng có vẻ “sắp đánh nhau to”. Nếu bạn không muốn được yêu thương theo cách đó, hãy thử một lần “nhập vai” chàng trai trong câu chuyện này. Rửa chén, quét nhà, thậm chí là cắt móng tay cho cha mẹ của mình…Tin rằng, khi ấy, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thật sự của yêu thương
Theo Mực Tím